Thẻ: chính sách lao động

  • Bảo đảm lương, thưởng Tết cho người lao động

    Bảo đảm lương, thưởng Tết cho người lao động

    Sáng 22-11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp (DN) chuyên đề “Chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động và giáo dục nghề nghiệp”.

    Tại buổi đối thoại, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP thông tin đến đại diện gần 150 DN về chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng và việc báo cáo tình hình thực hiện lương, thưởng Tết năm 2020.

    Đại diện Sở LĐ-TB-XH cũng giải đáp thỏa đáng nhiều thắc mắc của DN liên quan đến cách tính tiền lương, thời gian nghỉ bù khi làm thêm giờ; trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLĐ), ký nhiều hợp đồng lao động; giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ bị tai nạn giao thông, NLĐ có tỉ lệ thương tật dưới 5%; thực hiện ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi ở LĐ-TB-XH TP HCM vừa có công văn gửi các DN về việc báo cáo tình hình tiền lương năm 2019 và kế hoạch thưởng Tết năm 2020.

    Luong Thuong Tet Cho Nguoi Lao Dong 2020

    Sở đề nghị DN phối hợp, trao đổi với Công đoàn cơ sở rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, thưởng để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với NLĐ động theo nội dung đã thỏa thuận; xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2019 và thông tin cho NLĐ biết kế hoạch trả lương, trả thưởng, thời gian nghỉ trong dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán năm 2020 trước ngày 31-12-2019.

    Đồng thời, bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn lương, thưởng cho NLĐ, không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng dẫn đến nguy cơ tranh chấp, bất ổn trong DN… Trường hợp DN thực hiện ngày nghỉ Tết nguyên đán kết hợp với ngày nghỉ phép năm thì phải thỏa thuận, được sự đồng ý của NLĐ và thông báo công khai trước khi thực hiện.

    Sở LĐ-TB-XH TP cũng lưu ý DN cần tăng cường rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện các chế độ, chính sách tại DN, nhất là chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ phúc lợi với NLĐ, tổ chức làm thêm giờ để bảo đảm các chế độ của NLĐ được thực hiện đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% được hỗ trợ chuyển đổi nghề?

    Suy giảm khả năng lao động từ 5% được hỗ trợ chuyển đổi nghề?

    Hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chính sách ưu việt của hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Vậy điều kiện nào để người lao động nhận được sự hỗ trợ này?

    Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề sau tai nạn lao động

    Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là thiệt thòi lớn đối với người lao động. Chính vì vậy, những lao động này sẽ được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới, nếu phải đào tạo để chuyển đổi nghề thì được hỗ trợ học phí.

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc khi có đủ các điều kiện:

    – Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;

    – Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe và nguyện vọng nhưng công việc đó cần phải được đào tạo để chuyển đổi.

    Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí, đồng thời cũng không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 02 lần và chỉ được hỗ trợ 01 lần/năm.

    Điều đặc biệt, tại Điều 10 Dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để người lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề chỉ còn 5% thay vì mức 31% như hiện nay.

    Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì cơ hội việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của những lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp càng được đảm bảo.

    Dieu Kien Ho Tro Chuyen Doi Nghe Sau Tai Nan

    Bổ sung thêm giấy tờ cho hồ sơ đề nghị hỗ trợ

    Hiện tại:

    Theo Điều 9 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người lao động chỉ gồm 02 loại giấy tờ:

    Thứ nhất, văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo mẫu).

    Thứ hai, bản sao chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

    Tương lai:

    Có khả năng hồ sơ đề nghị hỗ trợ này phải bổ sung thêm bản sao chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

    Đồng thời, các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo phải được công chứng, chứng thực(Điều 12 Dự thảo), thay cho việc khi nộp hồ sơ, người sử dụng lao động phải mang theo cả bản chính để đối chiếu với bản sao như quy định hiện nay.

    Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở.

    Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Cũng trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chi trả tiền hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề cho doanh nghiệp.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Tổng hợp 9 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng lao động nữ

    Tổng hợp 9 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng lao động nữ

    Lao động nữ luôn giữ vai trò quan trọng trong thị trường lao động, đặc biệt là các ngành may mặc, da giày. Do đặc thù về sức khỏe và sinh lý nên pháp luật đã dành cho họ những ưu đãi nhất định.

    1. Không phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ

    Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

    Việc này phải thể hiện ngay từ chính sách tuyển dụng ban đầu và duy trì trong suốt quá trình sử dụng về đào tạo, tiền lương, khen thưởng, cơ hội thăng tiến, các chế độ bảo hiểm, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi khác.

    2. Không sử dụng lao động nữ làm một số việc nhất định

    Đây là những công việc hoặc điều kiện làm việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ của lao động nữ.

    Cụ thể tại Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH:

    Những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con: trực tiếp nấu chảy, rót kim loại nóng chảy ở các lò; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế…

    Những công việc phải thường xuyên ngâm mình dưới nước hay dưới hầm mỏ: đổ bê tông dưới nước; thợ lặn; nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); làm việc dưới nước bẩn hôi thối (từ 04 giờ/ngày trở lên, trên 03 ngày/tuần)…

    Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    3. Phải tham khảo ý kiến khi có quyền lợi liên quan

    Khoản 2 Điều 154 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, doanh nghiệp có nghĩa vụ tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

    Nếu không làm tròn nghĩa vụ này, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    Đồng thời, phải bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc và giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

    Thực tế, những doanh nghiệp ở các khu công nghiệp hay doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thường làm tốt quy định này hơn.

    4. Tổ chức khám chuyên khoa phụ sản 06 tháng/lần

    Bảo đảm sức khỏe cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là việc mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện. Việc làm này không chỉ duy trì nguồn nhân lực mà còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

    Theo đó, bên cạnh việc khám sức khỏe định kỳ thì hàng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ ít nhất 06 tháng/lần (theo khoản 2 Điều 152 Bộ luật Lao động 2012).

