Thẻ: nguồn nhân sự

  • Tuyển dụng nhân sự và vai trò trong doanh nghiệp

    Tuyển dụng nhân sự và vai trò trong doanh nghiệp

    Nguồn nhân lực là nguồn lực sống quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp vì con người là chủ thể của mọi hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp.

    Khái niệm tuyển dụng nhân sự

    Tuyển dụng nhân sự là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người đủ năng lực thực hiện một công việc trong một tổ chức, công ty nhằm đáp ứng được những yêu cầu của vị trí đang được mở ra với mục tiêu dài hạn của công ty.

    Quy trình tuyển chọn nhân sự

    Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng

    • Lên kế hoạch tuyển dụng trong thời gian bao lâu
    • Yêu cầu đặt ra cho ứng viên
    • Lên nội dung thông báo tuyển dụng

    Bước 2: Thông báo tuyển dụng

    • Soạn chi tiết các yêu cầu của công ty, những quyền lợi ứng viên được hưởng.
    • Đăng thông báo tuyển dụng lên các phương tiện truyền thông đại chúng

    Bước 3: Thu nhận và chọn lọc hồ sơ

    • Chọn lọc những hồ sơ ứng tuyển gửi về phù hợp (giống như phỏng vấn sơ tuyển, lựa chọn hồ sơ phù hợp nhất cho vị trí công việc sau đó lên kế hoạch phỏng vấn)

    Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ

    • Đặt lịch hẹn phỏng vấn đối với những hồ sơ được lựa chọn
    • Xac định lại các thông tin trong hồ sơ
    • Phân loại những ứng viên đạt và không đạt yêu cầu

    Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm (nếu có)

    • Đánh giá năng lực thực tế của ứng viên thông qua kiểm tra IQ, Logic, Test trình độ ngoại ngữ, chuyên môn
    • Tiếp tục loại bỏ những ứng viên không đủ tiêu chuẩn đi tiếp vòng tiếp theo

    Bước 6: Phỏng vấn tuyển chọn

    • Đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh: trình độ, khả năng tiếp nhận công việc
    • Chuẩn bị những câu hỏi để khai thác thêm thông tin về tính cách và phẩm chất cá nhân có phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp hay không

    Bước 7: Giai đoạn tập sự thử việc

    • Chuyển ứng viên đậu phỏng vấn sang nhân viên thử việc (tập sự)
    • Ứng viên được tiếp xúc thực tế với công việc, là cơ hội thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Sau thời gian đó, nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng

    Bước 8: Quyết định tuyển dụng

    • Đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất
    • Ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty

    => Quy trình tuyển dụng không phức tạp, nhưng cần sự chuẩn bị đảm bảo chất lượng, không sai xót, lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp với công việc, công ty.

    Tuyen Dung Nhan Su Va Vai Tro Trong Doanh Nghiep

    Vai trò của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

    Công tác tuyển dụng nhân sự là điều kiện tiên quyết để sở hữu được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tuyển dụng nhân sự còn tác động trực tiếp đến người lao động, xa hơn còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

    Đối với doanh nghiệp

    • Thứ nhất, khâu tuyển dụng tốt mới có thể làm tốt các khâu khác. Tuyển dụng hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    • Thứ hai, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, hoàn thành tốt kế hoạch đã định. Tìm ra được người thực hiện công việc có phẩm chất, năng lực để hoàn thành công việc được giao. Từ đó, chuyển đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa
    • Thứ ba, tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tạo ra “đầu vào” của nguồn nhân lực, quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp
    • Thứ tư, giảm chi phí kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp

    => Tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn, nếu như một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, không đúng yêu cầu sẽ tác động xấu trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp, khi sa thải những cá nhân không phù hợp sẽ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, tốn kém chi phí…

    Đối với người lao động

    • Giúp người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quan điểm nhà quản trị, tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

    Đối với xã hội

    • Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội như: người lao động có việc làm thu nhập ổn định, giảm tỉ lệ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội khác…

    (Nguồn. Internet)

  • 12 kỹ năng không thể thiếu trong quản lý nhân sự (Phần 1)

    12 kỹ năng không thể thiếu trong quản lý nhân sự (Phần 1)

    Hiện nay, nhân sự là nghề đang “nóng”, một trong những ngành đang thu hút nhiều người tham gia. Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại cộng với sự đầu tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi công ty là rất lớn để cạnh tranh trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đang khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có các nhân viên nhân sự giỏi đểphát triển nhân tài cho công ty.

    Hiện tại Việt Nam chưa có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành nhân sự, do vậy, trong tuyển dụng cho vị trí này các doanh nghiệp không yêu cầu bằng cấp chuyên môn. Yêu cầu đối với các ứng viên cho vị trí này làkinh nghiệm,vốn sống,khả năng phân tíchvà định hướng, tầm nhìn, khả năng tổ chức và quan trọng là kỹ năng làm việc trong tập thể.

    Ky Nang Khong The Thieu Trong Quan Ly Nhan Su

    Cùng tìm hiểu những kỹ năng không thể thiếu trong quản lý nhân sự nhé!

