Danh mục: Xã hội, cộng đồng

  • Phải trả sổ BHXH khi NLĐ nghỉ việc

    Phải trả sổ BHXH khi NLĐ nghỉ việc

    Đề nghị ông liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục cấp, chốt sổ BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho ông.

    Trả sổ bhxh

    Phạm Hoài Bảo Nam (tỉnh Bến Tre) hỏi: “Trước đây tôi đi làm có đóng BHXH tại một công ty rồi nghỉ việc ngừng đóng BHXH nhưng khi nghỉ việc, tôi chưa được trả sổ BHXH. Bây giờ tôi muốn lấy sổ BHXH thì làm thế nào?”.

    Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam trả lời: Tại khoản 2, điều 18 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định quyền của NLĐ là được cấp và quản lý sổ BHXH. Khoản 5, điều 21 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

    Đề nghị ông liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục cấp, chốt sổ BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho ông.

    Trong trường hợp công ty cố tình không trả, ông có thể làm đơn thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho ông. Nếu không được, ông có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho ông theo quy định.

    >>> Xem thêm: 3 trường hợp được cấp lại sổ BHXH

    (Nguồn. Báo người lao động)
  • Dịch virut corona đến mức độ nào người lao động được nghỉ việc?

    Dịch virut corona đến mức độ nào người lao động được nghỉ việc?

    Trong trường hợp dịch Virut Corona có diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân tử vong cao, Bộ Y tế công bố tình trạng y tế khẩn cấp về dịch bệnh thì người lao động có thể được nghỉ việc không?

    Hiện nay, dịch bệnh do virus corona chủng mới (nCoV) gây ra đang có diễn biến hết sức phức tạp gây hoang mang, lo lắng đại đa số người dân. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị cho học sinh, sinh viên nghỉ học.

    Vậy còn người lao động có được nghỉ hay không và nếu được nghỉ thì chế độ như thế nào? Câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi về cho chúng tôi trong những ngày qua.

    Theo Luật sư Quách Thành Lực (Công ty Luật LSX),người lao động có quyền ngừng việc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm.

    Theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2012 có quy định về chế độ tiền lương ngừng việc do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh nguy hiểm như sau: “Nếu vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Theo đó, nếu được nghỉ việc do dịch bệnh người lao động vẫn có thể được nhận tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại nơi người lao động làm việc.

    Hai là, người lao động từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng sức khỏe.

    Theo khoản 2 điều 140 quy định về Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp: “Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

    Trên đây là hai căn cứ chính để người lao động thông báo với người sử dụng lao động để có thể nghỉ làm mà vẫn được hưởng lương, không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động..

    Xin cảm ơn Luật gia!

    (Nguồn. Báo Dân Trí)

  • Năm 2020: Những ngày không làm việc vẫn hưởng nguyên lương

    Năm 2020: Những ngày không làm việc vẫn hưởng nguyên lương

    Hầu hết người lao động (NLĐ) chỉ biết ngày lễ, Tết, ngày nghỉ phép năm được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, theo quy định, vẫn còn nhiều trường hợp khác NLĐ cũng được hưởng đặc quyền này.

    Cụ thể các trường hợp NLĐ không làm việc vẫn hưởng nguyên lương 2020 như sau:

    1. Nghỉ giữa giờ: NLĐ làm việc liên tục được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc (điều 108 Bộ Luật Lao động 2012).

    2. Nghỉ hàng tuần, mỗi tuần: NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (1 ngày). Trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày/tháng (khoản 1, điều 110 Bộ Luật Lao động 2012).

    3. Nghỉ hàng năm: Người có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được nghỉ hàng năm: 12 ngày làm việc với người làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên hoặc người khuyết tật; 16 ngày làm việc với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt. Người có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc (điều 111 Bộ Luật Lao động 2012).

    4. Tết Dương lịch: Nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch), theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.

    5. Tết Âm lịch: Nghỉ 5 ngày (thời gian nghỉ Tết âm lịch do doanh nghiệp lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch), theo điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

    6. Ngày Chiến thắng: Nghỉ 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch), theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.

    7. Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch), theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.

    8. Ngày Quốc khánh: Nghỉ 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch), theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.

    9. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: Nghỉ 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch), theo khoản 1, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012.

    10. Tết cổ truyền của người nước ngoài: Lao động là công dân nước ngoài được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước mình (khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).

    11. Ngày Quốc khánh của người nước ngoài: Lao động là công dân nước ngoài được nghỉ thêm 1 ngày Quốc khánh của nước mình (khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).

    12. Kết hôn: Nghỉ 3 ngày (khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).

    13. Con kết hôn: Nghỉ 1 ngày (khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).

    14. Bố/mẹ đẻ chết; Bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; Con chết: Nghỉ 3 ngày (khoản 1, điều 116 Bộ Luật Lao động 2012).