    5. Phải cho nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, trong thời gian hành kinh, lao động nữ phải được nghỉ 30 phút/ngày và tối thiểu 03 ngày/tháng mà vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

    Thời gian nghỉ cụ thể căn cứ vào nhu cầu của lao động nữ và sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc.

    Tuy nhiên, không ít người lao động coi đây là chuyện tế nhị và thường bỏ qua quyền lợi này, nhưng thực tế vẫn có những cách để người sử dụng lao động và người lao động có thể cảm thông với nhau.

    Trường hợp lao động nữ đã có “lời” mà vẫn không được nghỉ thì doanh nghiệp bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    6. Đảm bảo việc làm cho lao động nữ khi mang thai

    Làm mẹ là thiên chức cao cả của phụ nữ, chính vì vậy, bảo vệ lao động nữ trong suốt thời gian mang thai cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp.

    Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hay thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

    Ngoài ra, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 quy định, không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

    Đồng thời, phải chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày mà vẫn hưởng đủ lương khi mang thai từ tháng thứ 07 trở đi.

    Đặc biệt, không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian này, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    Bên cạnh việc đảm bảo việc làm, trong một số trường hợp, doanh nghiệp còn phải tôn trọng và chấp nhận việc lao động nữ tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Đó là khi lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Su Dung Lao Dong Nu

    7. Nghỉ chế độ thai sản ít nhất 4 tháng

    Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 quy định, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng trọnchế độ thai sản.

    Và trước khi hết thời gian nghỉ theo tiêu chuẩn, nếu có nhu cầu và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe, cũng như được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 04 tháng.

    Trong trường hợp này, ngoài tiền lương do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản.

    8. Phải tạo điều kiện khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

    Tương tự như thời gian mang thai, trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp không được bố trí lao động nữ làm đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

    Đồng thời, cũng không được xử lý kỷ luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Và hơn hết, phải bố trí, sắp xếp, tạo mọi điều kiện để lao động nữ được đi muộn/về sớm 60 phút mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    9. Được giảm thuế khi sử dụng nhiều lao động nữ

    Pháp luật luôn khuyến khích các doanh nghiệp tạo điều kiện để lao động nữ được làm việc và phát triển sự nghiệp của mình. Chính vì vậy, giảm thuế hay trừ các khoản chi phí chi thêm cho lao động nữ khi xác định thu nhập chịu thuế là những ưu tiên của pháp luật dành cho các doanh nghiệp.

    Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, các khoản chi thêm cho lao động nữ được trừ bao gồm: chi đào tạo lại nghề khi nghề cũ không còn phù hợp; tiền lương, phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý; chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính…

    Ngoài ra, cũng theo Thông tư này, tại Điều 21, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải mà sử dụng nhiều lao động nữ thì được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm nêu trên.

    Có thể thấy, pháp luật hiện hành dành khá nhiều ưu tiên cho lao động nữ cũng như doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Chính vì vậy, doanh nghiệp và chính lao động nữ không nên bỏ sót những “đặc quyền” này.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2019

    Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2019

    Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng; cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập… là những chính sách mới, luật mới có hiệu lực từ tháng 7/2019.

    Lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 01/7/2019

    Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Theo đó, kể từ thời điểm này, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng, cao hơn so với thời điểm hiện tại 100.000 đồng

    Mức lương này được dùng để: Tính lương trong bảng lương, mức phụ cấp và các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; Tính mức phí sinh hoạt, phí hoạt động; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở như trợ cấp, phụ cấp…

    Lương hưu, trợ cấp BHXH tăng 7,19% từ 01/7/2019

    Từ ngày 01/7/2019 mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 7,19% dựa trên mức của tháng 6/2019 đối với các đối tượng như:

    – Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

    – Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

    – Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng…

    Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập

    Từ 1/7, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có 10 Chương, 96 Điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật quy định cán bộ, công chức có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập. Nếu có hành vi kê khai không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

    Bên cạnh đó, các đối tượng cũng phải kê khai tài sản, thu nhập gồm có: Sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân…

    16 tội danh không được đề nghị đặc xá

    Từ 1/7, theo Luật Đặc xá 2018 gồm 6 Chương, 39 Điều, quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá.

    16 tội sau không được đề nghị đặc xá dù có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Luật này: Tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người; tội phạm chiến tranh; tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê.

    (Nguồn. antv.gov.vn)

  • TPHCM cần khoảng 20.000 lao động trong tháng 6

    TPHCM cần khoảng 20.000 lao động trong tháng 6

    Thị trường lao động Tphcm hiện nay cần tuyển dụng 20.000 vị trí việc làm trong tháng 6/2019 với nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Đó là thông tin vừa được Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trườnglao động TPHCM (Falmi) công bố trong báo cáo Thị trường lao động tháng 5 – Dự báo nhu cầu nhân lực tháng 6 năm 2019 tại TP HCM.

    Dự báo nhu cầu nhân lực tháng 6 năm 2019, TP HCM cần khoảng 20.000 chỗ làm việc, tập trung ở các nhóm ngành nghề:

    • Kinh doanh – Bán hàng (21,83%)
    • Dịch vụ phục vụ (12,01%)
    • Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu (6,55%)
    • Dệt may – Giày da (6,30%)
    • Kinh doanh tài sản – Bất động sản (5,27%)
    • Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng (5,16%)
    • Kế toán – Kiểm toán (4,87%)
    • Công nghệ thông tin (4,16%).

    Tuyen Dung Viec Lam Lao Dong 2019

    Nhu cầu nhân lực tập trung ở lao động qua đào tạo chiếm 72,05%, trong đó trình độ Đại học trở lên chiếm 15,96%, Cao đẳng chiếm 17,24%, Trung cấp chiếm 28,48%, Sơ cấp nghề – CNKT lành nghề chiếm 10,37%.

    Chủ yếu ở các ngành: Dệt may – Giày da, Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kinh doanh – Bán hàng và Dịch vụ phục vụ.

