3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm
Chỉ còn ít ngày nữa sẽ bước sang tháng 10 và dần kết thúc năm. Cuối năm là thời điểm nước rút của mọi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cần hoàn thành các khoản nợ, giấy tờ, báo cáo bước khi bước sang năm mới. Công việc của kế toán cũng nhiều hơn vì không chỉ kết thúc kỳ kế toán quý mà còn kết thúc kỳ cả năm.
Vì vậy, bộ phận kế toán cần hết sức lưu ý với công việc của mình. Để chắc chắn thì bạn nên note lại những công việc kế toán cần phải làm mà chúng tôi điểm lại dưới đây:
Nội dung chính
1. Hoàn thiện các báo cáo định kỳ
Không chỉ báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý mà còn báo cáo cả năm. Khối lượng công việc của kế toán sẽ gấp nhiều lần bình thường. Các loại báo cáo kế toán cần làm là:
+ Lập tờ kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tháng cuối năm
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12
+ Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo tháng
+ Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn
+ Lập tờ khai thuế môn bài của năm sau
+ Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định năm sau (nếu có)
+ Lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Ngoài ra, kế toán sẽ phải thuyết minh Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
Thực tế, tùy từng doanh nghiệp, tổ chức mà có thể có thêm một số loại báo cáo khác. Về cơ bản sẽ có những loại báo cáo trên.
Với một khối lượng công việc nhiều như vậy, nếu kế toán có thể sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử hỗ trợ thì công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Áp dụng công nghệ hiện đại là việc rất cần thiết trong những trường hợp này.
2. Báo cáo với Giám đốc, ban lãnh đạo về kết quả hoạt động trong năm qua và đề xuất phương hướng năm tới
Thời điểm cuối năm là lúc để các bộ phận trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thể ngồi lại cùng nhau, nhìn lại chặng đường đã đi một năm qua. Không chỉ để nêu lên những kết quả, thành công đã đạt được mà quan trọng là chỉ ra những yếu kém, sai sót trong hoạt động của mình. Từ đó đề xuất ra những phương hướng khắc phục và phát triển trong năm mới.
Riêng công việc kế toán cần phải làm, báo cáo một cách cụ thể minh bạch về tài chính, thuế, doanh thu, vốn,… cho ban lãnh đạo của mình. Với những con số cụ thể cần phân tích, đánh giá được hiệu quả, thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp đã đang và sẽ đối mặt.
Đây cũng là cơ hội để kế toán chia sẻ với cấp trên về những khó khăn trong công việc của mình, đề xuất những phương án để hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn cũng như đảm bảo những lợi ích cho kế toán khi đã có sự cống hiến.
3. Hoàn tất đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Chính phủ
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/11/2018), thời gian chuyển đổi và bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp, tổ chức như sau:
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trong vòng 02 năm (từ 01/11/2018 đến 31/10/2020).
+ Kể từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp trên cả nước bắ buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
+ Các doanh nghiệp mới thành lập sau 01/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện
+Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.
Như vậy, thời gian để doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi sang hóa đơn điện tử không còn nhiều. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa sử dụng hóa đơn điện tử thì kế toán cần triển khai cùng cấp trên thay đổi ngay, tránh đột ngột thay đổi khi đến hạn sẽ làm hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, gặp rủi ro cao.
Đồng thời, theo Khoản 3, Điều 7 của Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Còn nhiều công việc nhỏ lẻ khác mà kế toán cần làm kỳ cuối năm. Về cơ bản, kế toán cần nhớ những công việc kế toán cần phải làm trên. Hãy chắc chắn rằng, đơn vị của bạn sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ kê khai, nộp thuế theo pháp luật.
(Nguồn. Ketoan)