    15. Ngừng việc: Trường hợp phải ngừng việc do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương (khoản 1, điều 98 Bộ Luật Lao động 2012).

    16. Tạm đình chỉ công việc: NSDLĐ tạm đình chỉ công việc của NLĐ để xác minh vụ việc không quá 15 ngày; trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày. Hết thời hạn này, NLĐ không bị xử lý kỷ luật thì được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ (điều 129 Bộ Luật Lao động 2012).

    17. Nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động: NLĐ có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình (khoản 2, điều 140 Bộ Luật Lao động 2012).

    18. Bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: NSDLĐ có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động (khoản 3, điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

    19. Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật: Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày NLĐ không được làm việc (khoản 1, điều 42 Bộ Luật Lao động 2012).

    20. Lao động nữ làm việc nặng nhọc mang thai từ tháng thứ 7: Giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày (khoản 2, điều 115 Bộ Luật Lao động 2012).

    21. Lao động nữ trong thời gian hành kinh: Được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ (khoản 5, điều 155 Bộ Luật Lao động 2012).

    22. Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi: Được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo HĐLĐ (khoản 5, điều 155 Bộ Luật Lao động 2012).

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Nhiễm virus corona sẽ được BHYT chi trả những khoản nào?

    Nhiễm virus corona sẽ được BHYT chi trả những khoản nào?

    BHXH Việt Nam sẽ miễn phí điều trị cho bệnh nhân dương tính virus corona.

    BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT khi nghi ngờ nhiễm virus corona. Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, hạn chế thấp nhất mức tử vong do virus corona gây ra.

    Theo đó, BHXH Việt Nam sẽ miễn phí điều trị cho bệnh nhân dương tính virus corona. Ngoài ra, BHXH cũng sẽ thanh toán chi phí điều trị với trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Corona. BHXH các tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khi nghi ngờ nhiễm virus Corona. Việc giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cũng sẽ được thực hiện theo đúng quy định.

    BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các tỉnh thực hiện ngay việc tạm ứng kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh BHYT trên cơ sở nguồn kinh phí khám chữa bệnh BHYT của quý 1-2020 đã được BHXH Việt Nam cấp đầy đủ, đặc biệt là BHXH các tỉnh có người bệnh được phát hiện nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus corona như: TP Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Khánh Hòa…

    Cũng theo yêu cầu của BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để có hướng chỉ đạo, giải quyết.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Gộp thời gian và hoàn trả tiền nếu có 2 sổ BHXH trùng nhau

    Gộp thời gian và hoàn trả tiền nếu có 2 sổ BHXH trùng nhau

    Nếu người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.

    Năm 2014, ông Bùi Phương làm việc và đóng BHXH tại 1 công ty ở quận Tây Hồ, TP. Hà Nội bằng số CMND cũ, khi nghỉ việc công ty không trả sổ BHXH cho ông. Hiện ông đang đóng BHXH theo sổ BHXH mới và số căn cước công dân mới.

    Ông Phương hỏi, ông muốn làm lại sổ BHXH năm 2014 để gộp với sổ BHXH hiện tại có được không?

    Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trả lời như sau:

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH: Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.

    Như vậy, về nguyên tắc, mỗi người lao động chỉ có duy nhất 1 sổ BHXH.

    Do đó, người tham gia BHXH có từ 2 sổ trở lêbhxh n cần làm thủ tục gộp sổ để cơ quan BHXH thuận tiện trong việc quản lý, ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.

    Khi doanh nghiệp không trả sổ BHXH cho người lao động: Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

    Mặt khác căn cứ Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    Căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp ông đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật mà công ty không trả sổ BHXH cho ông là trái với quy định của pháp luật.

    Điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau: Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

    Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

    Với trường hợp của ông thì cần liên hệ với công ty A yêu cầu công ty trả sổ BHXH cho ông theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp công ty A không trả sổ BHXH, ông có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu công ty giải quyết. Nếu công ty vẫn không giải quyết thì đề nghị ông gửi đơn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được can thiệp giải quyết.

    Ngoài ra, căn cứ Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của tòa án thì trong trường hợp này, ông cũng có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận, huyện công ty A đặt trụ sở để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Sổ BHXH
    Thủ tục gộp sổ BHXH

    Thủ tục gộp sổ BHXH, Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH như sau:

    – Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);

    – Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);

    – Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);

    – Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

    Địa điểm nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã nơi người lao động tham gia đóng BHXH.

    Trình tự thực hiện

    Bước 1:Người lao động nộp hồ sơ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm.

    Bước 2:Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; Trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày (có văn bản thông báo cho người lao động biết) thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.