    Thị trường lao động tháng 6-2019 tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tăng, tập trung ở 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 09 nhóm ngành kinh tế – dịch vụ, cụ thể:

    • Ngành Cơ khí – Tự động hóa
    • Điện tử – Cơ điện tử; Điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp
    • Dệt may – Giày da
    • Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu
    • ….

    Để đảm bảo phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động có tay nghề và đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm làm việc.

    Bên cạnh đó, một số ngành nghề không yêu cầu kinh nghiệm như: Dệt may – Giày da; Kinh doanh tài sản – Bất động sản; Nhân viên kinh doanh – Bán hàng; Dịch vụ phục vụ;… đối với những nhóm ngành này thông thường doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo mới phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

    (Nguồn. Người lao động)

  • Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019

    Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019

    Một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 6/2019 là Nghị định 34/2019/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã…

    Chinh Sach Moi Co Hieu Luc Tu Thang 06 2019

    Cán bộ – Công chức – Viên chức

    Giảm số lượng của cán bộ, công chức cấp xã

    Từ ngày 25/6/2019, Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố sẽ chính thức có hiệu lực.

    Theo Nghị định mới này, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được giảm xuống chỉ còn:

    • Loại 1: Tối đa 23 người (trước đây là 25 người)
    • Loại 2: Tối đa 21 người (trước đây là 23 người)
    • Loại 3: Tối đa 19 người (trước đây là 21 người).

    Đối với xã, thị trấn bố trí Trưởng công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức nêu trên giảm 01 người.

    Số lượng cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã…

    Giao thông

    Say rượu có thể không được lên máy bay

    Tại Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/6/2019, Bộ Giao thông Vận tải cho phép các hãng hàng không có thể từ chối chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.

    Với các trường hợp hành khách bị bệnh tâm thần, việc chấp nhận chở hay không do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định.

    Nếu chấp nhận chở hành khách bị bệnh tâm thần, phải đáp ứng các yêu cầu như có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của khách…

    Cũng theo Thông tư này, hành khách được mang tối đa 01 lít chất lỏng lên các chuyến bay quốc tế; dung tích mỗi bình chứa 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn.

    Giáo dục – Đào tạo – Dạy nghề

    Bãi bỏ Thông tư 31/2018/TT-BGDĐT về thời gian tập sự của giáo viên

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư 31/2018/TT-BGDĐT quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập.

    Thay vào đó, thời gian tập sự trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ.

    Cụ thể:

    • 12 tháng với chức danh yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học
    • 09 tháng với chức danh có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng
    • 06 tháng với chức danh yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp

    Thông tư 09/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 29/6/2019.

    Văn hóa – Thể thao – Du lịch

    Vận động viên giải nghệ được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm

    Đây là nội dung được Chính phủ nêu tại Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

    Cụ thể, vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia, đội tuyển thể thao ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi thôi làm vận động viên nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề.

    Riêng vận động viên đạt huy chương tại Olympic Games, ASIAD, SEA Games được ưu tiên xét tuyển đặc cách vào làm việc tại các cơ sở thể thao công lập phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng; được cộng điểm ưu tiên trong tuyển dụng tại các cơ sở thể thao; được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự…

    Nghị định này có hiệu lực từ ngày 14/6/2019.

    Y tế- Sức khỏe

    Có 640 loại thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị

    Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp đã được Bộ Y tế công bố.

    Theo đó, có 640 loại thuốc, hoạt chất sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp. Cụ thể: Ampicillin 1g; Cao bạch quả 40mg; Cồn 700; Paracetamol 500mg; Vitamin các loại; Glucosamin 500mg; Acid amin 5%; Biotin 5mg;…

    Các loại thuốc thuộc Danh mục này đảm bảo được 03 tiêu chí:

    • Sản xuất tại các cơ sở sản xuất trong nước đã được cấp giấy đăng ký lưu hành;
    • Có giá cả hợp lý, không cao hơn so với thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương;
    • Có khả năng cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước.

    Danh mục này được ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BYT, có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.

    Ngưỡng giới hạn của clo, sắt, chì trong nước sinh hoạt

    Được ban hành từ cuối năm 2018, nhưng từ ngày 15/6/2019, Thông tư 41/2018/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt mới chính thức có hiệu lực.

    Thông tư này đặt ra ngưỡng giới hạn cho phép của một số chất vô cơ có trong nước sạch sử dụng cho sinh hoạt như sau:

    • Clo dư tự do: trong khoảng 0,2 – 1 mg/l
    • Chì: 0,01mg/l
    • Đồng: 1mg/l
    • Nhôm: 0,2mg/l
    • Sắt: 0,03mg/l
    • Thủy ngân: 0,001mg/l…

    Thông tư này cũng yêu cầu mỗi đơn vị cấp nước phải được ngoại kiểm định kỳ 01 lần/năm và được kiểm tra đột xuất trong các trường hợp như: Khi có nghi ngờ về chất lượng nước; Xảy ra sự cố môi trường; Khi có phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước…

    Nông nghiệp – Lâm nghiệp

    Săn bắn, giết động vật rừng trái phép bị phạt đến 400 triệu đồng

    Nghị định 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp sẽ được áp dụng từ ngày 10/6/2019.

    Nghị định nêu rõ, hành vi săn bắn, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định bị phạt tiền từ 05 – 400 triệu đồng; ngoài ra còn bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung.

    Hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh có thể bị phạt từ 1,5 – 03 triệu đồng.

    Các hành vi chặt, đốt, phát cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc… gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép sẽ bị xử phạt đến 200 triệu đồng.

    Theo Nghị định này, mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp là 500 triệu đồng và với tổ chức có cùng hành vi vi phạm là 01 tỷ đồng.

    Thuế- Phí – Lệ phí

    Phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ 20.000 đồng/lần

    Thông tư 23/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định cụ thể về các mức phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo…

    Theo đó:

    • Phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh: 300.000 đồng/lần
    • Phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ: 20.000 đồng/lần
    • Lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: 10.000 đồng/giấy
    • Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ: 10.000 đồng/giấy
    • Giấy phép mang các loại đạn vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam: 50.000 đồng – 150.000 đồng/giấy, tùy số lượng viên đạn…

    Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/6/2019

    Lao động – Tiền lương – Phụ cấp

    Lương nhân viên thí nghiệm trong trường trung học từ 3,1 triệu/tháng

    Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập sẽ có hiệu lực từ ngày 17/6/2019.

