Blog

  • Chính sách mới vay vốn 100% cho lao động đi XKLĐ

    Chính sách mới vay vốn 100% cho lao động đi XKLĐ

    Tôi muốn đi làm việc tại Đài Loan theo hợp đồng lao động thì có được vay vốn không có bảo đảm tại các Ngân hàng Chính sách xã hội không? Có chính sách vay vốn nào hỗ trợ cho lao động đi XKLĐ không?

    Luật sư tư vấn:

    Thông tin bạn nêu chưa rõ là bạn có thuộc người lao động tại huyện nghèo không. Nếu bạn đáp ứng điều kiện lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định số 27/2019/QĐ- TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ này 25/10/2019) quy định điều kiện cho vay và mức vốn cho vay:

    Chinh Sach Vay Von Cho Lao Dong Di XKLD

    Điều 2. Điều kiện cho vay

    1. Người lao động có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    2. Người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Mức vốn cho vay

    1. Mức vốn cho vay tối đa bằng 100% chi phí người lao đóng góp theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

    2. Người lao động được vay vốn theo khoản 1 Điều này không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

    Theo quy định trên, người lao động được vay vốn với mức tối đa là 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không cần thực hiện bảo đảm tiền vay nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:

    – Có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo;

    – Có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài;

    – Được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc;

    – Đã ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Một trong những điều kiện để được vay vốn mà không thực hiện bảo đảm tiền vay là bạn phải có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, đã ký hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài, được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc.

    Danh sách các huyện nghèo được quy định cụ thể trong Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Danh sách huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    Ví dụ: Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên… Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên, bạn sẽ được vay vốn mà không cần thực hiện bảo đảm tiền vay. Lãi suất cho vay người lao động thuộc hộ nghèo sẽ được vay bằng 50% lãi suất cho vay với hộ nghèo.

    (Nguồn. Vietnamnet)

  • Ngành nhân sự – Làm thế nào để ứng biến và thích nghi trong kỷ nguyên số?

    Ngành nhân sự – Làm thế nào để ứng biến và thích nghi trong kỷ nguyên số?

    Dù đã thay đổi rất nhiều trong những năm vừa qua, nhiều người vẫn cho rằng người làm trong ngành Nhân sự còn cứng nhắc, bảo thủ cùng với việc đưa ra các quy định chồng chéo nhiều lớp.

    Liệu rằng quan điểm này có thật sự được đồng tình trong thời điểm hiện nay? Hãy lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia Nhân sự để tìm thấy câu trả lời cho riêng mình.

    “Nhân sự có phải là nghề không dành cho người năng động, sáng tạo?”

    Nhiều người khi được hỏi cảm nhận về ngành nhân sự, họ cho rằng đây là nghề dành cho những người tỉ mẩn, cần cù nhiều hơn là sự năng động, sáng tạo.

    Bản chất của ngành nhân sự bắt nguồn sơ khai từ các công việc quản lý hành chính, các mối quan hệ trong lực lượng lao động. Do đó, việc gắn liền với các định chế pháp luật lao động và quy chế tổ chức khiến ngành Nhân sự có xu hướng nghiêng nhiều về tính kỷ luật, tuân thủ theo quy trình.

    Tuy nhiên, theo sự tiến hóa của xã hội, Phòng nhân sự tiến đến việc quản lý hiệu năng lao động, phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức. Với mục tiêu đảm bảo tổ chức có đội ngũ đạt về năng lực, đồng thời cam kết giúp tổ chức đạt mục tiêu, quản trị nhân sự cần cập nhật thông tin liên tục của môi trường kinh doanh để đổi mới phương thức hoạt động.

    Ông Lê Hồng Phúc, Chủ tịch CLB Nhân sự Việt Nam VNHR chia sẻ: “Gần đây, mô hình quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp đã được tổ chức linh hoạt hơn nhiều để đáp ứng tình hình phát triển của tổ chức. Đặc biệt, với những thay đổi vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ, ngành nhân sự cần luôn học hỏi và thay đổi không ngừng để ứng biến tốt hơn với nhiều biến động.”

    Theo chia sẻ của ông Lê Hồng Phúc: “Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu công việc trong các ngành. Nhiều công việc hành chính dần được thay thế bằng máy như nhâp liệu, trả lời điện thoại, phân tích dữ liệu, lập báo cáo,… Người ta đang nói nhiều về “những công việc trong tương lai”.

    Nganh Nhan Su Trong Thoi Dai Ky Nguyen So

    Một ví dụ rất rõ ràng là trường hợp của các ứng dụng gọi xe. Mô hình kinh doanh mới của Grab, GoViet, hay Uber đã gần như thay đổi mô hình kinh doanh taxi và hoạt động xe ôm truyền thống. Nếu doanh nghiệp và người lao động không có sự hỗ trợ kịp thời để chuyển đổi sẽ bị tác động rất lớn”.

    Bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet & thành viên Ban điều hành CLB Nhân sự Việt nam, đánh giá “hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng rất linh hoạt và sáng tạo. Họ chủ động điều chỉnh mức độ ứng dụng, và học hỏi có chọn lọc”.

    Là một trong những chuyên gia đầu ngành, bà lạc quan tin rằng Nhân sự Việt Nam hoàn toàn có thể đối đầu trước những thách thức nhờ sự học hỏi, thích nghi, ứng biến nhanh chóng.

    Trong những năm gần đây, các sự kiện kết nối, cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong ngành tại Việt Nam trở nên phổ biến hơn. Quy mô chương trình, số lượng người tham dự và diễn giả không ngừng tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự chủ động học hỏi và chia sẻ kiến thức với nhau trong cộng đồng Nhân sự.

    Tương lai bền vững từ những viên gạch nền vững chắc

    Ông Lê Hồng Phúc nhận định: “Trong ngắn hạn, công tác quản trị nhân sự vẫn tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của tổ chức; nhất là chú trọng khích lệ, gắn kết nhân viên, tạo môi trường việc để nhân viên gắn bó với tổ chức.

    Mặt khác, trong dài hạn, chức năng quản trị nhân sự phải thực sự làm tốt vai trò là một đối tác chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự phải là người tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp tất cả các vấn đề liên quan đến chiến lược nhân sự, hoạch định, phát triển và quản lý nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.”

    Bà Lê Thị Kim Anh – Tổng giám đốc công ty Dynamic Consulting & phó chủ tịch Câu lạc bộ VNHR – đánh giá: “Công việc gắn liền với con người và quy định của tổ chức dần trở nên nhiều sắc màu từ sự đa dạng của những cải tiến nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

    Trong tương lai không xa, ngành Nhân sự sẽ định nghĩa bản thân theo một cách hoàn toàn mới, dần phá vỡ những định kiến tồn tại bao lâu nay trong xã hội. Nếu một công ty cần tạo ra giá trị thương hiệu cho khách hàng, thì Quản trị Nhân sự phải nhắm đến việc tạo ra giá trị ở đội ngũ lao động: giá trị ấy không chỉ dừng ở việc tăng hiệu suất công việc, mà còn thể hiện tính cải tiến, và những phẩm chất đặc trưng cho doanh nghiệp đó”.

    (Nguồn. vneconomy.vn)

  • 5 tiện ích lý tưởng khi dùng phần mềm quản lý chữ ký số Token Manager

    5 tiện ích lý tưởng khi dùng phần mềm quản lý chữ ký số Token Manager

    Nhu cầu về chữ ký số và chứng thực số ngày càng cao, trong đó, dịch vụ chứng thư số công cộng VNPT-CA đang được coi là dịch vụ tốt nhất cung cấp tới khách hàng.