    Theo điểm e Khoản 3 Điều 43 Quyết định số 595/QĐ-BHXH: Nếu người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên mà có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.

    (Nguồn. Báo Chính Phủ)

  • Lương tối thiểu vùng tăng – Người lao động được lợi thế nào?

    Lương tối thiểu vùng tăng – Người lao động được lợi thế nào?

    Năm mới 2020 đã bước sang được ít ngày nhưng những tác động tích cực từ việc tăng lương tối thiểu vùng vẫn là điều được nhiều lao động quan tâm.

    1. Tăng mức tiền lương tháng

    Việc tăng lương sẽ áp dụng với 02 nhóm đối tượng:

    – Người làm công việc đơn giản nhất;

    – Người làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

    Cụ thể, khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

    Mức lương tháng trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường phải bảo đảm:

    – Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

    – Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

    Xem chi tiết tại bảng dưới đây:

    Đơn vị tính: đồng/tháng

    Vùng

    Lương tối thiểu vùng

    Lương của người làm công việc đơn giản nhất

    Lương của người đã qua đào tạo nghề

    Vùng I

    4.420.000

    4.420.000

    (tăng 240.000 đồng/tháng)

    4.729.400

    (tăng 256.800 đồng/tháng)

    Vùng II

    3.920.000

    3.920.000

    (tăng 210.000 đồng/tháng)

    4.194.400

    (tăng 224.700 đồng/tháng)

    Vùng III

    3.430.000

    3.430.000

    (tăng 180.000 đồng/tháng)

    3.670.100

    (tăng 192.600 đồng/tháng)

    Vùng IV

    3.070.000

    3.070.000

    (tăng 150.000 đồng/tháng)

    3.284.900

    (tăng 160.500 đồng/tháng)

    2. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

    Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định này nêu rõ:

    – Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    – Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo nghề, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    – Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    Do đó, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng.

    3. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế

    Tại Quyết định 595, khoản 1 Điều 18 quy định:

    – Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

    Với quy định này, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng tương ứng với mức tăng của mức lương tháng đóng BHXH như đã đề cập.

    4. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định 595:

    – Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

    – Trường hợp mức lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

    – Tương tự như mức đóng BHYT, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tăng.

    Lương tối thiểu vùng tăng - Người lao động được lợi thế nào?

    5. Tăng tiền lương ngừng việc

    Liên quan đến tiền lương ngừng việc, Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 có nêu:

    – Trong trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    – Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm… thì tiền lương ngừng việc cũng do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Và như vậy, nếu phải ngừng việc vì một trong những lý do nêu trên thì tiền lương ngừng việc năm 2020 sẽ cao hơn năm 2019:

    – Mức 4,42 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng I (cao hơn năm 2019 là 240.000 đồng);

    – Mức 3,92 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng II (cao hơn năm 2019 là 210.000 đồng);

    – Mức 3,43 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng III (cao hơn năm 2019 là 180.000 đồng);

    – Mức 3,07 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng IV (cao hơn năm 2019 là 150.000 đồng).

    6. Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thường

    Theo Điều 130 Bộ luật Lao động 2012:

    – Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương.

    Điều này đồng nghĩa với việc, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.

    Để dễ hiểu, có thể xem ví dụ sau:

    A làm việc tại Công ty X thuộc vùng I.

    Nếu năm 2019, A gây thiệt hại nặng nhất với giá trị 41,8 triệu đồng (10 tháng lương tối thiểu vùng) đã phải bồi thường.

    Thì năm 2020, A gây thiệt hại lên tới 44,2 triệu đồng (10 tháng lương tối thiểu vùng) mới phải bồi thường.

    Qua những phân tích nêu trên có thể thấy, người lao động được lợi khá nhiều từ việc tăng lương tối thiểu vùng.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Các trường hợp không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020

    Các trường hợp không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020

    3 tháng đầu năm là khoảng thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp, cá nhân không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

    Lưu ý: Những trường hợp không quyết toán dưới đây là quy định áp dụng cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

    Khi nào cá nhân không phải quyết toán thuế?

    Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau đây:

    – Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong năm mà cá nhân đó không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào các kỳ sau.

    – Cá nhân có thu nhập vãng lai bình quân trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được đơn vị chi trả khấu trừ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

    – Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

    Trường hợp doanh nghiệp không phải quyết toán thuế TNCN

    Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC (sửa đổi tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC) quy định:

    • a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
    • Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động”.

    Theo đó, các tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phải quyết toán thuế thu nhập trong những trường hợp sau:

    – Doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập, tức là trong năm doanh nghiệp không phát sinh trả tiền lương cho cá nhân làm việc trong doanh nghiệp.

    – Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động không phải quyết toán nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

    + Có phát sinh trả thu nhập.

    + Nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

    Kết luận:Chỉ trong những trường hợp trên đây thì doanh nghiệp, cá nhân người lao động mới không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập nhận được trong năm 2019; tất cả các trường hợp còn lại phải quyết toán chậm nhất là ngày 30/3/2020.

    >>> Tham khảo: Phần mềm kê khai quyết toán thuế TNCN

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Bạn đọc hỏi: Công ty tôi đang tính toán thay đổi mức lương tối thiểu vùng từ năm 2020. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi như thế nào?

    Về vấn đề này, theo BHXH Việt Nam, căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019. Với quy định này, mức đóng BHXH tổi thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng có sự thay đổi.

    Cụ thể, mức thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như sau:

    Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Đây là thông tin người lao động cần quan tâm để nếu đang làm việc ở vùng nào mà có mức đóng BHXH bắt buộc dưới mức tương ứng nêu trên thì cần đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức đóng đúng theo quy định.

    Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

    Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới…

    Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định: mức lương tối thiểu vùng quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

    Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

    Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

    (Nguồn. Báo tin tức)

  • Năm 2021, nhiều doanh nghiệp phải sửa nội quy lao động

    Năm 2021, nhiều doanh nghiệp phải sửa nội quy lao động

    Một trong những quy định mới của Bộ luật Lao động 2019 ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là bổ sung một số nội dung cho nội quy lao động.

    Năm 2021, nhiều doanh nghiệp phải sửa nội quy lao động

    Khoản 2 Điều 118 Bộ luật này quy định nội quy lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

    – Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    – Trật tự tại nơi làm việc;

    – An toàn, vệ sinh lao động;

    – Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (nội dung mới);

    – Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

    – Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động (nội dung mới);

    – Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

    – Trách nhiệm vật chất (nội dung mới);

    – Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (nội dung mới).

    So với hiện nay, nội quy lao động theo Bộ luật mới đã thêm 04 nội dung được đánh giá là thiết thực nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động cũng như đảm bảo sự khách quan, công bằng cho các bên trong quan hệ lao động.

    Do đó, nếu nội quy lao động hiện nay chưa có những nội dung nêu trên thì khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức áp dụng, doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.

    Bộ luật Lao động 2019 được thông qua ngày 20/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020

    Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020

    Theo pháp luật hiện hành, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình được xác định dựa trên mức lương cơ sở. Vậy năm 2020, mức đóng này sẽ thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng?

    Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:

    • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
    • Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
    • Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
    • Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
    • -Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020

    Đồng thời, Nghị quyết 86/2019/QH14 nêu rõ:

    Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2020.

    Do đó, có thể xác định mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2020 như sau:

    Mức đóng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2020

    Thành viên hộ gia đình

    Mức đóng

    Người thứ 1

    67.050 đồng/tháng

    Người thứ 2

    46.935 đồng/tháng

    Người thứ 3

    40.230 đồng/tháng

    Người thứ 4

    33.525 đồng/tháng

    Từ người thứ 5 trở đi

    26.820 đồng/tháng

    Mức đóng từ ngày 01/7/2020 đến ngày 31/12/2020

    Thành viên hộ gia đình

    Mức đóng

    Mức tăng

    Người thứ 1

    72.000 đồng/tháng

    4.950 đồng/tháng

    Người thứ 2

    50.400 đồng/tháng

    3.465 đồng/tháng

    Người thứ 3

    43.200 đồng/tháng

    2.970 đồng/tháng

    Người thứ 4

    36.000 đồng/tháng

    2.475 đồng/tháng

    Từ người thứ 5 trở đi

    28.800 đồng/tháng

    1.980 đồng/tháng

    Ngoài bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, việc tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 cũng tác động khá nhiều tới mức đóng của những đối tượng khác, đặc biệt là nhóm đóng trực tiếp trên mức lương cơ sở và nhóm đóng theo mức lương tháng đóng BHXH.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Năm 2020, lương sinh viên mới ra trường thấp nhất là bao nhiêu?

    Năm 2020, lương sinh viên mới ra trường thấp nhất là bao nhiêu?

    Từ ngày 1.1.2020 áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng trung bình 5,5% so với năm 2019.

    Năm 2020, lương sinh viên mới ra trường thấp nhất là bao nhiêu?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2012, nguyên tắc trả lương cho người lao động mà mọi người sử dụng cần phải đảm bảo là:

    “Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.

    Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1.1.2020 áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng trung bình 5,5% so với năm 2019.

    Riêng với người đã qua học nghề, đào tạo nghề (người có bằng đại học; người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) thì mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7%.