    Theo Thông tư này, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

    Cụ thể, đối tượng viên chức này được xếp lương từ bậc 1 (hệ số 2,1) đến bậc 10 (hệ số 4,89). Nếu tính theo mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2019 thì mức lương dao động từ 3.129.000 đồng/tháng – 7.286.100 đồng/tháng.

    Tài chính – Ngân hàng

    Cách xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe công

    Để hướng dẫn Nghị định 04/2019/NĐ-CP về định mức sử dụng ô tô trong các cơ quan Nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BTC.

    Theo hướng dẫn của Thông tư này, mức khoán kinh phí sử dụng xe đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại được xác định theo hình thức khoán theo km thực tế và khoán gọn.

    Trong đó:

    • Khoán theo km thực tế được tính bằng số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại x số ngày làm việc thực tế trong tháng x đơn giá khoán.
    • Khoán gọn được tính bằng số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại x số ngày đưa đón bình quân hàng tháng x đơn giá khoán.

    Thông tư này được áp dụng từ ngày 6/6/2019.

    Mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước phải đặt cọc từ 10 – 20%

    Bộ Tài chính đã có hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ tại Thông tư 21/2019/TT-BTC.

    Theo Thông tư này, nhà đầu tư công chúng có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua tính theo giá mở sổ;

    Nhà đầu tư chiến lược có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với giá trị bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua, tính theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa.

    Tiền đặt cọc được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần. Trường hợp số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền phải thanh toán, nhà đầu tư được hoàn trả lại phần chênh lệch.

    Xuất nhập khẩu

    Không nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ trên 10 năm tuổi

    Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.

    Quyết định này đặt ra một số tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng như sau:

    • Tuổi thiết bị không quá 10 năm; riêng một số loại máy móc, thiết bị lĩnh vực cơ khí, sản xuất, chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột giấy cho phép có tuổi không quá 15 – 20 năm.
    • Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với QCVN về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường…

    Đồng thời, không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp các nước xuất khẩu đã loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường…

    Hành chính

    Thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện 24/24

    Ngày 1/6/2019 cũng là ngày có hiệu lực của Quyết định 15/2019/QĐ-TTg về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

    Quyết định này nêu rõ, thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền được thực hiện 24/24 giờ hàng ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

    Người làm thủ tục khai báo hồ sơ biên phòng điện tử và nhận xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền bằng tài khoản đã được cấp tại bất kỳ nơi nào có thể truy cập Internet.

    Biên phòng của khẩu biên giới đất liền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

    Quyết định này do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Nhiều công ty Nhật không muốn tuyển lao động nước ngoài theo chế độ visa mới

    Nhiều công ty Nhật không muốn tuyển lao động nước ngoài theo chế độ visa mới

    Chỉ một phần tư các công ty Nhật dự định sẽ tuyển dụng lao động nước ngoài theo chương trình mới của chính phủ, theo kết quả một cuộc trưng cầu của Reuters.

    Điều này làm phức tạp thêm nỗ lực làm giảm thiếu hụt về nhân lực trong thị trường lao động Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe.

    Đối với người lao động Việt Nam, chương trình visa mới của thực chất không khác chế độ thực tập sinh cũ là mấy, và thậm chí còn có nhiều rào cản hơn về tiếng Nhật và kỹ năng, một blogger và kỹ sư IT người Việt sống ở Nhật lâu năm bình luận.

    Chính sách thị thực mới của Nhật, có hiệu lực từ tháng Tư, đưa ra hai loại visa mới cho người lao động ở 14 ngành nghề như xây dựng, điều dưỡng viên – những ngành đang thiếu lao động trầm trọng. Chính sách mới được kỳ vọng sẽ thu hút tới 345 ngàn người lao động chân tay sang Nhật trong 5 năm tới.

    Theo luật mới, những người sang Nhật theo loại visa kỹ năng đặc định có thể ở Nhật đến 5 năm nhưng không được đưa gia đình sang.

    Một loại visa khác dành cho những người có trình độ và kỹ năng cao hơn. Họ có thể đưa gia đình theo và được ở Nhật làm việc lâu hơn.

    Cuộc Khảo sát Doanh nghiệp của Reuters cho thấy đa số các hãng xưởng Nhật sẽ tiếp nhận lao động nước ngoài không dự định hỗ trợ họ về chỗ ăn ở, học tiếng Nhật hay tìm thông tin về cuộc sống ở Nhật Bản.

    Nhat Ban Khong Muon Tuyen Lao Dong Nuoc Ngoai Theo Che Do Visa Moi

    Chế độ thị thực mới không khác chế độ TTS cũ là mấy

    Theo chế độ thị thực mới, những ai muốn sang Nhật lao động cần phải thi tiếng Nhật và thi tay nghề.

    Về mặt nguyên tắc, chính phủ Nhật có kế hoạch tổ chức thi ở chín quốc gia – Phillippines, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Cambodia, Nepal và Mông Cổ,…

    Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về kỳ thi nào sẽ được tổ chức ở nước nào, theo tờ Asahi Shimbun.

    Chế độ thị thực mới

    “Cái visa mới này được báo chí và chính phủ Nhật nói rộng rãi rằng đây là ‘chế độ tiếp nhận lao động một cách có hạn chế’. Lần đầu tiên họ sử dụng từ lao động, chứ không nói là thực tập sinh. Đây cũng là một cái tích cực và như vậy người lao động sẽ có quyền lợi về mặt pháp luật.

    “Thế nhưng trên quan điểm của người lao động, chúng ta có thể thấy là chế độ mới này gần như không khác gì chế độ thực tập sinh (TTS) là mấy. Nó như là một chương trình TTS kéo dài mà thôi.

