Thẻ: tiền lương

  • 5 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

    5 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

    Trong nhiều năm trở lại đây,lương tối thiểu vùngđều đặn tăng hàng năm. Năm 2019 cũng được đánh giá là năm có nhiều khởi sắc về tình hình kinh tế – xã hội, trong đó ước tính GDP tăng khoảng 7%, năng suất lao động tăng khoảng 5%.

    Đó là một trong những nguyên nhân khiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2020.

    02 phương án mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra:

    • Phương án 1: Tăng 8,1% so với mức lương năm 2019; tương đương 180.000 đồng – 380.000 đồng, tùy từng vùng;
    • Phương án 2: Tăng 7,06% so với mức lương năm 2019; tương đương 160.000 đồng – 330.000 đồng, tùy từng vùng.

    03 phương án tăng lương tối thiểu vùng do Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra:

    Trong khi đó, theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia lại đưa ra 03 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 có phần khiêm tốn hơn:

    • Phương án 1: Tăng 4% so với mức lương năm 2019, tương đương 70.000 đồng – 170.000 đồng, tùy từng vùng;
    • Phương án 2: Tăng 4,9% so với mức lương năm 2019, tương đương 120.000 đồng – 200.000 đồng, tùy từng vùng;
    • Phương án 3: Tăng 6% so với mức lương năm 2019, tương đương 140.000 đồng – 240.000 đồng, tùy từng vùng.

    Du Thao Muc Luong Toi Thieu Vung 2020

    Hiện nay, theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được Chính phủ ấn định như sau:

    • Mức 4,18 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
    • Mức 3,71 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;
    • Mức 3,25 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;
    • Mức 2,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

    Được biết, để đi đến thống nhất về việc tăng lương tối thiểu vùng 2020, Hội đồng Tiền lương quốc gia tiếp tục họp thêm 02 phiên họp nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về thông tin này.

    (Nguồn. LuatVietNam)

  • Từ 01/7/2019, thu nhập ngoài lương của công chức tăng ra sao?

    Từ 01/7/2019, thu nhập ngoài lương của công chức tăng ra sao?

    Không chỉ được tăng lương, hàng loạt các khoản thu nhập khác tính theomức lương cơ sởcủa cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng từ ngày 01/7/2019.

    1 – Các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

    Theo Văn bản hợp nhất 04/NĐHN-BNV năm 2014, một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở, trong đó có: Phụ cấp khu vực, Phụ cấp lưu động, Phụ cấp độc hại nguy hiểm, Phụ cấp trách nhiệm công việc, Phụ cấp chức vụ lãnh đạo…

    Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

    Khi mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, các khoản phụ cấp nêu trên cũng sẽ tăng lên tương ứng.

    Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đang giữ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,25.

    Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 01/7/2019 là: 1,49 triệu đồng x 0,25 = 372.500 đồng/tháng (tăng 25.000 đồng/tháng).

    Muc Luong Co So Thu Nhap Ngoai Luong Cua Cong Chuc

    2 – Hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân

    Theo Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13, mức hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được tính theo mức lương cơ sở.

    Mức hoạt động phí = Mức lương cơ sở x Hệ số hoạt động phí

    – Với Đại biểu HĐND cấp xã: Hệ số 0,3 lương cơ sở

    Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,3 = 447.000 đồng/tháng (tăng 30.000 đồng/tháng).

    – Với Đại biểu HĐND cấp huyện: Hệ số 0,4 lương cơ sở

    Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,4 = 596.000 đồng/tháng (tăng 40.000 đồng/tháng).

    – Với Đại biểu HĐND cấp tỉnh: Hệ số 0,5 lương cơ sở

    Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,5 = 745.000 đồng/tháng (tăng 50.000 đồng/tháng).

    3 – Mức tiền thưởng của Đảng viên

    Hướng dẫn 56-HD/VPTW nêu rõ, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên, từ ngày 01/7/2019, mức tiền thưởng cũng sẽ tăng theo mức lương cơ sở.

    Mức tiền thưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số tiền thưởng

    Ví dụ: Trường hợp Đảng viên được đảng bộ cơ sở, chi bộ tặng Giấy khen “Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm”, hệ số khen thưởng là 0,3 lần mức lương cơ sở.