    Như vậy, mức lương của những sinh viên mới ra trường (đã có bằng đại học; cao đẳng, trung cấp) năm 2020 làm việc tại các doanh nghiệp theo hợp đồng lao động phải thấp nhất bằng:

    • 4.729.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng I (tăng 256.800 đồng/tháng so với năm 2019)
    • 4.194.400 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng II (tăng 224.700 đồng/tháng so với năm 2019)
    • 3.670.100 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng III (tăng 192.600 đồng/tháng so với năm 2019)
    • 3.284.900 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng IV (tăng 160.500 đồng/tháng so với năm 2019).

    Các quận, huyện của thành phố Hà Nội (trừ các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức) đều thuộc vùng I. Các quận, huyện của thành phố Hải Phòng (trừ huyện Bạch Long Vĩ), các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh (trừ huyện Cần Giờ) đều thuộc vùng I.

    >>> Năm 2020, tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học, cao đẳng

    (Nguồn. Báo lao động)

  • Niên giám lao động 2020: Hạn nộp bảo hiểm, báo cáo về lao động 2020

    Niên giám lao động 2020: Hạn nộp bảo hiểm, báo cáo về lao động 2020

    Để không bị xử phạt, doanh nghiệp phải nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cũng như các báo cáo khác về lao động đầy đủ và đúng hạn. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi cung cấp tới tất cả các doanh nghiệp Niên giám lao động 2020.

    Niên giám lao động 2020

    Niên giám lao động 2020: Hạn nộp bảo hiểm, báo cáo về lao động 2020

    Chi tiết hạn nộp bảo hiểm, báo cáo về lao động 2020

    Tháng

    Thời gian

    Công việc

    Căn cứ

    1

    Ngày 03/01

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 12/2019 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 05/01

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài quý IV/2019 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 3 Điều 5 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

    Ngày 10/01

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở năm 2019 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

    – Báo cáo y tế lao động năm 2019 gửi Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bộ, ngành

    Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT

    – Báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 gửi Sở LĐTBXH, Sở Y tế

    Khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH

    Ngày 15/01

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

    – Báo cáo tình hình hoạt động hóa chất năm 2019 gửi Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động hóa chất và Cục Hóa chất

    Khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2017/TT-BCT

    Ngày 20/01

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 01/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/01

    Trước ngày này:

    – Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    – Báo cáo quản lý chất thải nguy hại năm 2019 gửi Sở Tài nguyên Môi trường

    Khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT

    – Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm năm 2019 gửi Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, lĩnh vực

    Khoản 1 Điều 52 Luật Hóa chất năm 2007

    2

    Ngày 03/02

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 01/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/02

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 02/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 29/02

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 02/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    3

    Ngày 03/3

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 02/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/3

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 3/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/3

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 3/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    4

    Ngày 03/4

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 03/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 05/4

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài quý I/2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 3 Điều 5 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/4

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 4/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 30/4

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 4/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    5

    Ngày 03/5

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 04/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/5

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 5/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 25/5

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm 2020 gửi Phòng LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH

    Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/5

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 5/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    6

    Ngày 03/6

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 5/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 10/6

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập

    Khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 15/6

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm 6 tháng đầu năm 2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/6

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động 6 tháng đầu năm 2020 gửi UBND cấp tỉnh, Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

    Khoản 2 Điều 22 Nghị định 29/2019/NĐ-CP

    – Báo cáo số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc tại nước ngoài tại các địa phương 6 tháng đầu năm 2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở LĐTBXH

    Điểm c khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    – Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 6/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 30/6

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 6/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    7

    Ngày 03/7

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 6/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 05/7

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

    – Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2020 gửi Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bộ, ngành

    Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT

    – Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài quý II/2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 3 Điều 5 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/7

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 7/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/7

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 7/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    8

    Ngày 03/8

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 7/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/8

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 8/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/8

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 8/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    9

    Ngày 03/9

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 8/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/9

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 9/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 30/9

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 9/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    10

    Ngày 03/10

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 9/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 05/10

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài quý III/2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 3 Điều 5 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/10

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 10/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/10

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 10/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    11

    Ngày 03/11

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 10/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 20/11

    Trước ngày này:

    Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 11/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 25/11

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình thay đổi về lao động năm 2020 gửi Phòng LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH

    Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH

    Ngày 30/11

    Trước ngày này:

    Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 11/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    12

    Ngày 03/12

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị tháng 11/2020 gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 10/12

    Trước ngày này:

    Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam năm 2020 gửi về Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập

    Khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH

    Ngày 15/12

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm năm 2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH

    – Báo cáo kết quả hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2020 gửi Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động

    Khoản 2 Điều 44 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

    – Báo cáo kết quả hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 gửi Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH nơi có trụ sở chính

    Khoản 3 Điều 44 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

    – Báo cáo kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động năm 2020 gửi Bộ Y tế hoặc Sở Y tế

    Khoản 4 Điều 44 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

    Ngày 20/12

    Trước ngày này:

    – Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động năm 2020 gửi UBND cấp tỉnh, Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

    Khoản 2 Điều 22 Nghị định 29/2019/NĐ-CP

    – Báo cáo số lượng người lao động được tuyển chọn đi làm việc tại nước ngoài tại các địa phương năm 2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở LĐTBXH

    Điểm c khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    – Báo cáo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm b khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    – Lập danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng tháng 12/2020 gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước

    Điểm a khoản 1 Mục VI Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH

    Ngày 31/12

    Trước ngày này:

    – Trích đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 12/2020 gửi vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

    Điều 7, 16, 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    – Báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 gửi Sở LĐTBXH

    Khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

    – Báo cáo việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở năm 2020 gửi Sở Y tế

    Khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần?

    Cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần?

    Anh Trần Tuấn An (quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) hỏi: Trước đây, tôi có làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội tại một công ty được 5 năm. Tuy nhiên, hiện tôi đã nghỉ việc. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần không và cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?

    >>> Bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2019: Chi tiết cách tính và mức hưởng

    Cách tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần?

    Vấn đề anh hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay:

    Tại khoản 2, Điều 8, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, hoặc khoản 2, Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

    2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

    Tại khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng tính là 1 năm.

    Về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, Điều 109, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

    1. Sổ bảo hiểm xã hội.

    2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (Mẫu 14 – SHB).

    3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

    a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

    b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

    c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;

    4. Đối với người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì phải trích sao hồ sơ bệnh án;

    5. Đối với người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

    (Nguồn. Báo lao động thủ đô)

  • 2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng BHXH

    2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng BHXH

    Nội dung đáng chú ý này được đề cập tại Công văn 4733/BHXH-CSXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 18/12/2019 nhằm chấn chỉnh và hướng dẫn xử lý một số tồn tại trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội (BHXH).

    Có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng bhxh

    Theo Công văn này, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của:

    – Cơ sở khám chữa bệnh là pháp nhân mà không đăng ký mẫu dấu sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

    – Cơ sở khám chữa bệnh không phải là pháp nhân mà không đăng ký con dấu và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế.

    Đồng thời, mọi giấy tờ trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm do người lao động cũng như người sử dụng lao động cung cấp như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy khai sinh… đều được kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn.

    Ngoài ra, liên quan đến việc thu, chi BHXH, cơ quan BHXH sẽ thường xuyên kiểm tra những trường hợp tăng mức đóng BHXH bất thường đối với thời gian 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Với các trường hợp giảm mức đóng, giảm quá trình đóng mà thời gian này đã tính hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản thì sẽ thu hồi số tiền chênh lệch đã thanh toán…

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Hàng loạt quy định về BHYT hết hiệu lực trong năm 2019

    Hàng loạt quy định về BHYT hết hiệu lực trong năm 2019

    Tại Quyết định 5925/QĐ-BYT ngày 20/12/2019, Bộ Y tế đã công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, quy định về BHYT hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc phạm vi quản lý của Bộ tính đến 31/12/2019.

    Quy định về bhyt mới năm 2020

    STT

    Tên văn bản

    Lý do hết hiệu lực

    Thời điểm hết hiệu lực

    1

    Thông tư 11/2019/TT-BYT ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được Quỹ BHYT thanh toán

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành

    01/9/2019

    2

    Thông tư 40/2014/TT-BYT ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT

    01/01/2019

    3

    Thông tư 36/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2014/TT-BYT

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT

    01/01/2019

    4

    Thông tư 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp

    15/01/2019

    5

    Thông tư 44/2017/TT-BYT sửa đổi Thông tư 02/2017/TT-BYT

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp

    15/01/2019

    6

    Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp

    Bị bãi bỏ bởi Thông tư 39/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT trong một số trường hợp

    15/01/2019

    Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/12/2019.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Công chức, viên chức, NLĐ được nghỉ 14 ngày vào các dịp lễ, Tết trong năm 2020

    Công chức, viên chức, NLĐ được nghỉ 14 ngày vào các dịp lễ, Tết trong năm 2020

    Năm 2020, các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30-4 và 1-5, Quốc khánh 2-9 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 14 ngày, trong đó Tết Nguyên đán được nghỉ 7 ngày

    Tết Dương lịch 2020 rơi vào giữa tuần (thứ tư) nên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) sẽ nghỉ 1 ngày, không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay là nghỉ kèm ngày cuối tuần như những năm trước.

    Tết Nguyên đán: Cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ được nghỉ 7 ngày, từ thứ 5 ngày 23-1-2020 đến hết thứ 4 ngày 29-1-2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).