    “Ví dụ theo visa mới họ được ở Nhật 5 năm. Nhưng trong 5 năm đó họ cũng không được dẫn theo gia đình, họ phải đi một mình. Bạn tưởng tượng một thời gian 3 hay 5 năm như thế, một thời tuổi trẻ đi mà không được lập gia đình, cũng rất khó để về nước thăm nhà, thì cuộc sống sẽ như thế nào?

    “Và visa mới, cũng như chế độ TTS, đều áp dụng cho các ngành nghề chân tay là chủ yếu. Những ngành nghề nào, mỗi ngành nhận bao nhiêu lao động đều được khống chế về con số trước chứ không phải cứ thiếu là nhận vào.”

    Theo chế độ TTS, người lao động có thể đi Nhật một cách dễ dàng hơn vì các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận của Nhật bỏ qua những điều kiện chặt chẽ về tiếng Nhật hay kỹ năng.

    “Thâm chí họ có thể chấp nhận sự dối trá của các công ty môi giới ở trong nước. (Ví dụ người ta cần người có trình độ về hàn thì họ giả vờ trên hồ sơ là biết một chút về hàn, rồi đi học tiếp).

    “Còn ở chương trình visa mới, không còn tồn tại các nghiệp đoàn nữa, mà chỉ có các công ty tiếp nhận đằng sau … Nên tôi cho rằng, về kết quả, nhiều người lao động vẫn chọn chương trình TTS để đi một cách dễ dàng hơn,” blogger nhận định.

    Vì sao nhiều công ty Nhật không mặn mà với chế độ visa mới?

    Khảo sát của Reuters cũng cho thấy tiếng Nhật yếu, khoảng cách về văn hóa, chi phí đào tạo, sự khập khiễng về kỹ năng và tình trạng nhiều người lao động không được ở Nhật lâu dài theo chế độ mới là những nhân tố khiến các doanh nghiệp ngần ngại tuyển dụng lao động nước ngoài.

    Khảo sát của Reuters cho thấy chính phủ Nhật khó có thể thu hút người lao động trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực, nơi cứ một người tìm việc thì có tới có 1.63 việc làm, tỷ lệ cao nhất từ năm 1974.

    “Tính cả chi phí giáo dục, rủi ro về chất lượng người lao động và sản lượng, chi phí sẽ tăng lên” nếu thuê lao động nước ngoài, một giám đốc công ty sản xuất cao su viết. Ông cũng cho biết công ty ông không có kế hoạch thuê lao động nước ngoài.

    “Trước đây, chúng tôi đã gặp thất bại khi thuê lao động nước ngoài mà họ không thể hòa nhập với một nền văn hóa khác,” một quản lý của hãng sản xuất mặt hàng kim loại viết.

    Khoảng 41% các doanh nghiệp không tính đến chuyện thuê người nước ngoài, 34% không định thuê nhiều lao động nước ngoài và 26% dự định sẽ thuê nhiều, khảo sát được thực hiện từ ngày 8 đên 17 tháng Năm cho thấy.

    Cuộc khảo sát, được Nikkei Research thực hiện hàng tháng cho Reuters, hỏi ý kiến 477 công ty vừa và lớn, với các giám đốc hay trưởng phòng trả lời với điều kiện ẩn danh. Khoảng 220 công ty trả lời các câu hỏi về người lao động nước ngoài.

    Mặc dù lao động nước ngoài được coi là nguồn lao động rẻ ở Nhật, 77% các công ty không thấy có thay đổi về mức lương nói chung khi thuê các lao động đặc định. Khoảng 16% trông đợi mức lương sẽ giảm và chỉ 6% cho rằng lương sẽ tăng.

    Lao động nước ngoài sẽ “giúp làm giảm tình trạng thiếu lao động, làm giảm mức lương chung,” một chủ doanh nghiệp sản xuất thép viết trong phiếu khảo sát.

    Những người ủng hộ Thủ tướng Abe lo ngại tình trạng tội phạm tăng và đe dọa thay đổi kết cấu của xã hội. Nhưng ông khẳng định rằng luật mới sẽ không dẫn đến “một chính sách nhập cư”.

    Nhật Bản hiện có khoảng 1,28 triệu lao động nước ngoài, tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Tuy nhiên họ vẫn chỉ chiếm 2% tổng lực lượng lao động.

    Trong số này, khoảng 260.000 lao động là thực tập sinh từ các nước như Việt Nam và Trung Quốc, những người có thể ở Nhật từ ba đến 5 năm.

    (Nguồn. BBC)

  • CẦN THƠ: Góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

    CẦN THƠ: Góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

    LĐLĐ TP Cần Thơ sáng 20-5 đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

    Can Tho Gop Y Du Thao Bo Luat Lao Dong Sua Doi1

    Góp ý về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ), nhiều ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ những tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Ngoài ra, cần tính đến đặc thù ngành, nghề của từng lĩnh vực để không gây thiệt thòi quyền thụ hưởng của NLĐ. Đối với vấn đề làm thêm giờ, đa số ý kiến cho rằng không nên quy định giờ làm thêm tối đa trong tháng; nếu làm 400 giờ/năm thì doanh nghiệp phải có sự đồng thuận của NLĐ.

    Tại hội nghị, các đại biểu cũng góp ý một số vấn đề khác trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) như: mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ; tổ chức đại diện của NLĐ tại cơ sở; thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; về tranh chấp lao động tập thể và đình công; thời gian nghỉ Tết âm lịch và bổ sung 1 ngày nghỉ thương binh – liệt sĩ (27-7).

    (Nguồn. Người lao động)
  • Có được ủy quyền cho người ngoài công ty ký hợp đồng?

    Có được ủy quyền cho người ngoài công ty ký hợp đồng?

    Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có được ủy quyền cho người người ngoài công ty ký hợp đồng không?

    Ai được phép ủy quyền cho người ngoài ký hợp đồng?

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014).

    Theo đó, không phải ai cũng có thẩm quyền ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến quản lý doanh nghiệp.

    Do đó, chỉ có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mới có thể ủy quyền cho người khác ký hợp đồng.