    Với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đang triển khai dịch vụ VNPT CA sẽ thấy vô cùng tiện lợi khi ứng dụng VNPT Token Manager, một phần mềm quản lý chữ ký số với những trải nghiệm mới và nhiều tính năng ưu việt, thuận tiện.

    1. Hoàn toàn miễn phí và dễ dùng

    Chữ ký số giữ vai trò đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử. Đây là yếu tố quan trọng nhất và là điều kiện tiên quyết khi chuyển các giao dịch có giá trị lớn trên giấy tờ sang giao dịch trên mạng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi doanh nghiệp đã đăng ký và sử dụng chữ ký số thì việc sử dụng một công cụ để quản lý dịch vụ này là vô cùng quan trọng.

    Ứng dụng quản lý chữ ký số VNPT Token Manager đang được VNPT cung cấp hoàn toàn miễn phí dành cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng VNPT-CA… Người dùng chỉ việc tải về tại địa chỉhttps://vnpt-ca.vn/download-pagehoặchttp://kyso.vnpt-ca.vn/và dùng đơn giản theo hướng dẫn.

    2. Thay đổi mã pin

    Sau khi cài đặt, chức năng Thay đổi mã PIN của VNPT Token Manager sẽ giúp người dùng thay đổi mã PIN hiện tại của Token, hay chức năng Mở khóa Token cũng hữu ích không kém khi gặp trường hợp USB Token có thể bị khóa và không sử dụng được cặp khóa và chứng thư số trong Token để ký số, người dùng chỉ cần truy cập ứng dụng Mở khóa Token để tiếp tục sử dụng chữ ký số.

    3. Gia hạn chứng thư số tại nhà

    Trước đây, để gia hạn khi chứng thư số đến kỳ, người dùng phải ra điểm giao dịch hoặc liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn gia hạn. Giờ đây, nếu muốn đăng ký gia hạn và cập nhật chứng thư số mới, sử dụng phần mềm VNPT Token Manager người dùng hoàn toàn thể gia hạn trực tiếp với nhà cung cấp VNPT chỉ với vài thao tác chức năng đơn giản dù bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

    Cụ thể, chức năng hỗ trợ người dùng đăng ký gia hạn chứng thư số trong trường hợp thời gian hiệu lực của chứng thư sắp hết (Khi hiệu lực chứng thư còn ít hơn 60 ngày, thông tin thời gian hiệu lực sẽ chuyển sang màu cam, khi hết thời gian hiệu lực, sẽ chuyển sang màu đỏ).

    Phan Mem Quan Ly Chu Ky So Token Manager

    Sự tiện lợi được biểu hiện rõ nét khi phần mềm tự động có thể kiểm tra xem yêu cầu gia hạn đã được duyệt và có chứng thư mới trên hệ thống hay chưa sau đó hiển thị thông báo tới người dùng. Trong khi đó, khách hàng cũng có thể tự kiểm tra trạng thái này thông qua chức năng cập nhật chứng thư mới.

    Sau khi các thủ tục gia hạn chữ ký số được hoàn tất giữa VNPT CA và khách hàng, yêu cầu gia hạn sẽ được duyệt trên hệ thống của VNPT CA, phần mềm sẽ hiển thị thông báo đã có chứng thư số mới trên hệ thống, khách hàng có thể cập nhật vào USB Token thông qua chức năng cập nhật chứng thư mới.

    4. Mở khóa USB Token tại nhà

    Trong quá trình sử dụng, đôi lúc sẽ có tình trạng không nhớ mật khẩu của mã PIN, hoặc người dùng nhập liên tục mã PIN sai và thiết bị sẽ khóa lại nhằm bảo mật thông tin có trong chứng thư số. Để sử dụng chứng thư số để kê khai thuế theo tháng, quý và năm, bắt buộc người dùng phải mở khóa thiết bị USB để ký số trước khi nộp tờ khai điện tử, nộp báo cáo tài chính BCTC, đăng ký hải quan hay ký bảo hiểm xã hội (BHXH). Dùng phần mềm VNPT Token Manager hoàn toàn có thể khắc phục đơn giản trường hợp này.

    Phan Mem Quan Ly Chu Ky So Token Manager1

    5. Kênh kết nối giữa VNPT CA với người dùng

    Điểm đặc biệt giúp nâng cao giá trị của phần mềm quản lý chữ ký số này chính là việc đóng vai trò như một kênh kết nối giữa VNPT CA với người dùng giúp việc thông tin tới người dùng được nhanh chóng, thuận tiện qua hệ thống các thông báo, cảnh báo thông minh.

    Ngoài ra, người dùng VNPT Token Manager còn có thể trải nghiệm các chức năng khác như: xem chứng thư số, xem số serial, kiểm tra trạng thái thu hồi, cập nhật thông tin thuê bao, thông tin Token

    (Nguồn. vtc.vn)

  • Gợi ý một số việc làm thêm tại nhà được nhiều người lựa chọn

    Gợi ý một số việc làm thêm tại nhà được nhiều người lựa chọn

    Bạn đang tìm kiếm việc làm thêm tại nhà? Những công việc làm thêm mang lại hiệu quả kinh tế cao là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin bổ ích nhé!

    Việc tìm kiếm các việc làm thêm tại nhà hiện nay rất phổ biến. Nó không chỉ là giúp những người có thêm thu nhập mà còn thực hiện được sở thích của mình. Các việc làm thêm rất đa dạng, bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có một số gợi ý về việc làm thêm lý tưởng nhé!

    Công việc đào tạo – dạy học

    Gia sư là việc làm thêm không còn xa lạ trên thị trường việc làm từ trước đến nay. Nếu trước đây việc gia sư phải phụ thuộc vào thời gian của người học, thì hiện nay bạn có thể ở một chỗ và dạy học bất kỳ lúc nào. Sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là internet đã mang đến cho con người rất nhiều lợi thế.

    Bạn hoàn toàn có thể dạy học nhưng theo hình thức online. Người học có thể học bất kỳ lúc nào, tại bất kỳ đâu. Và người dạy cũng không cần phụ thuộc vào lịch và địa điểm dạy học. Điều này giúp cả bạn và học sinh đều chủ động về thời gian của mình hơn. Đặc biệt đây cũng là một cách để lượng kiến thức của bạn được củng cố và nâng cao hơn.

    Ngoài ra nếu bạn có năng lực và chuyên về một lĩnh vực nào đó có thể soạn thành một cuốn sách online. Ebook hiện nay rất phát triển và được nhiều người đón nhận rất hiệu quả. Việc này không chỉ giúp bạn có được mức thu nhập lý tưởng mà còn giúp bạn sử dụng được trí óc của mình. Công việc này phù hợp với tất cả các đối tượng có năng lực và kiến thức về một lĩnh vực cụ thể.

    Mot So Viec Lam Them Tai Nha Duoc Nhieu Nguoi Lua Chon

    Công việc làm freelance thuê

    Hiện nay freelancer là đã trở thành xu hướng việc làm rất phổ biến ở cả thế giới và Việt Nam. Công việc không đòi hỏi thời gian, không gian làm việc và đặc biệt là không áp lực. Điều này đã khiến nó trở thành việc làm thêm tại nhà của rất nhiều người.

    Có thể nói đây là công việc có nhiều tiềm năng và giúp con người có thêm thu nhập cao. Người làm có thể tận dụng tối đa thời gian và kiến thức chuyên môn phù hợp để kiếm thêm thu nhập cho mình. Tùy vào khả năng của bản thân bạn có thể kiếm được rất nhiều dự án với mức giá hấp dẫn.