    Năm 2020 người lao động có 14 ngày nghỉ lễ

    Giỗ tổ Hùng Vương năm 2020 rơi vào ngày 2-4-2020 dương lịch. Do ngày lễ vào thứ 5 nên NLĐ không được nghỉ hoán đổi, không được nghỉ kèm cuối tuần. NLĐ được nghỉ duy nhất 1 ngày, thứ năm, 2-4-2020.

    Dịp lễ 30-4 và 1-5: Hai ngày lễ này rơi vào thứ 5 và thứ 6 nên người NLĐ có lịch nghỉ 2 ngày/tuần. Tiếp đó là thứ 7 và chủ nhật nên sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày, từ 30-4 đến hết 355 (từ thứ 5 đến hết chủ nhật).

    Quốc khánh: 2-9-2020 rơi vào thứ 4 nên NLĐ được nghỉ 1 ngày duy nhất.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%

    Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%

    Bà Nguyễn Thị Hoa (TP. Hải Phòng) năm nay 51 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được 24 năm. Bà Hoa hỏi, bà muốn đóng BHXH tự nguyện thêm từ nay cho đến khi bà nghỉ hưu để đủ 30 năm BHXH và hưởng lương hưu mức 75% thì bà phải đóng BHXH như thế nào?

    Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

    Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp bà Hoa không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì bà Hoa có thể tham gia BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng:
    – Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần, đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần, mức đóng bằng 22% mức thu nhập do bà Hoa lựa chọn làm căn cứ đóng (mức thu nhập hàng tháng do người tham gia lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở) với đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để cộng nối thời gian đã đóng trước đó (24 năm) cho từ đủ 30 năm để được hưởng lương hưu mức 75% theo quy định của pháp luật.
    Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%
    (Nguồn. Báo chính phủ)
  • Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2?

    Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2?

    Bạn đọc hoangvanhuy@gmail.com gửi thư về hỏi:

    “Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được hơn 3 năm. Đầu năm 2018, tôi sinh con và bị thất nghiệp nên đã hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1. Đầu năm 2019, tôi có tiếp tục đi làm và đóng bảo hiểm xã hội đến nay được 6 tháng. Tuy nhiên, tôi hết hạn hợp đồng lao động và tôi chuẩn bị thất nghiệp. Vậy, thời gian đóng tiếp 6 tháng bảo hiểm xã hội, tôi có tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?”

    Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2?

    Trả lời:

    Vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thông tin như sau: Điều 49 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc từ 12 tháng trở lên; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

    Trường hợp của bạn sau khi đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 1, bạn đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp được 6 tháng. Như vậy bạn chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 nêu trên) để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

    (Nguồn. Báo lao động thủ đô)

  • Người lao động có quyền từ chối nhận thưởng bằng sản phẩm?

    Người lao động có quyền từ chối nhận thưởng bằng sản phẩm?

    “Người lao động có quyền từ chối nếu doanh nghiệp trả thưởng bằng sản phẩm dịch vụ mà họ không thích hoặc giá trị sản phẩm dịch vụ không bảo đảm bằng đúng tiền thưởng của mình”, đó là khẳng định của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi.

    Thay vì chỉ thưởng Tết cho người lao động bằng tiền, bắt đầu từ ngày 1-1-2021, tại khoản 1, điều 104, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua quy định, chủ sử dụng lao động (SDLĐ) không chỉ trả tiền thưởng bằng tiền mặt mà có thể trả bằng hiện vật và các tài sản khác có giá trị như tiền. Như vậy, có nghĩa là chủ SDLĐ có thể quy đổi tiền tưởng bằng hiện vật trả cho người lao động (NLĐ).

    >>> Tham khảo: Lương, thưởng Tết Dương lịch 2020, người lao động cần biết

    Theo đó, hiện vật thưởng Tết có thể là hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (DN), hoặc các phiếu mua hàng… Quy định mới này đã nhanh chóng nhận được sự chú ý từ NLĐ. Đa số NLĐ cho rằng quy định này là không phù hợp.

    Bạn đọc Kim Đạt bình luận trên Báo Người Lao Động, luật thì phải thông qua quốc hội, sao lại đồng thuận nội dung như vậy. Sẽ có nhiều NLĐ bị ức chế nếu DN trả thưởng Tết bằng hiện vật mà họ không thích, hoặc không có giá trị với họ”. Hay bạn đọc tên Lê Văn Sinh chia sẻ: “Cái gì DN bán ế có thể thưởng cho NLĐ? Cái vụ này đâu có cần đưa vào Bộ Luật Lao động, tự giám đốc DN vận dụng thôi”.

    Chia sẻ về nội dung này trên Infonet, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi “không cảm thấy lo ngại về quy định này” bởi quy định tạo ra sự linh hoạt cho DN – có thể trong thực tiễn cuộc sống diễn ra mà NLĐ cũng muốn. Theo đó, DN có thể dùng sản phẩm thông qua NLĐ tiếp nhận để tiêu dùng cho gia đình hoặc nhượng cho gia đình người thân, người nhà thậm chí bán cho người khác.

