Tăng lương tối thiểu: Cao nhất 3,1 triệu, thấp nhất 2,2 triệu
Hôm nay (6/8), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp bàn, thảo luận và đi đến thống nhất về mức lương tối thiểu vùng năm 2015.
Theo đó, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu và đi đến thống nhất đưa ra mức lương tối thiểu cho từng vùng như sau:
Vùng 1 là 3.100.000 đồng
Vùng 2 là 2.750.000 đồng
Vùng 3 là 2.420.000 đồng
Vùng 4 là 2.2.000 đồng
Trước đó, tại phiên họp Hội đồng Lương quốc gia cuối tháng 7 vừa qua, đã có 3 mức lương tối thiểu vùng năm 2015 được đưa ra với mức chênh lệch khá lớn.
Đại diện Tổ chức sử dụng người lao động (Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam VCCI) đề xuất mức lương tối thiểu vùng 1, áp dụng từ năm 2015 là: 3.000.000 đồng/người/tháng.
Đại diện Bộ Lao động Thương binh & xã hội đưa ra mức 3.050.000 đồng/người/tháng.
Tổng LĐLĐ VN đưa ra mức lương tăng 3,4 triệu đồng/người/tháng.
Tăng lương tối thiểu: Cao nhất 3,1 triệu, thấp nhất 2,2 triệu
Thực tế cho thấy mức lương tối thiểu hiện nay không thể đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động.
Lý giải mức lương 3,4 đồng/người/tháng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho biết: “Để đạt mục tiêu của hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2014 đang áp dụng là 2,7 triệu đồng đối với vùng 1 và 1,9 triệu đồng ở vùng 2. Mức lương này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động”.
Tổng liên đoàn Lao động đề nghị cần phải tăng lương tối thiểu vùng 1 năm 2015 lên mức 3,4 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 26% so với mức lương tối thiểu cũ.
So với mức đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì mức đề nghị của đại diện người sử dụng lao động ( Phòng Thương mại Công ngiệp Việt Nam VCCI) và mức đề xuất của đại diện thường trực Hội đồng tiền lương (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) có độ “vênh” khá xa nên phương án lương tối thiểu vùng 2015 vẫn chưa đi đến thống nhất.
Chính vì vậy, thống nhất một mức lương tối thiểu phù hợp với điều kiện khách quan và đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, nhất là mức tăng phải đảm bảo cuộc sống của người lao động cũng như duy trì ổn định sản xuất là mục tiêu quan trọng nhất của đợt điều chỉnh lương tối thiểu lần này.
Điều 91 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Thực tế cho thấy, mức lương tối thiểu ở các vùng như hiện nay là không thể đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Theo lộ trình đặt ra, đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Nguồn ĐỖ VIỆT – doisongphapluat.com