    1. Kỹ năng chuyên môn

    Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…

    Hãy luôn nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.

    2. Kỹ năng nhân sự

    Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm: Chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

    3. Kỹ năng làm việc

    Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là“lo cho người khác”từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.

    4. Kỹ năng giao tiếp

    Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết

    • Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
    • Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
    • Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
    • Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu những lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
    • Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.

    Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản lý nhân sự mà tất cả các công việc khác. Tìm hiểu thêm Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả và thành công để các bạn có thể hiểu rõ hơn điều đó.

    5. Kỹ năng thuyết phục

    Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.

    Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.

    (Nguồn. Hanhchinhnhansu.com)

  • Năm 2019, nhân sự cao cấp được săn đón gắt gao

    Năm 2019, nhân sự cao cấp được săn đón gắt gao

    Ngành nhân lực Việt Nam đã có bước chuyển đổi quan trọng trong năm 2018. Nhu cầu nhân sự cao cấp và cấp quản lý tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong ngành chế tạo, công nghệ thông tin và ngân hàng.

    Nhân lực Việt Nam phải trau dồi để bắt kịp nhu cầu của nền kinh tế

    Năm 2018 đánh dấu mức tăng trưởng GDP cao nhất của Việt Nam trong một thập kỷ qua: 7,08%. Theo World Bank Doing Business 2018, môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 69/190 quốc gia, tăng 13 bậc trong những năm gần đây. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung giúp Việt Nam trở thành điểm nóng của nhiều tập đoàn lớn với kế hoạch xây dựng lại chuỗi cung ứng. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp và kinh tế đạt hơn 8,3 tỷ USD, báo hiệu năm 2019 sôi động. Những điều kiện thuận lợi trên tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng.

    “Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2019. Nhân sự cao cấp với khả năng quản lý sẽ trở thành vật báu của doanh nghiệp, với gói lương bổng và đài thọ tăng từ 10 – 20%. Tuy vậy, phần lớn nhân lực Việt Nam, dù rất chăm chỉ và có tinh thần khởi nghiệp, chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Người lao động cần liên tục trau dồi kỹ năng và kiến thức để có thể bắt kịp với nhu cầu của nền kinh tế”, ông Andree Mangels – Tổng giám đốc Adecco Việt Nam nhận định.

    Với sự tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sự phát triển mạnh mẽ của blockchain, AI và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, 2019 là một năm đầy hứng khởi của thị trường lao động Việt Nam.

    Top 10 Vi Tri Cong Viec Luong Cao Nhat

    Nhiều ngành nghề đang “khát” nhân sự cao cấp

    Trên thực tế, những ứng viên có kinh nghiệm và trình độ cao tiếp tục được săn lùng gắt gao, không chỉ trong ngành chế tạo, mà còn từ các tổ chức tìm kiếm HRBP – đối tác kinh doanh nhân sự. Sự thành lập của nhiều chuỗi cung ứng mới cũng đẩy nhu cầu cho chuyên gia kỹ thuật (technical specialist) và trưởng phòng vận hành (operational leader) lên cao.

    Sự hiện diện của top 4 công ty luật Nhật Bản (Anderson Mōri & Tomotsune, Mori Hamada & Matsumoto, Nagashima Ohno & Tsunematsu và Nishimura & Asahi) và top 6 công ty luật Hàn Quốc (Kim & Chang; Bae, Kim & Lee; Lee & Ko; Yulchon; Shin & Kim và Yoon & Yang) tại thị trường Việt Nam báo hiệu một năm sôi động của ngành pháp lý. Luật sư cấp cao (với mức lương tăng 20%) và đối tác kinh doanh pháp lý (legal business partner) tiếp tục duy trì độ nóng của mình trong bản đồ tuyển dụng năm 2019.

    Công nghệ tài chính (fintech), blockchain và AI tiếp tục là xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong năm 2019. Mức lương của kỹ sư Python, Net, Java và phần mềm (blockchain) sẽ tăng từ 10 – 20%, thể hiện nỗ lực thu hút người tài của các công ty công nghệ.

    Ngành dịch vụ tài chính cũng có sự chuyển dịch rõ rệt về nhân lực. Theo Dự báo Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong năm 2019, 76,7% tổ chức tín dụng dự kiến sẽ tăng thêm nhân lực, tập trung vào bộ phận phụ trách dịch vụ ngân hàng. Vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng chuỗi bán lẻ (retails relationship manager) và agency development manager được săn đón gắt gao bởi ngân hàng và các công ty bảo hiểm, với gói phúc lợi và cơ hội thăng tiến hấp dẫn.

    Với nỗ lực thu hút và duy trì nhân tài, doanh nghiệp sẽ chi mạnh hơn trong gói lương bổng và phúc lợi. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực sẵn có cũng như giới thiệu văn hóa công ty để thu hút người mới cũng sẽ được đẩy mạnh. Tuy vậy, với nhân sự cao cấp có nhu cầu tìm kiếm những cơ hội trong quản lý nhân tài và hợp tác kinh doanh, vị trí đối tác kinh doanh (business partner) sẽ được nhắm đến nhiều nhất.

    (Nguồn. Doanh Nhân Sài Gòn)