    Một số công việc cụ thể của freelance ở nước ta hiện nay như: Thiết kế, viết content, chỉnh sửa bài viết, dịch tiếng nước ngoài,….Hầu hết các đối tượng đều có thể làm được công việc này. Các lĩnh vực công việc đa dạng nên bạn có thể chọn được cho mình việc làm phù hợp.

    Mot So Viec Lam Them Tai Nha Duoc Nhieu Nguoi Lua Chon1Công việc gia công đơn giản

    Việc gia công các vật dụng đơn giản cũng là việc làm ở nhà được nhiều người lựa chọn. Việc này được các bạn sinh viên, mẹ bỉm sữa, dân văn phòng, các bà nội trợ rất ưa chuộng. Công việc gia công phổ biến hiện nay như gấp hoa, xâu hạt vòng, thêu thùa,…. Những việc làm này không yêu cầu bỏ chất xám, mà chỉ cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và làm theo thời vụ.

    Ngoài những công việc làm thêm thủ công trên thì sửa chữa tại nhà cũng là một dịch vụ rất tốt. Việc này thường thu hút phái nam hơn, người làm có thể nhận các vật dụng bị hỏng, cần sửa chữa để làm tại nhà. Dịch vụ này vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa tăng thêm thu nhập cho người thực hiện.

    Công việc chăm sóc

    Nếu bạn am hiểu về thú cưng và có niềm đam mê với chúng thì đây là việc làm rất lý tưởng. Người làm sẽ được thỏa mãn đam mê bên cạnh các chú cún lại vừa có thêm thu nhập. Bạn có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà cho những người đi công tác xa trong thời gian nhất định. Công việc này phù hợp với những người yêu động vật và có chuyên môn về thú cưng.

    Kinh doanh online – việc làm thêm tại nhà lý tưởng

    Tự kinh doanh hay còn gọi là kinh doanh online ngày nay rất phổ biến và phát triển. Nhu cầu tiêu dùng và mua sắm qua mạng của người dân ngày càng cao nên các mặt hàng được bán cũng rất đa dạng. Công việc này phù hợp những người có sở thích kinh doanh nhưng nguồn vốn không nhiều. Bạn có thể thực hiện việc bán hàng online một mình mà không cần đến người cộng tác.

    Mot So Viec Lam Them Tai Nha Duoc Nhieu Nguoi Lua Chon2

    Chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn một số việc làm thêm tại nhà nổi bật nhất hiện nay. Mỗi lĩnh vực đều có tính chất và yêu cầu riêng. Điều này giúp bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Chúc các bạn thành công!

    (Nguồn. VOHOnline)

  • 08 công việc pháp lý doanh nghiệp cần làm trong tháng 10/2019

    08 công việc pháp lý doanh nghiệp cần làm trong tháng 10/2019

    Quanlynhansu.info thông báo danh sách các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện trong tháng 10/2019 sau đây:

    1. Trước ngày 03/10/2019:Thông báo tình hình biến động lao động tháng 9/2019 (Căn cứ vào Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015).

    2. Hạn cuối là ngày 20/10/2019:Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 9/2019 (nếu có) đối với doanh nghiệp khai thuế theo tháng (Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013).

    3. Hạn cuối là ngày 20/10/2019:Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 9/2019 (nếu có) đối với doanh nghiệp khai thuế theo tháng (Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 10 và Điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư 156/2013).

    4. Hạn cuối là ngày 20/10/2019:Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

    (Căn cứ vào Điều 27 Thông tư 39/2014 và Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014).

    5. Hạn cuối là ngày 31/10/2019:Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng (Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 của Quy trình kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017).

    6. Cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ:Đóng kinh phí công đoàn, dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức Công đoàn vẫn phải nộp 2% trên quỹ tiền lương là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào kinh phí Công đoàn.

    (Căn cứ vào Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013).

    7. Hạn cuối là ngày 30/10/2019:Nộp báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế tự in trên máy vi tính.

    (Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010)

    8. Hạn cuối là ngày 30/10/2019:Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính theo quý theo quy định tại Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.

    (Nguồn. Thuvienphapluat)

  • Nhân viên nhân sự làm gì? Học gì ra làm nhân viên nhân sự?

    Nhân viên nhân sự làm gì? Học gì ra làm nhân viên nhân sự?

    Phòng nhân sự là một phòng ban rất quan trọng trong hệ thống của các cơ quan, doanh nghiệp, đảm nhiệm công tác quản lý, bao quát nhân sự công ty bao gồm: tuyển dụng, đào tạo nhân sự, quản lý nhân sự...Vậy nhân viên nhân sự làm gì trong quá trình quản trị này.

    Công việc của một nhân viên nhân sự

    1. Quản lý hồ sơ nhân sự

    • Lưu trữ toàn bộ sơ yếu lý lịch, hợp đồng, bảo hiểm, lương thưởng, lịch sử công tác…của một người lao động trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

    2. Chấm công tính lương nhân viên

    • Theo dõi ngày công của nhân viên, tổng hợp công, số ngày nghỉ, số lần đi muộn
    • Theo dõi lương nhân viên, đề ra kế hoạch tăng lương thưởng theo hiệu quả công việc, thâm niên làm việc
    • Tính lương, chi trả lương đúng ngày cho nhân viên
    • Đảm bảo quyền lợi cho nhân viên: bảo hiểm, chế độ phúc lợi của người lao động

    3. Tuyển dụng đào tạo nhân sự

    • Tiếp nhận các đề xuất của các quản lý phòng ban về việc tuyển dụng nhân viên mới , tổng hợp thông tin và báo cáo lên ban giám đốc phê duyệt
    • Lập kế hoạch tuyển dụng, đăng tin tuyển dụng
    • Sàn lọc hồ sơ, phỏng vấn và ký hợp đồng thử việc. Nếu phù hợp với công việc thực hiện ký hợp đồng chính thức với người lao động
    • Tổ chức đào tạo nhân sự công ty theo định kỳ để nâng cao hiệu quả công việc: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, các khóa học nghiệp vụ tại công ty hoặc đi học ở các trung tâm khác.

    4. Đánh giá năng lực, hiệu quả công việc

    • Đánh giá hiệu quả làm việc dựa trên báo cáo của các quản lý
    • Tiếp nhận các đơn khiếu nại, giải quyết khiếu nại
    • Họp bàn thưởng, phạt các nhân viên đạt KPI đề ra…

    Thông qua những công việc trên chúng ta có thể thấy được nhân viên nhân sự là bộ phận quản lý quá trình tuyển dụng cũng như bồi dưỡng nhân sự và nguồn lực của công ty, công việc rất đa dạng, vì vậy ngành nhân sự là ngành đang có cơ hội việc làm mở rộng dành cho các bạn đang theo học và mong muốn làm việc ở lĩnh vực này. Vậy học gì có thể làm nhân viên nhân sự?

    Hoc Nganh Gi De Lam Nhan Vien Nhan Su

    Một số ngành liên quan đến ngành nhân sự

    1. Ngành quản trị nhân lực

    Đối với ngành này, bạn sẽ được tìm hiểu cũng như sở hữu kiến thức nền tảng, cơ bản về nhân sự, cách quản lý và đào tạo nhân sự tốt hơn. Ngành này được nhiều người lựa chọn và theo học, khi hoàn tất chương trình học bạn có thể trở thành trưởng phòng nhân sự, chuyên viên nhân sự, nhân viên nhân sự và nhiều vị trí khác.

    2. Ngành quản lý nhân sự

    Đây là ngành học nhân sự thực tế và có tiềm năng, sau khi ra trường bạn có thể làm quản lý nhân sự tại những doanh nghiệp có quy mô lớn hay dễ dàng nắm giữ vị trí Giám đốc/ trưởng phòng nhân sự, chuyên viên đào tạo, phát triển nhân sự, chuyên viên tiền lương và phúc lợi… bằng những kiến thức, kỹ năng đã học.

