Tuyển dụng nhân sự và vai trò trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là nguồn lực sống quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp vì con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp.
Nội dung chính
Khái niệm tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người đủ năng lực thực hiện một công việc trong một tổ chức, công ty nhằm đáp ứng được những yêu cầu của vị trí đang được mở ra với mục tiêu dài hạn của công ty.
Quy trình tuyển chọn nhân sự
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
- Lên kế hoạch tuyển dụng trong thời gian bao lâu
- Yêu cầu đặt ra cho ứng viên
- Lên nội dung thông báo tuyển dụng
Bước 2: Thông báo tuyển dụng
- Soạn chi tiết các yêu cầu của công ty, những quyền lợi ứng viên được hưởng.
- Đăng thông báo tuyển dụng lên các phương tiện truyền thông đại chúng
Bước 3: Thu nhận và chọn lọc hồ sơ
- Chọn lọc những hồ sơ ứng tuyển gửi về phù hợp (giống như phỏng vấn sơ tuyển, lựa chọn hồ sơ phù hợp nhất cho vị trí công việc sau đó lên kế hoạch phỏng vấn)
Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ
- Đặt lịch hẹn phỏng vấn đối với những hồ sơ được lựa chọn
- Xac định lại các thông tin trong hồ sơ
- Phân loại những ứng viên đạt và không đạt yêu cầu
Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm (nếu có)
- Đánh giá năng lực thực tế của ứng viên thông qua kiểm tra IQ, Logic, Test trình độ ngoại ngữ, chuyên môn
- Tiếp tục loại bỏ những ứng viên không đủ tiêu chuẩn đi tiếp vòng tiếp theo
Bước 6: Phỏng vấn tuyển chọn
- Đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh: trình độ, khả năng tiếp nhận công việc
- Chuẩn bị những câu hỏi để khai thác thêm thông tin về tính cách và phẩm chất cá nhân có phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp hay không
Bước 7: Giai đoạn tập sự thử việc
- Chuyển ứng viên đậu phỏng vấn sang nhân viên thử việc (tập sự)
- Ứng viên được tiếp xúc thực tế với công việc, là cơ hội thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Sau thời gian đó, nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng
Bước 8: Quyết định tuyển dụng
- Đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất
- Ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty
=> Quy trình tuyển dụng không phức tạp, nhưng cần sự chuẩn bị đảm bảo chất lượng, không sai xót, lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp với công việc, công ty.
Vai trò của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp
Công tác tuyển dụng nhân sự là điều kiện tiên quyết để sở hữu được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tuyển dụng nhân sự còn tác động trực tiếp đến người lao động, xa hơn còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Đối với doanh nghiệp
- Thứ nhất, khâu tuyển dụng tốt mới có thể làm tốt các khâu khác. Tuyển dụng hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thứ hai, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, hoàn thành tốt kế hoạch đã định. Tìm ra được người thực hiện công việc có phẩm chất, năng lực để hoàn thành công việc được giao. Từ đó, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa
- Thứ ba, tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tạo ra “đầu vào” của nguồn nhân lực, quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp
- Thứ tư, giảm chi phí kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp
=> Tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn, nếu như một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, không đúng yêu cầu sẽ tác động xấu trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp, khi sa thải những cá nhân không phù hợp sẽ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, tốn kém chi phí…
Đối với người lao động
- Giúp người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quan điểm nhà quản trị, tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với xã hội
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội như: người lao động có việc làm thu nhập ổn định, giảm tỉ lệ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội khác…
(Nguồn. Internet)