    “Ở đây có một điều rất đáng lưu ý, nếu như DN trả sản phẩm đó không ngang bằng với giá trị tiền thưởng thì chính là đã cúp tiền thưởng của NLĐ. Ví dụ tiền thưởng của NLĐ là 10 triệu thì sản phẩm đó phải bằng 10 triệu trở lên chứ không thể dưới 10 triệu. Đó là một nguyên tắc”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

    Người lao động có quyền từ chối nhận thưởng bằng sản phẩm?

    Theo ông Lợi, Tết năm 2020 thì chưa áp dụng, nhưng từ năm 2021 khi lực có hiệu lực thi hành thì Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn. Về nội dung này phải hết sức cẩn thận để bảo đảm giá trị thực tế của tiền thưởng cho NLĐ mà không được thấp hơn giá trị tiền thưởng.

    “Tôi cũng đã đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khi hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động phải có hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề này.

    • Thứ nhất là người SDLĐ phải hết sức lưu ý quan tâm đến tiền thưởng của NLĐ mà không bắt chẹt, bắt ép và làm giảm giá trị tiền thưởng của NLĐ.
    • Thứ hai, Công đoàn hoặc tổ chức đại diện NLĐ tại DN phải có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Coi tiền thưởng cũng là khoản thu nhập mà chủ SDLĐ không được ăn bớt của NLĐ.
    • Thứ ba phải có cơ chế để thanh tra, kiểm tra xử lý khi DN không thực hiện đúng việc chi thưởng cho NLĐ bằng đúng giá trị tiền thưởng. Nếu DN trả mà đúng thứ tôi cần, tôi nhượng cho gia đình hoặc tôi đi bán ít ra bằng tiền thưởng thì quá tốt”, ông Lợi phân tích.

    Ông Lợi cũng lưu ý “tránh tình trạng ép buộc NLĐ phải lấy sản phẩm đó mà NLĐ không có cách gì để tiêu thụ được sản phẩm đó và NLĐ không được hưởng lợi từ sản phẩm đó”.

    Do đó, ông Lợi khẳng định “NLĐ có quyền từ chối nếu DN trả thưởng bằng sản phẩm dịch vụ mà họ không thích hoặc giá trị sản phẩm dịch vụ không bảo đảm bằng đúng tiền thưởng của mình”.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau năm 2020

    Điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau năm 2020

    Năm 2020 được đánh giá là năm có nhiều thay đổi của các chính sách bảo hiểm. Vậy liệu trong số đó có điều kiện và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động hay không?

    Điều kiện hưởng chế độ ốm đau năm 2020

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp:

    – Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

    – Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Với quy định này có thể thấy, điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong năm 2020 không có sự khác biệt nào so với những năm trước đó.

    Điều kiện mức hưởng chế độ ốm đay 2020

    Mức hưởng chế độ ốm đau 2020

    Tiền chế độ ốm đau

    Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

    Mức hưởng chế độ ốm đau hàng tháng của người lao động bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

    – Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    – Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    – Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    – Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

    Và như vậy, trong năm 2020, người lao động sẽ được nhận tiền chế độ ốm đau với mức:

    Đơn vị tính: đồng/tháng

    Vùng

    Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc

    Tiền chế độ ốm đau

    Tối thiểu

    Tối đa

    Tối thiểu

    Tối đa

    Từ 01/01

    Từ 01/7

    Từ 01/01

    Từ 01/7

    Người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường

    I

    4.420.000

    29.800.000

    32.000.000

    3.315.000

    22.350.000

    24.000.000

    II

    3.920.000

    2.940.000

    III

    3.430.000

    2.572.500

    IV

    3.070.000

    2.302.500

    Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề

    I

    4.729.400

    29.800.000

    32.000.000

    3.547.050

    22.350.000

    24.000.000

    II

    4.194.400

    3.145.800

    III

    3.670.100

    2.752.575

    IV

    3.284.900

    2.463.675

    Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    I

    4.641.000

    29.800.000

    32.000.000

    3.480.750

    22.350.000

    24.000.000

    II

    4.116.000

    3.087.000

    III

    3.601.500

    2.701.125

    IV

    3.223.500

    2.417.625

    Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    I

    4.729.400

    29.800.000

    32.000.000

    3.547.050

    22.350.000

    24.000.000

    II

    4.194.400

    3.145.800

    III

    3.670.100

    2.752.575

    IV

    3.284.900

    2.463.675

    Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

    Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội:

    Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 – 10 ngày với mức hưởng mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Cụ thể:

    Từ ngày 01/01/2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.

    Từ ngày 01/7/2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày.

    (Nguồn. Luatvietnam)