    3. Quản lý nguồn nhân lực

    Cũng tương tự với những ngành nhân sự khác, ngành quản lý nguồn nhân lực giúp bạn có cơ hội ứng cử vào phòng nhân sự của các công ty với nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Học ngành này, cơ hội việc làm rất rộng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm và lựa chọn.

    4. Quản trị hành chính nhân sự

    Với ngành này, bạn có thể làm nhân viên hành chính nhân sự, kiêm toàn bộ những công việc liên quan đến hành chính cũng như quản lý nhân sự công ty, ngành này có rất nhiều tiềm năng, những kiến thức được đào tạo hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công việc như mong đợi.

  • Thanh toán chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân

    Thanh toán chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân

    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3984/UBND về việc chi trả các chế độ BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

    Công văn nêu rõ từ ngày 1-10-2019, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn thực hiện thanh toán cácchế độ BHXH (lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp BHXH một lần, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, dưỡng sức – phục hồi sức khỏe và trợ cấp thất nghiệp) cho công chức, viên chức và người lao động qua tài khoản cá nhân.

    UBND TP cũng yêu cầu BHXH TP, Bưu điện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân; phối hợp với các ngân hàng thương mại hướng dẫn người hưởng đăng ký mở thẻ ATM ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ ban đầu và tại điểm chi trả và nhận thẻ ATM tại nơi trả kết quả thủ tục hành chính hoặc tại điểm chi trả.

    Thanh Toan Che Do BHXH Qua Tai Khoan Ca Nhan

    Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với BHXH TP chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn hướng dẫn người hưởng đăng ký mở và nhận thẻ ATM ngay tại nơi tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính và tại điểm chi trả.

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Công ty có được thay đổi địa điểm làm việc của người lao động?

    Công ty có được thay đổi địa điểm làm việc của người lao động?

    Đã có không ít mâu thuẫn liên quan đến địa điểm làm việc, thậm chí, có những lao động đã phải nghỉ việc vì doanh nghiệp thay đổi địa điểm làm việc của mình. Pháp luật có cho phép doanh nghiệp làm việc này?

    Người lao động được làm việc theo hợp đồng lao động

    Theo Điều 23 Bộ luật Lao động 2012, một trong những nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng lao động là địa điểm làm việc.

    Cụ thể hơn, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 05 năm 2015, hợp đồng lao động sẽ có nội dung về phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính.

    Tuy nhiên, trong suốt quá trình làm việc, không phải bất cứ công việc nào người lao động cũng chỉ làm việc ở duy nhất một nơi theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác ban đầu mà có thể điều động, luân chuyển đi nơi khác.

    Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về việc thay đổi địa điểm làm việc.

    Nếu được người lao động đồng ý thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng bằng việc ký phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Trường hợp không được người lao động đồng ý, không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì doanh nghiệp buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.

    Và như vậy, chỉ khi có sự đồng ý của người lao động thì doanh nghiệp mới được thay đổi địa điểm làm việc đã thỏa thuận ban đầu.

    Co Duoc Thay Doi Dia Diem Lam Viec Cua Nguoi Lao Dong

    Ép người lao động làm việc ở nơi khác, doanh nghiệp bị phạt

    Pháp luật chỉ cho phép doanh nghiệp tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn ép người lao động làm việc ở một địa điểm khác so với hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ban đầu thì doanh nghiệp sẽ bị phạt.

    Cụ thể trong trường hợp này, theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 95 năm 2013 của Chính phủ, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng.

    Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho mình, người lao động có thể khiếu nại quyết định điều chuyển, thay đổi địa điểm làm việc của mình tới người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc làm đơn khiếu nại gửi tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Trường hợp doanh nghiệp vẫn không thay đổi quyết định thì người lao động có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết.

    Bên cạnh đó, vẫn còn lựa chọn khác cho người lao động, đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 với điều kiện phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

    Lúc này, người lao động vẫn được đảm bảo các chế độ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng như nhận lại sổ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định…

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Tiền lương luỹ tiến làm thêm giờ – doanh nghiệp hay người lao động có lợi?

    Tiền lương luỹ tiến làm thêm giờ – doanh nghiệp hay người lao động có lợi?

    Quy định tính tiền lương luỹ tiến làm thêm giờ khiến người lao động muốn làm thêm để có nhiều thu nhập, dù bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngược lại, doanh nghiệp phải tăng chi phí khi tổ chức làm thêm giờ. Vậy, xử lý bài toán này ra sao trong dự thảo sửa đổi Luật Lao động?

    Sau 3 lần tiếp thu và chỉnh lý, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung – Trưởng Ban soạn thảo dự án sửa đổi Luật Lao động 2012, đã có báo cáo gửi Uỷ Ban thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội.

    Tien Luong Luy Tien Lam Them Gio

    Tăng thu nhập – giảm sức khoẻ

    Liên quan tới vấn đề tiền lương, một số đại biểu quốc hội đã đề nghị quy định cụ thể mức lương lũy tiến làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật.

    Đánh giá về đề xuất trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng đây là một vấn đề mới và cần xem xét nhiều chiều.

    Phân tích của Ban soạn thảo cũng cho thấy, sự xuất hiện của cả tỉ lệ nghịch và thuận về lợi ích của các bên khi áp dụng quy định trên.

    Với quy định mức lương làm thêm giờ cao như hiện nay và nếu áp dụng thêm cách tính lũy tiến sẽ đồng nghĩa với việc kích thích người lao động mong muốn làm thêm nhiều giờ để có nhiều thu nhập.

    Tuy nhiên điều này lại không đạt được mục tiêu bảo vệ được sức khỏe cho người lao động. Về lâu dài, việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng làm việc và người lao động.

    Về góc độ doanh nghiệp, quy định mức lương làm thêm giờ lũy tiến gây khó cho doanh nghiệp bởi phải cân nhắc chi phí tổ chức làm thêm giờ trong bối cảnh tỷ lệ lao động chuyển việc cao.

    Đơn cử như đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản, tỷ lệ nhảy việc của lao động Việt Nam mỗi năm vào khoảng 30%. Điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng doanh nghiệp phải tuyển mới thay thế khoảng 30% trong năm.

    Việc này dẫn đến các doanh nghiệp phải tăng chi phí tuyển dụng, tăng chi phí đào tạo cho lao động mới tuyển. Nếu tiếp tục tăng chi phí làm thêm giờ sẽ tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí lao động và giảm tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam.

    Trong khi đó, Ban soạn thảo cho rằng quy định tổ chức làm thêm giờ nhiều khi không phải là điều mong muốn mà buộc phải làm, vì thiếu lao động để đáp ứng thời hạn hợp đồng.

    Áp dụng “cứng”: Nên hay không?

    Nhận định của Ban soạn thảo, ngoại trừ nhóm các doanh nghiệp FDI khắc phục được vì năng lực tổ chức và tiềm lực tài chính, công nghệ mạnh, quy định mức lương làm thêm giờ lũy tiến sẽ gây khó trong ngắn hạn.

    Với các doanh nghiệp trong nước, điều này càng không đơn giản.

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Trường hợp áp dụng cách tính luỹ tiến sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nội khi trình độ công nghệ không cao và năng lực tài chính, tổ chức hạn chế. Trong khi đó, cả nước có tới 98% doanh nghiệp với mô hình vừa, nhỏ và siêu nhỏ”.