    Mức tiền thưởng = 1,49 triệu đồng x 0,3 = 447.000 đồng (tăng 30.000 đồng).

    (Nguồn. LuatVietNam)

  • Tiền lương tối thiểu năm 2020 có thể tăng thêm bao nhiêu?

    Tiền lương tối thiểu năm 2020 có thể tăng thêm bao nhiêu?

    Theo Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành quy định, căn cứ xác định tiền lương tối thiểu là dựa vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường.

    Sáng nay 14-6, Hội đồngTiền lươngquốc gia sẽ chính thức họp phiên đầu tiên để đưa ra mức tăng lương tối thiểu năm 2020.

    Báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của tổ chức Oxfam công bố mới đây cho thấy, một số ngành nghề mức lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống của người lao động. Đơn cử như trong ngành may, có đến 99% thu nhập người lao động thấp hơn mức lương đủ sống theo tiêu chuẩn của AFW. Đặc biệt, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính các khoản phụ cấp, nhiều công nhân may được khảo sát không đủ sống ở mức cơ bản nhất.

    Qua theo dõi báo cáo của các doanh nghiệp hằng năm, ông Lê Đình Quảng cho rằng, hầu hết doanh nghiệp đều tuân thủ quy định về lương tối thiểu cho người lao động. Những doanh nghiệp không có điều chỉnh do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn chỉ chiếm số ít, chủ yếu rơi vào một số doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ. Trong đó, với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3%, đời sống của người lao động đã ngày càng được cải thiện, số công nhân được hưởng lợi từ tăng tiền lương tối thiểu là rất lớn. Đáng chú ý, ở nhóm có lương cao hơn lại có mức tăng thấp hơn trong khi ở nhóm có mức lương thấp lại tăng cao hơn, điều này chứng tỏ mức điều chỉnh ngày càng tiệm cận dần với nhu cầu sống tối thiểu.

    Trong khi đó, Nghị quyết số 27/NQ-TW về cải cách chính sách tiền lương đã nêu rõ, đến năm 2020 tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Do đó, dự báo về mức tăng lương tối thiểu năm tới, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, việc thương lượng tiền lương giữa các bên gồm giới chủ và đại diện người lao động năm nay sẽ rất căng thẳng.

    Tang Tien Luong Toi Thieu Nam 2020

    Tuy nhiên, trên thực tế, với mức tăng như vậy cũng mới chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, đời sống của một bộ phận công nhân hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dẫn kết quả khảo sát của tổ chức công đoàn trong năm 2018, ông Quảng cho biết, tiền lương cơ bản trung bình (nếu làm đủ giờ) hiện nay của người lao động mới đạt khoảng 4,67 triệu đồng. Trong đó, mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập và việc làm của mình chưa đạt đến 40%.

    Theo Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành quy định, căn cứ xác định tiền lương tối thiểu là dựa vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường. Trong đó, nhu cầu sống tối thiểu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương tối thiểu, hiện nay đang dựa theo các các tiêu chí như: nhu cầu lương thực thực phẩm; nhu cầu phi lương thực thực phẩm và nhu cầu nuôi con.

    Tuy nhiên, do không thống nhất về công thức tính chung, nên hàng năm vào mùa thương lượng tiền lương, mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về nhu cầu sống tối thiểu. Điều này dẫn đến những tranh cãi gay gắt về mức tăng lương tối thiểu. Ông Lê Đình Quảng cho rằng, nếu tiếp tục cách tính toán mức sống tối thiểu cũ thì năm nay sẽ phải tăng ở mức rất cao, ít nhất phải 7% mới đáp ứng được 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

    Bên cạnh đó, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng, điều quan trọng hơn cả của việc thương lượng tiền lương năm nay chưa hẳn là ở mức tăng bao nhiêu mà chính là ở cách xác định mức sống tối thiểu của người lao động. Bởi, khi đã thống nhất được một cách tính chung thì mức tăng sẽ tiệm cận và hài hòa được lợi ích cho cả người lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

    Để chuẩn bị cho công tác đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu năm 2020, tổ chức Công đoàn đã tiến hành lấy ý kiến của cả doanh nghiệp và người lao động về tình hình thu nhập, tiền lương và đời sống, để nắm bắt nhu cầu sống tối thiểu của người lao động hiện nay.

