Tính thuế TNCN của tiền ăn

Câu hỏi: Tiền ăn có tính thuế TNCN hay không?

Trả lời: Theo Điều 1, Thông tư 62/2009/TT-BTC

Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

=> Như vậy là tiền ăn giữa ca sẽ không phải chịu thuế TNCN, NHƯNG với điều kiện sau:

– TT 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008:
Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.

– TT 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24-04-2009 quy định mức lương tối thiểu chung – mức tiền ăn giữa ca:
Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định tại mục I Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước không vượt quá 550.000 đồng/tháng.

*** Như vậy, nếu tiền cơm giữa ca của nhân viên công ty là 550.000VNĐ/ tháng thì không phải chịu thuế thu nhập. Còn nếu số tiền cơm giữa ca cao hơn thì nhân viên đó sẽ phải chịu thuế thu nhập phần chênh lệch.