Danh mục: Luật và doanh nghiệp

  • Sửa Luật Lao động: 2 phương án về điều chỉnh giờ làm thêm và tuổi hưu

    Sửa Luật Lao động: 2 phương án về điều chỉnh giờ làm thêm và tuổi hưu

    “Dự thảo sửa đổi Luật Lao động đang để ngỏ phương án điều chỉnh giờ làm thêm lên 400 giờ trong điều kiện đặc biệt, mở rộng khung thoả thuận 2 bên. Đồng thời, tuổi hưu có thể tăng từ 3-6 tháng/năm từ năm 2021…” – ông Mai Đức Thiện, vụ Phó Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.

    Đây là thông tin chia sẻ tại Hội thảo về bình đẳng giới tại nơi làm việc và những điểm mới trong Bộ Luật Lao động sửa đổi do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tổ chức tuần đầu tháng 4 tại Hà Nội.

    Sửa Luật Lao động: 2 phương án về điều chỉnh giờ làm thêm và tuổi hưu

    Mở rộng khung thoả thuận giờ làm thêm

    Theo ông Mai Đức Thiện, dự thảo Luật đưa ra phương án nâng khung thoả thuận về giờ làm thêm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều này cần thiết ở những doanh nghiệp gặp phải tình huống phải thực hiện gấp nhiều đơn hàng hoặc liên tục thay đổi sản phẩm.

    Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần huy động lao động làm việc tăng thời gian để hoàn thành mục tiêu. Ông Thiện cũng cho biết thêm, qua khảo sát thực tế, nhiều người lao động cũng có nhu cầu làm thêm giờ để tăng thu nhập.

    “Trên cơ sở đó, dự thảo sửa đổi Luật Lao động có nêu 2 phương án. Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành về giờ làm thêm trong ngày. Tức là trong 1 ngày, người lao động được làm thêm tối đa 50 % số giờ chính thức của 1 ngày. Phương án 2: Số giờ làm thêm trong điều kiện bình thường là 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt tăng lên 400 giờ” – vị Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế chia sẻ.

    “Ngoài ra, dự thảo Luật Lao động sẽ bỏ quy định mốc làm thêm 30 giờ/tháng, nhằm giúp tăng sự linh hoạt về thời gian thực hiện đơn hàng của doanh nghiệp trong từng tháng” – ông Mai Đức Thiện nói.

    Tuy nhiên, điều quan trọng trong dự thảo là việc làm thêm giờ phải dựa trên sự thoả thuận của 2 bên và trong đó có sự đồng ý của người lao động.

    Hai phương án tăng tuổi hưu

    Về tuổi nghỉ hưu, ông Mai Đức Thiện cho biết: “Nghị quyết 28/NQ-T.Ư đã quy định việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được bắt đầu từ năm 2021. Điều này nhằm thích ứng với xu hướng già hoá dân số của Việt Nam, tận dụng tối đa nguồn nhân lực có kinh nghiệm, chất lượng để phát triển kinh tế, ổn định quỹ hưu trí tử tuất trong dài hạn”.

    Trên cơ sở đó, dự thảo sửa đổi Luật Lao động đang xây dựng một số phương án điều chỉnh từ ngày 01/01/2021, theo hướng tăng tuổi hưu của lao động nam lên 62 và lao động nữ tăng lên 60 tuổi.

    Dự kiến có 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu đang được nghiên cứu

    “Phương án 1: Tuổi hưu của nam có thể tăng 3 tháng/năm và nữ tăng 4 tháng/năm. Phương án 2: Tuổi hưu của nam tăng 4 tháng/năm và nữ là 6 tháng/năm. Tính từ năm 2021, chúng ta cần thêm 16 năm tiếp theo để đạt được mục tiêu đưa tuổi hưu của nam lên 62 và nữ lên 60” – vị Vụ phó Vụ Pháp chế nói.

    Chia sẻ kinh nghiệm của các nước, ông Mai Đức Thiện cho biết, các nước có xu hướng quy định việc tăng tuổi hưu chậm. Đơn cử như nước Pháp, Bỉ chỉ tăng 2-3 tháng/năm, một số nước khác tăng 1 tháng/năm.