    Trước đó, năm 2018, để đưa ra mức tăng 5,3% cho lương tối thiểu năm 2019, Hội đồng tiền lương quốc gia đã phải trải qua 3 phiên họp căng thẳng để tìm được tiếng nói chung giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

    (Nguồn. Nguoilaodong)

  • Những điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội

    Những điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội

    Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) (Nghị quyết số 28-NQ/TW) vừa được ban hành có nhiều nội dung mới quan trọng, rất đáng lưu ý.

    Theo đó, những điểm mới nổi bật của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm các nội dung sau:

    Thêm 4 đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

    4 đối tượng mở rộng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Chủ hộ kinh doanh; Người quản lý doanh nghiệp (DN) không hưởng tiền lương; Người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; Người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ linh hoạt.

    Giảm 1/2 số năm đóng BHXH để được hưởng hưu trí

    Điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ sửa đổi theo hướng giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới chỉ còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp cho NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

    Thiết kế gói BHXH ngắn hạn cho NLĐ

    Gói BHXH ngắn hạn dành cho người tham gia BHXH tự nguyện, giúp họ linh hoạt lựa chọn tham gia và thụ hưởng.

    Gói BHXH cho NLĐ làm việc ở khu vực phi chính thức: Lao động phi chính thức mang đặc điểm là việc làm bấp bênh, không ổn định, thu nhập thấp và đôi khi thời gian làm việc dài. Nhóm lao động này thường không ký hợp đồng lao động và khả năng được đóng BHXH rất hạn chế.

    NLĐ được nghỉ hưu trước 5 tuổi so với quy định

    Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ điều chỉnh theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu. Đối với những ngành nghề đặc biệt, NLĐ được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định chung.

    Sửa đổi quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH

    Theo đó, sẽ thay đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.

    Nghiên cứu điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ BHXH theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động với mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH.

    Trả lương hưu không phụ thuộc vào tiền lương

    Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc. Thực hiện điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; Lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ BHXH và ngân sách nhà nước; Quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

    Đầu tư trái phiếu chính phủ vào Quỹ BHXH

    Tăng cường công tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các Quỹ BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là trái phiếu chính phủ dài hạn; từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế.

    Sửa đổi cách tính lương hưu

    Cách tính lương hưu sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ tích lũy, bảo đảm khả năng cân đối Quỹ Hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia BHXH thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

    Hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần

    Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.

    Sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia BHXH thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.

    Đơn giản hóa thủ tục đóng BHXH

    Thông qua cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

    (Nguồn. Anninhthudo)

  • Chuyên viên C&B là ai? Giữ vai trò gì trong phòng nhân sự

    Chuyên viên C&B là ai? Giữ vai trò gì trong phòng nhân sự

    C&B là một bộ phận thuộc phòng Nhân sự. Chuyên viên C&B được coi là người nắm cán cân thu nhập của mọi nhân viên, do đó vị trí này đóng vai trò quan trọng và có tiếng nói trong doanh nghiệp.

    C&B là người trực tiếp nắm mảng lương thưởng và chế độ chính sách trong doanh nghiệp. Đảm bảo quyền lợi, xử lý các vấn đề thanh toán, khiếu nại về lương, thưởng, bảo hiểm, nghỉ phép… và một số chế độ khác của nhân viên.