    Đồng thời, người nhận ủy quyền cũng có thẩm quyền ủy quyền. Theo đó, người nhận ủy quyền có quyền ủy quyền lại cho người thứ ba khi:

    – Có sự đồng ý của người ủy quyền hoặc;

    – Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì việc ủy quyền ban đầu không thể thực hiện được.

    Co Duoc Uy Quyen Cho Nguoi Ngoai Cong Ty Ky Hop Dong SaiGonTamDiem1

    3 lưu ý khi ủy quyền cho người ngoài công ty

    Theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    – Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    – Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    – Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Theo đó, việc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho người ngoài ký hợp đồng nếu không vi phạm các quy định trên thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.

    Việc ủy quyền phải lập thành văn bản và người ủy quyền cần chú ý những vấn đề sau để tránh rủi ro:

    – Ủy quyền phải xác định rõ phạm vi công việc được ủy quyền và thời hạn được ủy quyền. Tránh tối đa việc ủy quyền không xác định thời hạn vốn gây ra nhiều tranh cãi khi thực hiện và có rất nhiều cơ quan chức năng không đồng ý với loại ủy quyền này.

    – Người được ủy quyền không được phép ủy quyền lại cho người khác trừ khi được người ủy quyền đầu tiên chấp nhận.

    – Phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, người ủy quyền, người được ủy quyền và trình tự ký văn bản ủy quyền phải phù hợp với quy định của Điều lệ công ty và các quy chế nội bộ của Công ty (nếu có).

    (Nguồn. Luật Việt Nam)

  • Đề xuất nới rộng khung thời gian làm thêm của người lao động

    Đề xuất nới rộng khung thời gian làm thêm của người lao động

    Dự thảo luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐ-TB-XH vừa công bố đề xuất mở rộng khung làm thêm giờ từ 300 giờ lên 400 giờ trong một số trường hợp.

    Theo Tờ trình, Bộ Luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của NLĐ là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm (tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh).

    Thời gian qua, Ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đề xuất nghiên cứu sửa đổi Bộ luật theo hướng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa với các lý do như: Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có ý kiến cho rằng giới hạn làm thêm giờ tối đa theo tháng, theo năm đang ở mức thấp và đề xuất sửa đổi quy định này theo hướng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa theo năm để vừa bảo đảm tốt hơn quyền làm việc của NLĐ nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực.

    Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định của Bộ luật Lao động hiện hành đang khống chế số giờ làm thêm thấp hơn tiêu chuẩn các nhãn hàng/người mua hàng cũng đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Trên thực tế, các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử… thường phải tổ chức làm thêm giờ trong những tháng cao điểm để hoàn thành tiến độ đơn hàng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong nước về giới hạn làm thêm giờ trong khi chưa vi phạm tiêu chuẩn của nhãn hàng.

    Do đó, việc mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt khi tổ chức làm thêm giờ và góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

    Bo Luat LD TB XH De Xuat Tang So Gio Lam Them

    Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động và góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của NLĐ. Thực tiễn thực hiện quy định về làm thêm giờ cho thấy, một bộ phận không nhỏ người lao động cũng mong muốn nâng giới hạn giờ làm thêm để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

    Báo cáo của một số địa phương, doanh nghiệp thời gian qua cho thấy: Một số doanh nghiệp khó tuyển dụng người lao động vì không tổ chức làm thêm giờ hoặc nếu không có cam kết làm thêm giờ thì người lao động sẽ bỏ việc để chuyển sang doanh nghiệp khác có làm thêm giờ; Để nâng cao thu nhập thì người lao động khi hết giờ làm việc chính thức và làm thêm giờ theo quy định, họ chuyển sang làm việc thêm cho doanh nghiệp khác.

    Thời gian làm việc ở doanh nghiệp khác chỉ được hưởng lương tiêu chuẩn (100% tiền lương) thay vì được hưởng lương làm thêm giờ cao hơn (ít nhất bằng 150%) ở doanh nghiệp cũ nếu được làm thêm giờ vượt quá quy định. Do đó, việc mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người lao động, bảo vệ tốt hơn quyền lợi tiền lương của người lao động nếu họ có nhu cầu làm thêm giờ.

    Các nước có năng suất lao động (GDP cho mỗi giờ làm việc) cao như Nauy (>= 100 USD/giờ) thì NLĐ làm việc chỉ 1400 giờ/năm; ngược lại các nước năng suất thấp (= 0 – 20 USD/giờ như Campuchia, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Indonexia, Malayxia) thì NLĐ làm việc từ 2.000-2.400 giờ/năm. Từ kinh nghiệm quốc tế nêu trên, trong bối cảnh Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp (2.340 USD vào năm 2017 theo số liệu của Worldbank), năng suất lao động còn ở mức thấp, tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp vẫn còn lớn (các ngành sản xuất gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, thủy sản, da giầy, chế biến gỗ…) thì nhu cầu mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu có thực để góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

    Phương án trong dự thảo cho thấy, sau khi nghiên cứu và tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan, Ban soạn thảo thấy rằng việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa là cần thiết và áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh nhất định. Ban soạn thảo đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

    Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật Lao động quy định các biện pháp như: Quy định nguyên tắc: trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ; Bảo đảm số giờ làm thêm trong một ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường; người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

    Các quy định này sẽ bảo đảm tổng thời gian làm việc trong ngày của người lao động là không quá 12 giờ (kể cả thời giờ làm thêm) và người lao động sẽ được nghỉ ngơi ít nhất 12 giờ mỗi ngày; Trả lương và đãi ngộ hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ: Tiền lương làm thêm giờ phải cao hơn tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn, ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết (Điều 99 dự thảo Bộ luật). Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định. Việc trả lương lũy tiến cao hơn mức trên thì do hai bên thỏa thuận.