    “Mức tăng chậm này nhằm tránh tình trạng “sốc” đối với những người rời khỏi và bắt đầu tham gia thị trường lao động. Mặt khác, tránh tình trạng ra vào ồ ạt, gây biến độ tới thị trường lao động”.

    (Nguồn. Dân Trí)

  • Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 năm 2019

    Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 năm 2019

    Công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liền trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch và nghỉ 5 ngày liên tục đối với dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

    Theo thông báo về việc nghỉ lễ, tết năm 2019 của Bộ LĐ-TB&XH, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp tổ chức chính trị, xã hội sẽ có 2 đợt nghỉ trong tháng 4 tới.

    Lễ Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được nghỉ 3 ngày vào giữa tháng 4 và 5 ngày dịp 30/4 – 1/5.

    Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 năm 2019

    Cụ thể, quy định giỗ Tổ Hùng Vương cán bộ, công nhân viên chức sẽ được nghỉ một ngày, nếu ngày giỗ Tổ trùng vào dịp cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù vào ngày đi làm kế tiếp.

    Năm nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch) rơi vào Chủ nhật (ngày 14/4 dương lịch) nên người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày vào thứ Hai ngày 15/4.

    Như vậy, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 3 ngày, từ thứ Bảy ngày 13/4 đến hết thứ Hai ngày 15/4.

    Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế lao động (1/5/2019) cán bộ công chức, viên chức sẽ nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5.

    Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 năm 2019

    Ngoài ra, đến ngày lễ Quốc khánh 2/9, người lao động cũng sẽ được nghỉ 3 ngày, gồm cả 2 ngày nghỉ cuối tuần, từ thứ Bảy 31/8 đến hết thứ Hai ngày 2/9.

    Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

    Trong thời gian nghỉ lễ này, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

    (Nguồn. Vietnamnet)

  • Cục thuế Tphcm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN qua Facebook

    Cục thuế Tphcm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN qua Facebook

    25 điểm hỗ trợ đặt tại Văn phòng Cục Thuế TP HCM và 24 Chi cục Thuế quận, huyện được trang bị máy tính, máy in… và trang web thuedientu.gov.vn giúp người nộp thuế tự lập và tự in tờ khai thuế, gửi file tờ khai đến cơ quan thuế.

    Những vừa qua, thông tin từ Cục Thuế TP HCM cho biết cơ quan thuế sẽ thực hiện chương trình hỗ trợ người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trực tiếp tại Văn phòng Cục Thuế TP HCM và 24 Chi cục Thuế quận, huyện từ 18-3 kéo dài đến 1-4 (trừ trường hợp hồ sơ quyết toán có đề nghị hoàn thuế).

    Để tăng tính tương tác với người nộp thuế và tăng tính hiệu quả trong công tác hỗ trợ, Cục Thuế TP HCM cũng sẽ đưa những thông tin hướng dẫn lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và hướng dẫn trực tiếp các quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua Facebook (và những trang mạng xã hội thịnh hành khác) nhằm tận dụng triệt để hiệu ứng nhanh, tiện lợi của mạng Internet. Đây là những nét mới trong công tác hỗ trợ quyết toán thuế TNCN năm nay.

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua Facebook

    Ngoài ra, Câu lạc bộ Đại lý thuế TP HCM cũng sẽ tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế tại các điểm hỗ trợ của cơ quan thuế.

    Mặt khác, vào ngày 1-3 và các ngày 4-3 đến 7-3, tại Nhà hát Hòa Bình, Cục Thuế TP HCM tổ chức tập huấn, huớng dẫn cho các doanh nghiệp kê khai và lập hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN năm 2018; đồng thời thông tin các quy định mới áp dụng từ năm 2019, đặc biệt là các nội dung mới về hóa đơn điện tử.

    Theo Thy Thơ (Người lao động)

  • Hướng dẫn cách làm quyết toán thuế TNCN năm 2019

    Hướng dẫn cách làm quyết toán thuế TNCN năm 2019

    Dưới đây là một số kinh nghiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018 và năm 2019.