    Cấu trúc cơ bản của một phòng nhân sự

    • Tuyển dụng (R: Recruitment)
    • Đào tạo và phát triển (T&D: Training & Development)
    • Chế độ trả lương và phúc lợi (C&B: Compensation & Benefit)

    Chuyên viên nhân sự C&B đảm nhiệm

    • Xây dựng thang bảng lương và quy trình trả lương
    • Xây dựng hệ thống cấp bậc trong công ty
    • Xây dựng chính sách tiền lương, phúc lợi, khen thưởng
    • Khảo sát mức độ hài lòng nhân viên, thay đổi chính sách khi cần thiết

    Mô tả công việc chi tiết

    • Quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình chấm công và thực hiện nội quy lao động về giờ giấc làm việc, chế độ nghỉ phép, tăng ca,… các chế độ khác theo quy định đã đề ra của toàn bộ nhân viên công ty
    • Tính toán và làm thủ tục chi lương, thưởng hàng tháng và vào các dịp lễ, tết
    • Tổ chức lưu trữ, sắp xếp, cập nhật và bảo quản hồ sơ lương, các quyết định nhân sự, hợp đồng lao động,…
    • Theo dõi, quản lý các chính sách phúc lợi của công ty, cập nhật số liệu tăng giảm BHXH, BHYT, BHTN, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục và đối chiếu với cơ quan BHXH hàng tháng.
    • Lập danh sách nhân viên phải nộp thuế thu nhập, viết hóa đơn thu nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động (nếu có)
    • Đề xuất xây dựng các chính sách, chế độ phúc lợi, chính sách về lương, khen thưởng, các quy định, quy chế,…
    • Cập nhật, bổ sung các quy định của pháp luật về lương, chính sách, chế độ để nhanh hoán sửa đổi, hoàn thiện chính sách của công ty đúng pháp luật
    • Giải quyết xin nghỉ phép, thôi việc cho nhân viên
    • Giải đáp mọi thắc mắc liên quan chính sách lương và các vấn đề liên quan khác

    Chuyen Vien CB

    Vai trò của chuyên viên nhân sự C&B

    • Là một trong những bộ phận quan trọng, giúp doanh nghiệp đo lường được giá trị công việc và chuyển đổi ra giá trị thực tế
    • Giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách lương, thưởng, phúc lợi phù hợp, thỏa mãn về lợi ích cao nhất, công bằng nhất cho cả người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công việc, ổn định nhân sự và giữ chân nhân tài.

    Lộ trình thăng tiến sự nghiệp của chuyên viên C&B

    C&B Officer → C&B Specialist → C&B Supervisor → C&B manager

    Những yêu cầu và kỹ năng cần

    • Kỹ năng cập nhật, áp dụng pháp luật nhanh chóng, chính xác
    • Nắm được các công tác tổ chức biên chế (tăng giảm nhân sự, biến động nhân sự, cơ cấu nhân sự, hợp đồng lao động), chính sách lương…
    • Tỉ mỉ, cẩn thận chi tiết, trí nhớ tốt
    • Có khả năng nắm bắt, tổng hợp và tổ chức công việc
    • Sở hữu kỹ năng xử lý, phân tích số liệu
    • Tin học văn phòng, đặc biệt kỹ năng Excel, Access
    • Có thể kiêm hầu hết các nghiệp vụ nhân sự
    • Ngoại ngữ tốt là một ưu thế

  • Lương tháng 13 không tính đóng BHXH

    Lương tháng 13 không tính đóng BHXH

    Ngô Văn Bảo (quận 2, TP HCM) hỏi: “Hợp đồng lao động có quy định khi công ty làm ăn có lợi nhuận thì người lao động (NLĐ) sẽ được xem xét tháng lương thứ 13. Như vậy tiền lương tháng thứ 13 này có phải tính để đóng BHXH không?”.

    Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TP HCM, trả lời:

    Điều 103 Bộ Luật Lao động quy định tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

    Luong Thang 13 Khong Tinh Dong BHXH

    Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại điều 89 Luật BHXH, điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH).

    Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác bao gồm tiền thưởng, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

    Do đó, tiền thưởng của NLĐ làm việc tại doanh nghiệp theo hình thức tiền lương tháng thứ 13 sẽ không được coi là tiền lương tháng đóng BHXH.

    (Nguồn. Người lao động)

  • Tăng thưởng để giảm lương?

    Tăng thưởng để giảm lương?

    Lâm Thị Phương (nguyenphuonglam05@yahoo.com.vn) thắc mắc: “Hằng năm, ngoài lương theo hợp đồng lao động, chúng tôi được công ty chi thêm một khoản thưởng doanh số từ 10%-15%. Nay công ty đang có ý định nâng tỉ lệ phần trăm tiền thưởng nhưng giảm lương NLĐ. Xin hỏi hành vi của công ty có vi phạm quy định pháp luật?”.