    Đặc biệt, lĩnh vực dệt may và thủy sản được coi là hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại thế hế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

    Nguy cơ các doanh nghiệp nội sẽ phải thu hẹp sản xuất, rút khỏi thị trường và thay vào đó là các doanh nghiệp ngoại. Quy định cao hơn nữa sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về chi phí lao động của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, gây bất lợi cho doanh nghiệp nội.

    Trước việc phân tích như trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Ban soạn thảo đề nghị giữ nguyên mức tiền lương làm thêm giờ như hiện nay và việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn mức trên sẽ do hai bên thỏa thuận”.

    (Nguồn. Dantri)

  • Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?

    Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?

    Lê Thị Nga (ngale02@gmail.com) hỏi: “Người lao động (NLĐ) có thời gian tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện về thời gian tham gia và tuổi đời hưởng lương hưu nhưng tỉ lệ lương hưu được hưởng chỉ là 55%. NLĐ muốn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa 75% được không?”.

    BHXH TP HCM trả lời:

    Căn cứ Luật BHXH thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXHcòn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) sẽ được đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

    Như vậy, NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi và số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu không thuộc đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện, đóng một lần để hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa 75%.

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Quản trị nhân sự là gì? Quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0

    Quản trị nhân sự là gì? Quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0

    Ngày nay, quản trị nhân sự nắm giữ vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp song song việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực như: vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, người lao động… Bởi những yếu tố như: máy móc, vốn, công nghệ đều có thể mua được, thay thế được, nhưng con người thì không thể.

    Vậy quản trị nhân sự là gì? Hiểu như thế nào về nhân sự trong công cuộc cách mạng 4.0?

    Quản trị nhân sự là gì?

    Theo người Mỹ Dinock cho rằng: ” Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức, giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó.

    Với Giáo sư Felix Migro thì cho rằng: ” Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất, chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được.”

    Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị. Việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị.

    Chức năng cơ bản của quản trị bao gồm:

    • Chức năng hoạch định
    • Chức năng tổ chức
    • Chức năng lãnh đạo
    • Chức năng kiểm tra

    Quan Tri Nhan Su Trong Cach Mang 4.02

    Quan hệ giữa chức năng tổ chức và quản trị nhân sự

    Quản trị nhân sự chính là quản trị tài nguyên nhân sự cùng với việc phân tích công việc, tuyển dụng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

    Thay đổi lớn của quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    Quản trị nhân sự là 1 trong 4 thành phần chủ chốt của hạ tầng doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cuộc cách mạng 4.0 này.

    Lịch sử quản lý nhân sự qua từng cuộc cách mạng

    HR 1.0: Công việc nhân sự hoàn toàn xử lý thủ công giấy tờ, chỉ chủ yếu đến tính toán phúc lợi, đảm bảo an toàn lao động.

    HR 2.0: Các thiết bị điện như máy in, máy fax… được sử dụng trong công tác quản lý nhân sự, sắp xếp quy trình hợp lý, gọn gàng hơn. Bắt đầu phát triển giai đoạn tuyển dụng và đào tạo nhân sự.

    HR 3.0: Internet sơ khai xuất hiện dần được áp dụng trong hoạt động nhân sự, song vẫn chưa được tận dụng như một công cụ hay giải pháp hữu ích.

    HR 4.0: Internet phổ biến và phát triển mạnh mẽ, lượng thông tin (dữ liệu) cực lớn, máy móc trở nên thông minh, thân thiện hơn. Công nghê IoT, CPS, thuật toán đám mây, tự động hóa và trao đổi dữ liệu phối hợp hài hòa với hoạt động nhân sự và tuyển dụng từ trong quy trình nội bộ đến giao tiếp với các ứng viên, hình thành hệ thống quản lý nhân sự ưu việt, phần mềm quản lý nhân sự từ đó cũng ra đời.

    Quan Tri Nhan Su Trong Cach Mang 4.0

    Những thay đổi lớn của quản lý nhân sự trong kỷ nguyên 4.0

    Mô hình và quy trình kinh doanh đổi mới

    • Công nghệ giúp cơ cấu tổ chức trở nên đơn giản, tinh gọn hơn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng với quá trình kinh doanh sản xuất.
    • Cho phép đo lường, tính toán và xác định cụ thể phần đóng góp giữa doanh nghiệp và người lao động theo thời gian thực.

    Tập trung vào các nhóm việc chuyên môn cao

    • Các hành chính sự vụ trong quản lý nhân sự sẽ được thay thế bằng công nghệ, cụ thể là phần mềm quản lý nhân sự tích hợp chấm công tính lương. Phần mềm giúp công tác đánh giá nhân lực giảm nhiều thời gian và nhẹ bớt về hành chính rất nhiều.
    • Các chuyên viên nhân sự tập trung thời gian vào giúp các nhân viên tối ưu hóa hiệu suất bản thân, nâng giá trị công việc.

    Dữ liệu lớn và lượng hóa công tác nhân sự

    • Đo lường tất các các khía cạnh quản lý, nâng cao khả năng phát triển và mức độ hài lòng trong công việc.
    • Thông qua các dữ liệu trên mạng xã hội, email, mạng nội bộ, hệ thống KPI… doanh nghiệp sở hữu một kho dữ liệu về nhân viên. Trên nền tảng dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tập trung dữ liệu, phân tích và đưa ra những giải pháp, cá nhân hóa cho từng nhân viên.

    Trí thông minh nhân tạo

    • Trí thông minh nhân tạo tích hợp với dữ liệu lớn sẽ thay thế các công tác nhân sự như tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, phát triển và gắn kết nhân viên.
    • Giúp các chuyên viên nhân sự các công việc mất thời gian nhất, đưa ra quyền quyết định và phương án xử lý như: tự động kiểm tra, sàng lọc, phân tích đưa ra 10% nhân viên đi trễ nhiều nhất trong 6 tháng vừa qua và các giải pháp nhân sự tương ứng.

    Quản trị lao động thời đại 4.0

    • Các chuyên viên phải có trách nhiệm với nguồn nhân lực trong công việc lẫn cuộc sống công nghệ hàng ngày vì thế công tác quản trị 4.0 hướng đến hỗ trợ nhân lực trong doanh nghiệp quản trị cân bằng áp lực cuộc sống, quản trị năng lượng tinh thần… trước những thay đổi, thách thức nghề nghiệp lớn trong tương lai.

    Đào tạo và phát triển năng lực làm việc mới

    • Các chuyên viên cần tập trung, phát triển các chương trình đào tạo các năng lực làm việc mới cho nhân lực trong doanh nghiệp.
    • Nhóm năng lực mới bao gồm hai nhóm nhỏ: một nhóm là các năng lực mới trong thời đại 4.0 (quản trị thông tin, quản trị quan hệ, tư duy kinh tế…) và một nhóm bao gồm các năng lực cũ nhưng có tầm quan trọng gia tăng giá trị trong thời gian tới (đổi mới tư duy sáng tạo, quản trị bản thân, lập kế hoạch, tư duy khách hàng, phối hợp làm việc…)

    Song song đó, HR 4.0 đang phát triển ở tốc độ vũ bão. Sự bùng nổ này đang thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp cũng như cách thức doanh nghiệp vận hành và quản lý hiện tại, dần xuất hiện nhiều thách thức.

    • Khó dự đoán xu hướng để có thể đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.
    • Tình hình cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực xảy ra, tạo áp lực tuyển dụng và phát triển nguồn lực liên quan.
    • Việc săn lùng ráo riết, trả mức lương cao để thu hút nhân lực trong các ngành công nghệ dẫn đến sự thiếu hụt lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng nguồn nội lực sâu sắc.
    • Hiện nay chủ yếu là các công ty lớn mới có thể tập trung vào ứng dụng công nghệ theo các mô hình kinh doanh để tạo năng lực cạnh tranh khác biệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nguồn nhân lực, lao động dồi dào không còn đáp ứng được với nhu cầu thực tế…

    Vì vậy, để giải được bài toán thách thức này, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề về cả cơ chế, chính sách, sự thích nghi của doanh nghiệp đối với đào tạo, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.