    Văn bản pháp luật theo quy định cách làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019

    • Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân.
    • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/20103 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính Phủ.
    • Thông tư 92/2015/TT-BTC về việc Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với các nhân cư trú có hoạt động kinh doanh. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân.

    HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN NĂM 2018 VÀ NĂM 2019

    Việc đầu tiên các bạn cần nắm các đối tượng giải quyết toán thuế TNCN bao gồm:

    ĐỐI TƯỢNG

    NGHĨA VỤ

    Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (Doanh nghiệp)

    Quyết toán cho phần thu nhập mà doanh nghiệp đã chi trả trong năm

    Cá nhân có thu nhập (Người lao động)

    Quyết toán cho phần thu nhập mà mình đã được nhận trong năm

    Mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp

    Cá nhân có thế ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay cho mình nếu đủ điều kiện được ủy quyền theo quy định

    Chi tiết về đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019 như sau:

    1. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế (QTT) nếu có số thuế phải thêm

    hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

    • Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
    • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế taij nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
    • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

    2. Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2015 thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

    Tổ chức trả thuế thu nhập chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thế hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    • Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp cận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp và không cấp chứng từ khấu trừ thuế đối với người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.
    • Trường hợp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp, người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), cuối năm người lao động có quyền quyết toán thuế thì tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thay cho người lao động.
    • Riêng tổ chức trả thu nhập giải thế, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo Mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hợp đồng.
    • hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC

    Tính thu nhập bình quân tháng khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019

    Tính thu nhập bình quân tháng bằng công thức sau:

    Thu nhập bình quân tháng = (tổng thu nhập chịu thuế – tổng các khoản giảm trừ của cả năm)/ 12 tháng.

    Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế thu nhập với Việt Nam thì nghĩa vụ nộp thuế TNCN sẽ được tính từ tháng đến Việt Nam, tức là được tính đủ theo tháng.

    Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019

    Hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2018, 2019 bao gồm:

    • Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN (Mẫu theo thông tư 92/2015/TT-BTC).

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    • Bản chụp chứng minh các chứng từ, bao gồm: thuế đã tạm nộp trong năm, thuế đã khấu trừ, thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có); các khoản đã đóng góp vào quỹ khuyến học, quỹ nhân đạo, quỹ từ thiện (nếu có).
    • Nếu cá nhân nhận thu nhập từ đại sứ quán, lãnh sự quán, thu nhập từ nước ngoài hay các tổ chức quốc tế khác thì phải có tài liệu chứng minh.

    Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN sẽ không giống nhau. Vấn đề này đã được quy định rõ tại điểm c.2 khoảng 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

    Ngoài ra, Tổ chức trả thu nhập (TCTTN) truy cập trang www.gdt.gov.vn hoặc tncnonline.com.vn để tải về một trong các phần mềm nộp hồ sơ khai thuế qua mạng iHTKK…

    Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    Tổ chức trả thu nhập và cá nhân thuộc diện khai quyết toán thuế (QTT) nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

    Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh phải làm thủ tực quyết toán thuế với Cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.

    Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN dành cho TCTTN

    Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019 đối với tôt chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

    Tổ chức trả thu nhập (TCTTN) nộp hồ sơ tại Cục thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý tổ chức:

    • TCTTN là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
    • TCTTN là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
    • TCTTN là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
    • TCTTN là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

    Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế dành cho cá nhân

    Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài Chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

    • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.
    • Cá nhân đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức trả thuu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.
    • Trường hợp cá nhân cơ thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập cuối cùng.
    • Cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) bao gồm:

    + Cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.

    + Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức trả thu nhập nào.

    + Cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10%.

    + Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc có nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào.

    (Nguồn. Tổng hợp Internet)

  • Không đóng BHXH, cả người lao động và doanh nghiệp đều bị phạt

    Không đóng BHXH, cả người lao động và doanh nghiệp đều bị phạt

    Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của người lao động. Thế nhưng, vẫn có trường hợp người lao động và doanh nghiệp cố tình không đóng. Trong trường hợp này, người lao động và doanh nghiệp bị phạt thế nào?