    Tang Thuong Giam Luong

    Luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, trả lời:

    Theo điều 90 Bộ Luật Lao động quy định, tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

    Còn tiền thưởng là khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Như vậy, lương và thưởng là 2 khoản tiền độc lập. Do đó, nếu công ty muốn giảm lương NLĐ thì cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý của họ.

    (Nguồn. Người lao động)

  • Tiền thưởng không tính vào tiền lương đóng BHXH

    Tiền thưởng không tính vào tiền lương đóng BHXH

    Trần Thị Thu Thủy (quận 10, TP HCM) hỏi: “Ngoài các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp cố định hằng tháng, công ty tôi còn có thêm khoản thưởng tùy vào doanh số mỗi quý và kết thúc năm dựa trên bình bầu và đánh giá năng suất. Xin hỏi các khoản chi thường xuyên này có phải tính vào tiền lương đóng BHXH hay không?”.

    Tien Thuong

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời:

    Theo quy định, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại điều 103 Bộ Luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động. Do vậy, tiền thưởng của người lao động làm việc tại công ty không làm căn cứ để tính đóng BHXH bắt buộc.

    (Nguồn. Người lao động)

  • Điểm mới về tiền lương trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

    Điểm mới về tiền lương trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

    Lương tối thiểu vùng được xây dựng trên 5 căn cứ, hoán đổi tiêu chí nhu cầu sống tối thiểu, bóc tách các khoản khi trả lương, trả lương cho người được uỷ quyền hợp pháp…

    Dự thảo Bộ luật Luật Lao động đang được lấy ý kiến, trong đó có nhiều quy định mới về tiền lương. Đáng lưu ý là 5 tiêu chí mới để xác định, điều chỉnh lương tối thiểu (LTT).

    Về mức lương tối thiểu:

    Khoản 1 Điều 91 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định: mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ. Thực tiễn thực hiện quy định này trong thời gian vừa qua cho thấy việc xác định nhu cầu sống tối thiểu là rất khó định lượng vì nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Trong khi, nhiều ý kiến chuyên gia đánh giá rằng mức LTT vùng hiện nay chưa đáp ứng được đầy đủ mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ.

    Quá trình soạn thảo, có ý kiến đề xuất: Sửa đổi quy định mức LTT theo hướng đảm bảo “mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ” và đề nghị bổ sung thêm các yếu tố xác định mức LTT vùng để làm căn cứ cho Hội đồng tiền lương quốc gia nghiên cứu đề xuất. Do vậy, dự thảo Luật hiện đang thể hiện theo Phương án trên tại Điều 91, 92 và bổ sung một điều mới 92.

    Dự thảo sửa đổi đã đưa ra khái niệm ngắn gọn hơn so với Luật hiện hành về LTT: “Mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường“.

    Trong khi đó, khái niệm về LTT trong Luật Lao động 2012 (hiện hành), ngoài thông tin trên còn được bổ sung thêm nội dung: “phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ”.

    Nội dung “đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ” đã được Dự thảo chuyển thành 1 trong 5 tiêu chí mới xác định, điều chỉnh LTT gồm: Mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ; Tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của NLĐ trên thị trường; Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, Dự thảo quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham khảo ý kiến tổ chức của NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và công bố công khai tại nơi làm việc. Về trả lương, Dự thảo quy định việc trả bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

    Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, gồm: Mức lương cơ bản; tiền trả làm thêm giờ và khoản tiền khác (nếu có); nội dung và tiền bị khấu trừ theo quy định tại của Bộ luật này.

    Quy định mới về lương

    Về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

    Dự thảo quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
    • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
    • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

    Việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn quy định ở khoản này thì do hai bên thỏa thuận để thực hiện.

    NLĐ làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc được trả theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, NLĐ còn được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Về nguyên tắc, NSDLĐ trả lương trực tiếp cho NLĐ. Trường hợp bất khả kháng mà không thể thực hiện trả lương trực tiếp, Dự thảo quy định NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp.