    • Thay đổi phương pháp giáo dục, mục tiêu giáo dục để bắt kịp xu thế vừa thực tiễn vừa dự báo để đáp ứng chất lượng nguồn lao động.
    • Đánh giá trình độ, tình trạng lao động hiện nay ở mức độ rộng, tham mưu chính xác kịp thời để có những chính sách điều chỉnh hợp lý, tầm nhìn dài hạn về nguồn nhân lực.
    • Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ cao.

    (Nguồn. Tổng hợp)

  • 4 chính sách mới liên quan lĩnh vực ICT có hiệu lực trong tháng 9 này

    4 chính sách mới liên quan lĩnh vực ICT có hiệu lực trong tháng 9 này

    Trong tháng 9/2019, có 4 chính sách mới liên quan đến lĩnh vực ICT sẽ có hiệu lực, trong đó có quy định về liên thông chứng thực chữ ký số; đăng ký doanh nghiệp qua mạng được miễn lệ phí; tên miền .VN không xác định được chủ thể sẽ bị tạm ngừng hoạt động…

    Quy định về liên thông dịch vụ chứng thực chữ ký số

    Thông tư 04 quy định về việc liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được Bộ TT&TT ban hành ngày 5/7/2019.

    Có hiệu lực từ ngày 1/9/2019, Thông tư 04 quy định rõ, mô hình liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là mô hình công nhận chéo.

    Danh sách các chứng thư số gốc tin cậy bao gồm: Các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

    Thông tư cũng quy định đối với chức năng ký số, kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số của các ứng dụng sử dụng chữ ký số. Theo đó, với chức năng ký số, ứng dụng phải cho phép người ký là thuê bao của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thuê bao của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thực hiện ký số.

    Còn với chức năng kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số: ứng dụng phải cho phép người ký, người nhận kiểm tra hiệu lực chứng thư số công cộng, chữ ký số công cộng và hiệu lực chứng thư số chuyên dùng Chính phủ, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo quy định tại các Điều 78 và 79 Nghị định 130/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

    Linh Vuc ICT

    8 loại sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT-TT có khả năng gây mất an toàn

    Ngày 9/7/2019, Thông tư 05 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT được ban hành. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2019, Thông tư này thay thế cho Thông tư 04 ngày 8/5/2018 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT.

    Theo Thông tư 05, Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT được quy định gồm 2 Danh mục sản phẩm, hàng hóa với hình thức quản lý đi kèm.

    Trong đó, Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT-TT bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy gồm 3 loại sản phẩm hàng hóa: Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến; Thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất từ 60 mW trở lên; Thiết bị phát, thu – phát vô tuyến cự ly ngắn.

    Còn Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ CNTT-TT bắt buộc công bố hợp quy bao gồm 5 loại sản phẩm, hàng hóa: Thiết bị CNTT; Thiết bị phát thanh, truyền hình; Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến; Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên; Pin Lithium cho thiết bị cầm tay.

    Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí

    Ngày 5/8/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 47 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý vàsử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/9/2019.

    Theo đó, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50.000 đồng/lần.

    Về lệ phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, theo quy định tại Thông tư 47, cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, mức lệ phí là 20.000 đồng/bản; cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp có mức lệ phí 40.000 đồng/bản; lệ phí cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp là 150.000 đồng/báo cáo…

    Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.

    Tên miền .VN không xác định được chủ thể sẽ bị tạm ngừng hoạt động

    Tại Thông tư 06 có hiệu lực từ ngày 15/9/2019, Bộ TT&TT đã bổ sung quy định tạm ngừng hoạt động tên miền “.VN” trong các trường hợp không xác định được chủ thể do mạo danh đăng ký tên miền, tên miền có thông tin đăng ký không chính xác, chủ thể tên miền là tổ chức đã giải thể hoặc không còn tồn tại.

    Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24 ngày 18/8/2015 của Bộ TT&TT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, được ban hành ngày 19/7/2019.

    Thông tư 06 còn bổ sung các nội dung quy định mới khác như: quy định giải thích từ ngữ “thành viên địa chỉ”; quy định tạm ngừng hoạt động tên miền trong các trường hợp không xác định được chủ thể do mạo danh đăng ký tên miền, tên miền có thông tin đăng ký không chính xác, chủ thể tên miền là tổ chức đã giải thể hoặc không còn tồn tại; quy định về thực hiện biện pháp thu hồi tên miền của cơ quan quản lý tên miền trong quá trình kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài nguyên Internet đối với các tên miền vi phạm quy định đăng ký; thông tin không chính xác; giả mạo thông tin để đăng ký tên miền; quy định cho phép thay đổi tên chủ thể đăng ký sử dụng địa chỉ IP, số hiệu mạng…

    Cũng tại Thông tư 06, có 7 quy định được Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung, đơn cử như sửa đổi quy định về phương thức nộp hồ sơ đăng ký, thay đổi thông tin đăng ký và hoàn trả tên miền theo hướng cắt giảm một số yêu cầu không cần thiết khi trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tên miền; quy định, hướng dẫn về hồ sơ trong trường hợp chủ thể đăng ký tên miền trực tuyến; quy định các Nhà đăng ký tên miền “.vn” có thể lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền trực tuyến theo quy định pháp luật…

    (Nguồn. 24h)

  • 4 con số nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong CV của bạn

    4 con số nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong CV của bạn

    Nếu bạn muốn chắc chắn rằng CV của bạn thu hút được nhà tuyển dụng, một trong những cách tốt nhất là thêm vào đó các số liệu. Bởi mắt người có thể “xử lý” các con số nhanh hơn so với từ ngữ đồng thời nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về quy mô và phạm vi công việc mà bạn đã làm.

    Tuy nhiên, trong bất kỳ ngày làm việc nào bạn cũng đối mặt với nhiều con số, chẳng hạn như lượng email gửi đi, số lượng cuộc họp tham dự, số công việc bạn đảm trách. Vậy cần đưa số liệu nào vào CV? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

    Các chỉ số về tăng trưởng – Bạn đã làm tăng giá trị gì cho công ty?

    Khi quyết định đưa các số liệu vào CV, điều đầu tiên bạn cần nghĩ ngay đến các con số quan trọng nhất đối với bạn, là các chỉ số hiệu suất hoặc chỉ số đo lường hiệu quả cho vị trí của bạn. Tùy thuộc vào công việc, đó có thể là doanh thu, lượng khách hàng mới, lượt truy cập web, số hợp đồng đã ký, số ứng viên được tuyển dụng, thậm chí là các ý tưởng mới hoặc quy trình mới được thông qua… Chẳng hạn, đã viết 150 bài quảng cáo trong một năm, thu hút được hơn 500.000 người truy cập.

    Các chỉ số về giảm thiểu – Bạn đã tiết kiệm gì cho công ty?

    Trong nhiều trường hợp, những gì bạn giúp tiết kiệm cho công ty cũng quan trọng như những giá trị bạn đã đóng góp. Trên thực tế, một số công việc chỉ tập trung vào việc giúp các công ty tiết kiệm hoặc giảm tải để hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, hãy suy nghĩ xem bạn có đưa ra các ý tưởng nhằm tiết kiệm thời gian, ngân sách, làm giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc hoặc khách hàng rời bỏ thương hiệu, hay tỷ lệ người xem rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập… hay không.