    Mức phạt với người lao động
    Bảo hiểm xã hội có bản chất là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, về hưu… Chính vì thế, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và yêu cầu tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tham gia.

    Hàng tháng, người lao động phải đóng 9% tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, hành vi người lao động bắt tay thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng, đồng thời bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng.

    Muc Luong Dong

    Mức phạt với doanh nghiệp

    Nếu như người lao động chỉ phải đóng 9% tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp phải đóng 18,5%. Do đó, thực tế hiện nay, không ít doanh nghiệp “trốn” nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.

    Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ chịu mức phạt nghiêm khắc. Cụ thể như sau:

    – Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng;

    – Bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng;

    – Bị buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm chưa đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

    Như vậy, trong trường hợp người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận về việc không đóng BHXH thì cả người lao động và doanh nghiệp đều bị phạt. Trường hợp người lao động muốn đóng nhưng doanh nghiệp cố tình không đóng thì chỉ doanh nghiệp chịu phạt.

    Nguồn: LuatVN.vn

  • 10 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

    10 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

    Bộ luật Lao động(BLLĐ) mới nhất được ban hành ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Tại Bộ luật này, có rất nhiều điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây LuatVietnam giới thiệu 10 điểm quan trọng nhất của Bộ luật Lao động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

    1. Chỉ được thử việc 01 lần

    – Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưngchỉ được thử việc 01 lầnđối với một công việc.

    Thời gian thử việc tối đa:

    + Không quá 60 ngày (đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên);

    + Không quá 30 ngày (đối với công việc cần trình độ trung cấp);

    + Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    – Doanh nghiệp yêu cầu lao động thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

    – Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Lương trong thời gian thử việc của NLĐ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    – Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ thấp hơn 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    Luong Thu Viec

    Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức (Ảnh minh họa)

    3. 03 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho NLĐ kết quả thử việc

    Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ:

    Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động ngay với người lao động.

    Nếu không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

    Điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động, sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 02 -05 triệu đồng.

    4. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của NLĐ

    Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định, doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    5. Thời gian làm việc

    – Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Điều 104 Bộ luật Lao động 2012)

    – Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    Thoi Gian Lam Viec
    Thời gian làm việc không quá 40 tiếng/tuần (Ảnh minh họa)

    6. Lương chính thức không thấp hơn lương tối thiểu vùng

    Từ năm 2018, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP. Cụ thể, như sau:

    – Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

    – Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng.

    – Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

    – Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

    Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạttừ 20 – 75 triệu đồngtùy thuộc vào mức độ vi phạm.

    Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Đáng chú ý, mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đãchốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019.

    7. Tiền lương làm thêm giờ

    Theo Bộ luật Lao động, NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% lương; vào ngày nghỉ hằng tuần được hưởng 200%; vào ngày lễ, Tết được hưởng 400% lương (Điều 97, Điều 115 – Bộ luật Lao động năm 2012).

    Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm được trả lương: Ngày thường = 210%; ngày nghỉ hàng tuần = 270%; ngày lễ, Tết = 390%.

    Doanh nghiệp trả lương làm thêm giờ thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

    Tham khảo, cách tính tiền làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tếttại đây.

    8. Người lao động được trả lương đúng hạn, đầy đủ

    Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ nguyên tắc trả lương cho người lao động: Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn

    Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

    Luong Thuong
    Chậm trả lương người lao động được nhận thêm tiền lãi (Ảnh minh họa)

    9. Lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ “đèn đỏ”

    Theo BLLĐ 2012, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong 01 tháng.

    Đáng chú ý, doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ” sẽ bị phạt. Cụ thể, mức phạt xem.

    10. Cấm phạt tiền, cắt lương NLĐ thay cho xử lý kỷ luật lao động

    Bộ luật Lao động 2012 nhấn mạnh cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

    Trên đây là 10 quy định của Bộ luật Lao động mới nhất người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình. Quý khách hàng của LuatVietnam có thể tra cứu tất cả văn bản lĩnh vực LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG.

    Nguồn: Luatvietnam.vn