    (Nguồn. Người lao động)

  • Dự thảo sửa đổi bộ luật lao động: Nới rộng khung giờ làm thêm: Phải tính toán kỹ

    Dự thảo sửa đổi bộ luật lao động: Nới rộng khung giờ làm thêm: Phải tính toán kỹ

    Nếu đạt được sự đồng thuận với người lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm tiền lương làm thêm giờ của người lao động được trả lũy tiến

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa hoàn tất dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Trong đó, đáng lưu ý là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất nới rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) về giờ làm thêm tăng lên tối đa 400 giờ mỗi năm (thay vì không quá 300 giờ như quy định hiện hành). Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

    Việc nới rộng khung giờ làm thêm phải tính toán đến sức khỏe người lao động

    Tăng ca do nhu cầu cuộc sống thúc ép

    Một thực tế không thể phủ nhận là mức lương tối thiểu hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NLĐ và gia đình, buộc họ phải tăng ca để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Rõ ràng, tăng ca là điều không một công nhân (CN) nào mong muốn mà là do cuộc sống thúc ép.

    Chị Lê Thị Trúc – CN một doanh nghiệp (DN) chuyên may gia công tại quận Bình Tân, TP HCM – chia sẻ: “Lập gia đình và có con nhỏ, chúng tôi rất muốn về sớm để có thời gian chăm sóc gia đình. Nếu luật cho phép tăng số giờ làm thêm thì DN sẽ có cơ sở để yêu cầu CN làm thêm nhiều hơn, như vậy sẽ gây xáo trộn đến đời sống CN. Tôi nghĩ ban soạn thảo phải tính toán kỹ với đề xuất này, nếu tăng ca nhiều sẽ để lại nhiều hệ lụy”.

    Chị Lê Thị Thu đang làm việc tại KCX Linh Trung I (quận Thủ Đức, TP HCM) bộc bạch: “Ngoài mức lương cơ bản khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, cộng thêm tiền tăng ca khoảng 1,5 triệu đồng và các khoản phụ cấp, mỗi tháng thu nhập của tôi chưa đến 7 triệu đồng. Khoản thu nhập này vẫn không đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Việc tăng ca nhiều cũng khiến CN không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động” – chị Thu cho biết. Theo chị Thu, để bảo đảm sức khỏe cho NLĐ, không nên mở rộng khung giờ làm thêm mà chỉ nên giữ nguyên quy định hiện hành.

    Cần quy định rõ từng ngành nghề

    Theo các chuyên gia lao động, nhu cầu làm thêm chủ yếu rơi vào nhóm DN thâm dụng lao động (dệt may, giày da). Đơn hàng từ đối tác của nhóm các DN này thường không ổn định dẫn đến việc phải hoàn thành gấp, từ đó chủ sử dụng lao động buộc phải thỏa thuận tăng ca với NLĐ. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy ngành may là điển hình của tình trạng tăng ca nhiều. Thời gian tăng ca trung bình từ 47- 60 giờ/tháng (quy định là 30 giờ/tháng). Tính trung bình, các DN đã cho NLĐ làm thêm giờ lên tới 500 giờ/năm, thậm chí 600 giờ/năm.

    Theo luật sư Đặng Anh Đức (Giám đốc Công ty Luật TNHH Đặng và Cộng sự), quy định về giờ làm thêm như trong luật hiện hành chưa phù hợp với thực tế. Ở một số ngành nghề như dệt may, da giày, chế biến thủy sản…, công việc phụ thuộc chủ yếu vào đơn hàng. Khi đơn hàng gấp thì DN buộc phải huy động NLĐ làm thêm giờ.

    Do vậy, khi tính toán nới rộng khung giờ làm thêm, cần quy định rõ từng ngành nghề được phép áp dụng tối đa số giờ làm thêm ở mức 400 giờ/năm. “Trong trường hợp cần hoàn thành gấp đơn hàng, DN cần thỏa thuận tăng ca với NLĐ. Nếu đạt được sự đồng thuận với NLĐ, DN cũng phải bảo đảm tiền lương làm thêm giờ của NLĐ được trả lũy tiến” – luật sư Đức góp ý.

    (Nguồn. Người lao động)