    Nếu có, bạn có thể trình bày trong CV như ví dụ “Xác định được 2 trở ngại lớn trong quá trình tuyển dụng và áp dụng chiến lược mới để khắc phục, giúp tăng thời gian tuyển dụng nhanh hơn 25%”. Hoặc “Thiết kế lại trang web, giúp tải nhanh hơn 2 giây và giảm 15% tỷ lệ rời khỏi trang web mà không đọc tiếp”.

    4 Con So Nha Tuyen Dung Muon Nhin Thay Trong CV Cua Ban1

    Số người bạn đã hỗ trợ, quản lý hay làm việc cùng

    Một cách tuyệt vời để minh họa cho khả năng của bạn là cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã hỗ trợ bao nhiêu người trong công việc trước đây. Đó không chỉ là những người bên ngoài công ty của bạn như khách hàng mà bao gồm đồng nghiệp trong công ty, số lượng các thành viên bạn đã quản lý, số lượng các bên liên quan trong một dự án, số lượng nhân viên bạn đã hỗ trợ (đối với các vị trí như Nhân sự hoặc Công nghệ thông tin).

    Chẳng hạn, “Phân tích và xây dựng chế độ lương thưởng cho công ty gồm 100 người” hoặc “Đào tạo, hướng dẫn một nhóm 10 nhân viên cấp dưới nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ hàng triệu người tiêu dùng.”

    Chỉ số về tần suất thực hiện công việc

    Thể hiện mức độ thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được sự thành thạo của bạn trong một lĩnh vực nhất định. Thông thường, sự khác biệt duy nhất giữa nhân viên mới và một chuyên gia là bạn có bao nhiêu thời gian để thực hành.

    Để xác định được nhiệm vụ nào là quan trọng nhất cần làm nổi bật, hãy xem trách nhiệm và kỹ năng chính nào được liệt kê trong mô tả công việc. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí yêu cầu kỹ năng phân tích, bạn có thể mô tả cách bạn đã cặm cụi làm việc với các báo cáo về lưu lượng truy cập trang web hàng tuần như thế nào. Hoặc nếu bạn đang tìm công việc PR đòi hỏi các kỹ năng quan hệ với truyền thông, bạn có thể mô tả về cách bạn liên hệ hàng ngày với các phóng viên ra sao.

    Số liệu tạo nên sự khác biệt rất lớn. Do đó, nếu bạn có thể định lượng những gì bạn đã làm theo bất kỳ cách nào, bạn nên đưa vào CV bởi chúng có thể cải thiện cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn.

    (Nguồn. 24h.com.vn)

  • Thủ đoạn tinh vi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là gì?

    Thủ đoạn tinh vi trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là gì?

    Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự.

    Trong đó xác định rõ mức độ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

    Cụ thể, Điều 3 của Nghị quyết xác định:

    Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp(quy định tại điểm b khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập.

    Phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt(quy định tại điểm đ khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người phạm tội sử dụng công nghệ cao, móc nối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc thủ đoạn gian dối, mánh khóe khác để tiêu hủy chứng cứ, che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

    Thu Doan Tinh Vi Trong Linh Vuc BHXH BHYT BHTN La Gi

    Ngoài ra, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao cũng hướng dẫn xác định:

    Phạm tội 2 lần trở lên(quy định tại điểm a khoản 2 Điều 216 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ 2 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động(quy định tại điểm d khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 216 của Bộ luật Hình sự): là trường hợp người sử dụng lao động đã thu hoặc đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan bảo hiểm.

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Nghề nhân sự là gì? 5 yêu cầu cơ bản khi muốn theo nghề

    Nghề nhân sự là gì? 5 yêu cầu cơ bản khi muốn theo nghề

    Nghề nhân sự là một nghề chưa bao giờ hết “hot”, được trọng dụng nhất tại bất kỳ công ty nào. Vậy nghề nhân sự là gì? Khi muốn theo đuổi cần phải cân nhắc vấn đề gì và yêu cầu cơ bản của ngành nghề này là gì?

    Thế nào là nghề nhân sự?

    Nghề nhân sự được định nghĩa dựa trên 2 phương diện:

    • Phương diện người lao động: Là công việc xoay quanh”vòng đời” của một nhân viên trong tổ chức từ lập kế hoạch, tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự, đào tạo và quản trị nhân sự….. Là “người phát ngôn” về những quyền lợi tâm tư của nhân viên.
    • Phương diện của doanh nghiệp: Là “cánh tay phải” đắc lực của những nhà lãnh đạo, là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực con người phát triển để tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Đồng thời cũng là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp và người lao động để cả hai bên cùng hiểu nhau hơn, có trách nhiệm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa – tốt đẹp trong doanh nghiệp, tạo bước tiến trong sự phát triển vững mạnh của công ty.

    Công việc của nhân sự bao gồm:

    Công việc chính của nhân sự bao gồm những việc sau đây (không có giới hạn):

    • Công tác tuyển dụng – Recruitment
    • Công tác đào tạo – Trainning
    • Công tác phụ trách tiền lương và phúc lợi – C&B
    • Công tác Đánh giá – Xếp loại – Khen thưởng – Kỷ luật lao động
    • Công tác Quản lý hồ sơ nhân sự – Quyết định – Hợp đồng lao động

    Nghề nhân sự là nghề phải làm việc trực tiếp với con người, đây là đối tượng phong phú và khó quản lý nhất ” biết người, biết mặt, khó biết lòng”. Cũng chính vì thế mà nghề này có rất nhiều yêu cầu đặt biệt mà một người muốn làm nhân sự phải sở hữu.

    Nghe Nhan Su La Gi

    5 yêu cầu của nghề nhân sự

    a. Có tài thu phục nhân tâm

    Nghề nhân sự này không có giới hạn về đối tượng làm việc là: con người, đòi hỏi người trong ngành phải khéo léo và có khả năng giao tiếp tốt để phục vụ cho mục đích tuyển dụng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.

    b. Linh hoạt trong xử lý tình huống

    Đây là ngành chuyên sâu về con người, phải làm việc trực tiếp với con người vì thế sẽ không thể nào tránh khỏi những tình huống khó xử trong công việc. Điều này bắt buộc mỗi người làm nhân sự phải linh hoạt, khéo léo trong khâu xử lý tình huống, dàn xếp ổn thỏa mọi mâu thuẫn và làm hài lòng đôi bên.

    c. Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực

    Ngoài đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ như các ngành nghề khác, với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống là điểm cộng cực lớn, bên cạnh đó kiến thức chuyên ngành: kinh doanh, luật, tài chính, marketing… là vô cùng cần thiết với những người làm ngành này.

    d. Đam mê tâm lý học và phát triển con người

    Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với những sinh viên định hướng học chuyên ngành: Quản trị nguồn nhân lực. Phát triển nguồn lực tiềm tàng ở bên trong mỗi người là điều mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn, vì vậy bạn cần phải có được kỹ năng này để tạo ra những chương trình, dự án và chính sách thích hợp để phát triển, bồi dưỡng nhân tài.

    e. Có kỹ năng lãnh đạo

    “Kỹ năng lãnh đạo” là thật sự cần thiết đối với những người định hướng theo Quản trị nhân sự. Bởi lẽ vị trí quan trong trong công ty, tập đoàn như : Giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự… để là những người theo chuyên ngành này nắm giữ. Những công việc đòi hỏi óc tổ chức và giám sát để thực hiện dự án, hoạt động mang tính chất vĩ mô.