    Chính phủ sẽ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc tổ chức làm thêm quá 200 giờ trong một năm trong Nghị định theo nguyên tắc: doanh nghiệp phải thông báo và được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; doanh nghiệp không được huy động người lao động làm thêm giờ trong thời gian dài liên tục và phải bố trí thời gian nghỉ giải lao hợp lý cho người lao động khi làm thêm giờ; quy định một số ngành nghề được mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như đối với một số ngành nghề gia công, dệt, may, da, giày, chế biến, chế tạo, lắp ráp, công nghệ thông tin và các ngành nghề sản xuất có tính thời vụ như chế biến nông, lâm, thủy sản./.

    (Nguồn. Theo VOV)

  • Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao (*): Động lực phát triển của đất nước

    Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao (*): Động lực phát triển của đất nước

    Hôm nay (5-5), tại TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp gỡ với 1.000 công nhân kỹ thuật cao. Trước thềm cuộc gặp này, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

    Phóng viên: Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ với 1.000 công nhân (CN), lao động kỹ thuật cao được xem là điểm nhấn của Tháng CN 2019, ông có thể nói rõ hơn mục đích, ý nghĩa của chương trình?

    – Ông Bùi Văn Cường:Chủ đề của Tháng CN năm nay là “Mỗi Công đoàn (CĐ) cơ sở – Một lợi ích đoàn viên”. Với ý nghĩa ấy và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ CN, lao động kỹ thuật cao tại TP HCM. Đây là diễn đàn để người đứng đầu Chính phủ gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất, hiến kế cũng như thấy được sự đóng góp quan trọng của đội ngũ CN, lao động kỹ thuật cao với sự phát triển của doanh nghiệp (DN), địa phương, ngành và đất nước; cũng là dịp để đoàn viên, CN, lao động được đón nhận thông điệp của Chính phủ gửi tới người lao động (NLĐ) cả nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác và Tháng CN năm 2019.

    Cuộc gặp gỡ này một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội đối với CNLĐ, khẳng định CĐ đồng hành vì quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn cho NLĐ. Đặc biệt, trong bối cảnh Đảng, nhà nước, Chính phủ đang có những nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu phát triển mới cũng như không để tụt lại phía sau con tàu công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.

    Thủ tướng gặp gỡ công nhân kỹ thuật cao (*): Động lực phát triển của đất nước

    Chủ đề buổi gặp gỡ là “Công nhân, lao động kỹ thuật cao – một trong những động lực phát triển đất nước”. Là người đứng đầu tổ chức CĐ Việt Nam, ông có kỳ vọng gì?

    – Như chúng ta đã biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cơ hội cũng như đan xen cả những thách thức, đó là vấn đề việc làm bền vững và bất bình đẳng trong thu nhập… Đồng thời, công việc sẽ đòi hỏi những lao động được đào tạo cơ bản tốt, có tư duy và trí tuệ, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Trong xu thế hội nhập nói chung, chúng ta cần phải phân biệt, lao động kỹ thuật cao và lao động qua đào tạo. Lao động trình độ cao là những người trực tiếp làm việc tại các vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức. Đây là lực lượng có kiến thức, tư duy và kỹ năng để đảm nhận các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất.

    Đầu tư cho lực lượng CN, lao động kỹ thuật cao phải là chuỗi mắt xích: Cơ chế, chính sách từ Chính phủ, sự nỗ lực của DN trong việc đổi mới công nghệ hiện đại, nâng chất lượng đội ngũ lao động, nâng cao năng suất và bản thân những cố gắng từ chính những NLĐ trong việc thích ứng, chủ động để trở thành người có trình độ cao. Do vậy, tại diễn đàn lần này, CN, lao động kỹ thuật cao sẽ đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ về các chính sách phát triển khoa học công nghệ trong CN; các chính sách của DN, của địa phương để phát triển mạnh mẽ lực lượng CN, lao động kỹ thuật cao và chính sách tạo động lực để CN, lao động kỹ thuật cao phát triển bản thân. Đây cũng là dịp để cả hệ thống chính trị, NLĐ nhận thức rõ vai trò, vị trí của CN kỹ thuật cao để từ đó có chính sách phát triển đội ngũ này trong thời gian tới. Tất cả đều kỳ vọng cuộc gặp gỡ này tạo ra những bước ngoặt và yêu cầu thực tế là phải ngay lập tức có hành động, đột phá lấy DN và NLĐ làm trung tâm. Bởi lẽ, muốn đất nước phát triển nhanh, bền vững, năng suất lao động cao hơn thì nhà nước phải có chính sách để đổi mới khoa học công nghệ; DN phải vào cuộc để đổi mới dây chuyền công nghệ, vì như thế đòi hỏi đội ngũ CN, lao động kỹ thuật cao phải phát triển. Do đó, CN, lao động trình độ cao chính là yếu tố có tính quyết định để phát triển bền vững đất nước.

    Công nhân kỹ thuật cao là động lực phát triển của đất nước. Muốn vậy, phải tạo cơ hội nâng cao tay nghề đi kèm chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý cho lực lượng này. Theo ông, phải làm gì để giải quyết bài toán này?

    – Tôi xin trả lời câu hỏi này bắt đầu từ DN. Đa số DN sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu và đây cũng là trở ngại để CN có tay nghề tiếp cận với tri thức và kỹ thuật mới. Để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tay nghề CN, rõ ràng DN không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Mua sắm trang hiết bị hiện đại buộc DN phải có lực lượng CN lành nghề để vận hành. Để giải quyết bài toán này, DN phải đầu tư chi phí đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ, xây dựng quy trình tuyển dụng bài bản, đặc biệt là có chế độ đãi ngộ tương xứng cho NLĐ.

    Điều khiển máy móc hiện đại đồng nghĩa với việc gánh vác trách nhiệm nặng nề, do vậy lực lượng CN kỹ thuật cao thì phải được nhận mức lương và chế độ đãi ngộ tương xứng. Mức lương cào bằng, thiếu chế độ đãi ngộ đặc biệt từ DN cũng như chính sách an sinh xã hội đặc thù sẽ không thể tạo động lực làm việc cho NLĐ.

    Thay đổi công nghệ gắn liền với sự xuất hiện của robot và điều này dẫn đến sự sàng lọc khắt nghiệt trong lực lượng CN. NLĐ phải làm gì để giành lấy cơ hội trong cuộc sàng lọc này?

