Nghề nhân sự là gì? 5 yêu cầu cơ bản khi muốn theo nghề
Nghề nhân sự là một nghề chưa bao giờ hết “hot”, được trọng dụng nhất tại bất kỳ công ty nào. Vậy nghề nhân sự là gì? Khi muốn theo đuổi cần phải cân nhắc vấn đề gì và yêu cầu cơ bản của ngành nghề này là gì?
Nội dung chính
Thế nào là nghề nhân sự?
Nghề nhân sự được định nghĩa dựa trên 2 phương diện:
- Phương diện người lao động: Là công việc xoay quanh”vòng đời” của một nhân viên trong tổ chức từ lập kế hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự, đào tạo và quản trị nhân sự….. Là “người phát ngôn” về những quyền lợi tâm tư của nhân viên.
- Phương diện của doanh nghiệp: Là “cánh tay phải” đắc lực của những nhà lãnh đạo, là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực con người phát triển để tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Đồng thời cũng là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp và người lao động để cả hai bên cùng hiểu nhau hơn, có trách nhiệm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa – tốt đẹp trong doanh nghiệp, tạo bước tiến trong sự phát triển vững mạnh của công ty.
Công việc của nhân sự bao gồm:
Công việc chính của nhân sự bao gồm những việc sau đây (không có giới hạn):
- Công tác tuyển dụng – Recruitment
- Công tác đào tạo – Trainning
- Công tác phụ trách tiền lương và phúc lợi – C&B
- Công tác Đánh giá – Xếp loại – Khen thưởng – Kỷ luật lao động
- Công tác Quản lý hồ sơ nhân sự – Quyết định – Hợp đồng lao động
Nghề nhân sự là nghề phải làm việc trực tiếp với con người, đây là đối tượng phong phú và khó quản lý nhất ” biết người, biết mặt, khó biết lòng”. Cũng chính vì thế mà nghề này có rất nhiều yêu cầu đặt biệt mà một người muốn làm nhân sự phải sở hữu.
5 yêu cầu của nghề nhân sự
a. Có tài thu phục nhân tâm
Nghề nhân sự này không có giới hạn về đối tượng làm việc là: con người, đòi hỏi người trong ngành phải khéo léo và có khả năng giao tiếp tốt để phục vụ cho mục đích tuyển dụng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.
b. Linh hoạt trong xử lý tình huống
Đây là ngành chuyên sâu về con người, phải làm việc trực tiếp với con người vì thế sẽ không thể nào tránh khỏi những tình huống khó xử trong công việc. Điều này bắt buộc mỗi người làm nhân sự phải linh hoạt, khéo léo trong khâu xử lý tình huống, dàn xếp ổn thỏa mọi mâu thuẫn và làm hài lòng đôi bên.
c. Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực
Ngoài đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ như các ngành nghề khác, với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống là điểm cộng cực lớn, bên cạnh đó kiến thức chuyên ngành: kinh doanh, luật, tài chính, marketing… là vô cùng cần thiết với những người làm ngành này.
d. Đam mê tâm lý học và phát triển con người
Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với những sinh viên định hướng học chuyên ngành: Quản trị nguồn nhân lực. Phát triển nguồn lực tiềm tàng ở bên trong mỗi người là điều mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn, vì vậy bạn cần phải có được kỹ năng này để tạo ra những chương trình, dự án và chính sách thích hợp để phát triển, bồi dưỡng nhân tài.
e. Có kỹ năng lãnh đạo
“Kỹ năng lãnh đạo” là thật sự cần thiết đối với những người định hướng theo Quản trị nhân sự. Bởi lẽ vị trí quan trong trong công ty, tập đoàn như : Giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự… để là những người theo chuyên ngành này nắm giữ. Những công việc đòi hỏi óc tổ chức và giám sát để thực hiện dự án, hoạt động mang tính chất vĩ mô.
Song không phải ai cũng hoàn hảo, xuất sắc ở tất cả những yêu cầu kể trên, nhưng hãy giữ trong mình một tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi, nỗ lực hàng ngày, có trách nghiệm với công việc.
Đây là một nghề thú vị, có rất nhiều điểm mới lạ để khám phá, tuy nhiên cũng đầy rẫy thử thách. Song, có rất nhiều cơ hội cho ngành nghề nhân sự đang chờ đợi bạn.