Giám đốc nhân sự quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Bill Gates cho rằng: Một công ty muốn phát triển nhanh thì phải làm tốt việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài vượt trội. Thực tế, người lãnh đạo không thể “một tay ôm cả bầu trời”, họ không có đủ thời gian cũng như trực tiếp làm mọi việc mà cần đến rất nhiều những bộ phận giúp việc khác. Mọi áp lực tìm người và giữ người được đặt lên vai của người giám đốc nhân sự. Vậy ở doanh nghiệp, công việc chính và vai trò giám đốc nhân sự quan trọng như thế nào?

Giám đốc nhân sự được xem là một cố vấn chiến lược, nhà quản lý tài sản nhân lực của một tổ chức. Là người chịu trách nhiệm việc thiết kế và triển khai kế toán nhân sự tổng thể của công ty, dự đoán trước được những xu hướng phát triển của nguồn lao động tại nhiều thời điểm khác nhau, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển, các chính sách đãi ngộ, quy chế kèm theo cho nhân viên, từ đó xây dựng nên một tổ chức lực lượng lao động trẻ, năng lực và chất lượng nhất.

Mô tả công việc giám đốc nhân sự

  • Đưa ra kế hoạch/chiến lược nhân sự tổng thể theo hướng ngắn hạn và dài hạn, trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty
  • Tham mưu, đề xuất cho Tổng giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động,…
  • Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trực thuộc bộ phận nhân sự của doanh nghiệp
  • Hiểu rõ ngành nghề của doanh nghiệp, đưa ra đề xuất tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm nhân sự / phòng ban mới phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp theo định kỳ tháng/quý/năm.
  • Tìm ra những kẽ hở trong vấn đề nhân sự của doanh nghiệp (thiếu nhân sự, thiếu năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc, …). Chịu trách nhiệm giải quyết sự việc, thõa mãn những khúc mắc của  nhân viên.
  • Phân tích, sắp xếp, đánh giá tình hình dựa vào những số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự như: KPIS, tỷ lệ nghỉ việc, các chỉ tiêu… trong chính sách nhân sự có sự đồng bộ và phát triển cùng với kế hoạch doanh nghiệp không.
  • Thực hiện các nhiệm vụ về nhân sự khác mà ban quản trị ủy nhiệm

Vai trò quan trọng thế nào với nhân viên?

Có thể nói giám đốc nhân sự không chỉ là một nhà quản lý mà còn là một nhà tâm lý, cầu nối truyền tải hai chiều mọi thông điệp giữa ban lãnh đạo và nhân viên.

Trong quá trình làm việc nhiều lúc nhân viên rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng, muốn rời bỏ công ty. Thân là một giám đốc nhân sự nên lắng nghe, chia sẻ, giải đáp các khúc mắc cũng như động viên, giữ chấn nhân sự trong những trường hợp cần thiết.

Lắng nghe tình hình nhân sự trực tiếp hoặc thông qua các nhân viên trong phòng nhân sự để kịp thời có thể điều chỉnh, cập nhật chính sách quản lý và phát triển nhân sự công ty. Tạo động lực cho nhân viên phát triển năng lực cùng phấn  đấu với doanh nghiệp, ngày càng làm việc hiệu quả hơn.

Không dừng lại ở đó, giám đốc nhân sự còn là người truyền đạt thông tin, nội dung, quy định được ban hành từ phía ban lãnh đạo xuống nhân viên, chính thống, dễ hiểu, đảm bảo được tính minh bạch nhất. Có ý nghĩa rất lớn đối với sự xây dựng, vận hành và phát triển về văn hóa doanh nghiệp cũng như nền kinh tế, vị thế trên thị trường.

Những kỹ năng cần thiết

Tiêu chuẩn công việc của Giám đốc nhân sự bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

  • Nắm vững bộ luật Lao động, luật Thuế TNCN, luật BHYT, BHXH, có kiến thức và kỹ năng quản trị nhân lực.
  • Tốt nghiệp các ngành liên quan tới Nhân lực, Quản trị và các ngành liên quan khác.
  • Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nhân sự với các vị trí tương đương như giám đốc nhân sự, trưởng phòng tuyển dụng, trưởng phòng đào tạo và phát triển, trưởng phòng chế độ – chính sách
  • Có kinh nghiệ trong lên kế hoạch và triển khai các chiến lược nhân sự dài hạn – ngắn hạn đã đề ra.
  • Có khả năng lãnh đạo, thuyết trình, dẫn dắt đội nhóm
  • Kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề nội bộ, khả năng làm việc 1-1 tốt.
  • Nhạy bén trong nắm bắt xu thế kinh doanh để tuyển dụng, bổ nhiệm các nhân sự mới, phù hợp với điểm khuyết thiếu của doanh nghiệp. Thấu hiểu và duy trì văn hóa doanh nghiệp

>>> Một số phần mềm Giám đốc nhân sự cần trang bị hiện nay