    – Chỉ có NLĐ có tay nghề cao mới có thể đảm trách việc điều khiển máy móc, thiết bị hiện đại. Quy luật này bắt buộc hình thành một lớp CN kỹ thuật cao và đương nhiên CN có tay nghề thấp sẽ bị đào thải. Việt Nam đã và đang trải qua cuộc sàng lọc này. Do vậy, ngay từ khi còn học ở trường nghề, NLĐ phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để hội nhập và nắm bắt cơ hội khi DN có nhu cầu tuyển dụng. Khi được tuyển dụng vào làm việc, NLĐ phải liên tục cập nhật kiến thức, rèn giũa kỹ năng nghề và tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật để có thể bắt kịp với sự thay đổi về áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất của DN. Ai tự mãn, hài lòng với chính mình thì sẽ bị rớt lại phía sau, thậm chí bị sa thải khỏi nhà máy là điều không thể tránh khỏi.

    (Nguồn. Người lao động)

  • BỔ SUNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHỤ NỮ THAM GIA LAO ĐỘNG

    BỔ SUNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHỤ NỮ THAM GIA LAO ĐỘNG

    Chiều 7-3, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động”.

    Ý kiến trao đổi của các đại biểu trong nước, quốc tế tại tọa đàm thống nhất cho rằng, muốn thúc đẩy phụ nữ tham gia sâu hơn vào thị trường lao động, Việt Nam cần bổ sung chính sách an sinh xã hội, mở rộng dịch vụ công.

    Thúc đẩy phụ nữ tham gia lao động vượt nhiều chỉ tiêu, nhưng chưa hết rào cản

    Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong những năm qua, phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta được hỗ trợ, bảo vệ bằng khung pháp lý và hệ thống chính sách quốc gia về an sinh xã hội. Nổi bật là chính sách thúc đẩy việc làm bền vững và giảm nghèo; chính sách trợ giúp xã hội; chính sách bảo đảm về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, nhờ đó, phụ nữ và trẻ em gái có nhiều cơ hội để phát triển. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp ở Việt Nam đạt 31,3%, xếp thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng. Lao động nữ tham gia thị trường lao động đạt hơn 71%, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cho xã hội…

    Đồng tình với nhận định trên, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) dẫn chứng, trong tổng số hơn 1,6 triệu lao động được tạo việc làm mới trong năm 2018, lao động nữ chiếm 48%. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, được hỗ trợ việc làm trong nước liên tục tăng; tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp giảm còn 1,85%, thấp hơn nam giới. Các mô hình hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ ở khu vực nông thôn, miền núi, lao động nữ di cư tiếp tục phát huy hiệu quả.

    Bên cạnh những thành tựu nổi bật, các ý kiến trao đổi tại tọa đàm đã chỉ rõ, lao động nữ ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản để có thể tiến sâu hơn vào thị trường lao động. Ở góc độ chính sách, một số quy định về điều kiện làm việc, nghỉ ngơi dành cho lao động nữ còn những điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai.

    Cụ thể, Điều 159, Bộ luật Lao động hiện hành chỉ cho phép lao động nữ được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp nuôi con dưới 6 tháng tuổi và chăm con dưới 7 tuổi ốm, mà không ghi nhận quyền tương đương cho lao động nam. Hơn nữa, điều luật này chưa nhất quán với quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, cho phép tất cả người lao động nghỉ có hưởng bảo hiểm xã hội khi nuôi con dưới 6 tháng tuổi và chăm con ốm dưới 7 tuổi. Ngoài ra, Bộ luật Lao động hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về đào tạo nghề, hỗ trợ an sinh xã hội, bình đẳng cơ hội cho người lao động.

    Trong thực tế, do những định kiến về giới còn tồn tại, đa số phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, miền núi phải làm những công việc không được trả lương nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động xã hội tuy cao, song tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Đáng lo hơn, lao động nữ đang chiếm tỷ lệ cao ở những ngành, nghề nặng nhọc, trình độ thấp, dễ bị máy móc thay thế…

    Bổ sung chính sách thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động

    Tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nữ

    Bà Eliza Fernandez, Trưởng đại diện của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã tham gia Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau từ năm 1997. Hiến pháp năm 2013, Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Bộ luật Lao động (năm 2012) đều nhất quán mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; đồng thời thúc đẩy phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.

    Cho rằng phụ nữ Việt Nam sẽ có nhiều thời gian làm việc xã hội hơn, nếu có dịch vụ công hỗ trợ, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam khuyến nghị, các ngành, địa phương quan tâm mở rộng, nâng cấp hệ thống đường sá, trường học, bệnh viện, phương tiện giao thông công cộng, cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc người già, dịch vụ trợ giúp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại… Ngoài ra, Việt Nam cần bảo đảm an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc hoàn thiện luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tới mọi đối tượng…

    Từ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) phản ánh: “Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn lao động nữ di cư, nên rất khó mở rộng diện bao phủ đến đối tượng này. Để phụ nữ tham gia sâu hơn vào thị trường lao động, chính sách bảo hiểm tự nguyện đối với nhóm lao động di cư cần được bổ sung”.

    Ở góc độ quản lý nhà nước, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhằm bảo đảm công bằng cho lao động nữ, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã dành một chương riêng quy định các vấn đề liên quan đến lao động nữ. Dự thảo đề xuất các phương án về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu người lao động bị ngược đãi, bị quấy rối tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động.

    Trong một số trường hợp, lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Với người sử dụng lao động, họ không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người nghỉ việc theo chế độ thai sản, cũng không được bố trí làm việc ban đêm, làm thêm giờ…

    Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhiều lần cảnh báo, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, lao động nữ làm những công việc giản đơn đứng trước nguy cơ mất việc làm. Để thích ứng với thời cuộc, hy vọng những rào cản đối với lao động nữ sớm được quan tâm, tháo gỡ.

    (Nguồn. Hà Nội Mới)