    Song không phải ai cũng hoàn hảo, xuất sắc ở tất cả những yêu cầu kể trên, nhưng hãy giữ trong mình một tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi, nỗ lực hàng ngày, có trách nghiệm với công việc.

    Đây là một nghề thú vị, có rất nhiều điểm mới lạ để khám phá, tuy nhiên cũng đầy rẫy thử thách. Song, có rất nhiều cơ hội cho ngành nghề nhân sự đang chờ đợi bạn.

  • Ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn

    Ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn

    Ngày nay, Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) và Dữ liệu lớn (Big Data) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0).

    Theo đó, nhiều quốc gia cũng đã bất đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI và Big Data trong mọi mặt của đời sống xã hội.

    Theo số liệu khảo sát của Bộ Công Thương, hiện nay có 61% doanh nghiệp Việt Nam còn đứng ngoài cuộc Cách mạng 4.0 và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị. Còn theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia năm 2018, có 8% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến; có 50% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình, trung bình tiến tiến; có 42% doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ lạc hậu.

    Lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện trong nghiên cứu của PwC năm 2016, nghiên cứu cho thấy Công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho công ty trong khu vực châu Á như tăng doanh thu (39%), tăng hiệu quả sản xuất (68%) và giảm chi phí (57%).

    Với mục tiêu đem lại nhiều giá trị hơn cho các doanh nghiệp khách hàng, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước gia tăng doanh thu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, MobiFone đã và đang nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện các giải pháp trên nền Trí tuệ nhân tạo và Big Data, điển hình có thể kể tới một số giải pháp như: AI – TTS, AI Camera, MobiCS, MobiCAC…

    Giải pháp công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói tự nhiên AI – TTS

    MobiFone AI Text to Speech là giải pháp chuyển đổi văn bản thành tiếng nói tiếng Việt ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), giải pháp chuyển đổi ra âm thanh tổng hợp hoàn chỉnh vơi nhịp điệu và ngữ điệu tự nhiên, cho phép người dùng lựa chọn giọng nói đa vùng miền, đa giới tính.

    Các ứng dụng của công nghệ AI – TTS có thể kể đến như: Ứng dụng giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện nhiều cuộc gọi ra đồng thời với nội dung cá nhân hóa (mAICall); Ứng dụng đọc báo, tin tức bằng giọng nói trí tuệ nhân tạo (mAIVoice); Website cung cấp giải pháp chuyển đổi văn bản sang giọng nói (MOBIFONE.AI); Giải pháp gọi ra tự động dựa trên giọng nói trí tuệ nhân tạo tích hợp với hệ thống tổng đài (mAICallCenter).

    Cong Nghe Tong Hop Tieng Noi

    Đặc biệt, với giải pháp mAICallCenter, doanh nghiệp có thể dễ dàng lên các chiến dịch gọi điện cho khách hàng, tạo kịch bản gọi điện và cá nhân hóa đối với từng khách hàng bằng giọng nói tự nhiên như người gọi. Đồng thời, doanh nghiệp có thể nhận báo cáo chi tiết từng cuộc gọi đến từng khách hàng như: trạng thái cuộc gọi, thời điểm nhận cuộc gọi, thời lượng gọi, thông tin khách hàng, những tương tác mà khách hàng đã thực hiện,…

    Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm chi phí hàng chục, hàng trăm nhân sự gọi điện cho khách hàng để thông báo những thông tin đơn giản như: giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, xác nhận nhu cầu, xác nhận đơn hàng, đánh giá sự hài lòng,… của khách hàng.

    Giải pháp công nghệ Camera sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI Camera

    MobiFone đã triển khai ứng dụng công nghệ trên nền tảng AI Camera với tính năng nhận diện khuôn mặt, nhận diện vật thể để phát triển các ứng dụng thực tiễn hỗ trợ hoạt động nội bộ và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp như: Hệ thống chấm công qua camera, Hệ thống thống kê heatmap cửa hàng, Hệ thống Nhận diện và phân biệt khách hàng.

    Cong Nghe AI Camera

    Với những hệ thống mới như thống kê heatmap cửa hàng hay nhận diện, phân biệt khách hàng, Doanh nghiệp có thể ứng dụng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh đặc biệt mà các doanh nghiệp đối thủ chưa có, tạo ra ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

    Các giải pháp ứng dụng công nghệ Big Data

    Bên cạnh công nghệ AI, Big Data cũng có thể giúp cho doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh, điển hình như giải pháp MobiCS

    – Giải pháp chấm điểm tín dụng cá nhân và tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên dữ liệu hành vi của khách hàng, giải pháp MobiCAC

    – Xác thực thông tin khách hàng phục vụ tín dụng, cho vay (các giải pháp đều cần có sự đồng ý cung cấp thông tin từ phía khách hàng), cùng nhiều giải pháp sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn khác.

    Big Data 1

    Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nêu trên chắc chắn sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên quá trình ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thực tế của Doanh nghiệp có thể sẽ tạo ra những khó khăn nhất định.

    Hiểu được vấn đề đó, nhằm mang đến cơ hội trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng các giải pháp mới cho doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội, MobiFone tổ chức hội thảo với chủ đề: “GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) VÀ DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP” vào lúc 8:00 đến 11:30 thứ 4 ngày 28/08/2019 tại Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.

    (Nguồn. Bộ thông tin và truyền thông)

  • Tuyển dụng nhân sự là gì? Ưu tiên nội bộ hay bên ngoài?

    Tuyển dụng nhân sự là gì? Ưu tiên nội bộ hay bên ngoài?

    Tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng nhất để tìm ra được người tài, phù hợp với vị trí công việc của công ty đang cần. Chính vì vậy mà quá trình tuyển dụng luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu. Tuyển dụng nhân sự bao gồm: tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng bên ngoài.

    • Tuyển dụng nội bộ là tìm kiếm ứng viên từ chính danh sách cán bộ nhân viên đang làm việc tại công ty: xác định vị trí cần tuyển dụng -> thông báo tuyển dụng nội bộ bằng email, truyền miệng, dán thông báo -> Tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn.
    • Tuyển dụng bên ngoài là tìm kiếm ứng viên ở bên ngoài doanh nghiệp thông qua các trang tuyển dụng, báo chí…

    Đa phần hầu hết các công ty thành công đều thực hiện cả hai phương pháp để tối đa khả năng lựa chọn và tối ưu hiệu quả công việc.

    Khi nào nên sử dụng nguồn nhân lực nội bộ và bên ngoài

    Công ty mới thành lập ban đầu việc tuyển dụng từ bên ngoài là lựa chọn duy nhất nếu muốn nguồn lực ngoài người thân và bạn bè. Tuy nhiên, sau khi lượng nhân viên tạm ổn định nên bắt đầu xem xét các ứng viên nội bộ.

    Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng nội bộ, tổ chức phỏng vấn trước khi đăng tuyển công khai.

    Một số trường hợp doanh nghiệp cần định hướng lựa chọn:

    • Tuyển dụng bên ngoài: phát triển nhân viên, cải thiện tính đa dạng, tăng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh, năng lực mới – ý tưởng mới – đổi mới tổ chức.
    • Tuyển dụng nội bộ: Văn hóa phù hợp, chi phí tuyển dụng thấp hơn, hiệu suất ban đầu cao, mức lương nhân viên thấp hơn, giảm thời gian tuyển dụng, giảm tỉ lệ nghỉ việc…

    Tuyen Dung Nhan Su La Gi

    Tuyển dụng nội bộ

    Theo tình hình hiện nay, nhiều công ty cho rằng nhân sự mới từ nguồn nội bộ nên có khoảng 15 – 28%, đối với các tập đoàn quốc tế hướng tới mục tiêu cao hơn từ 55% trở lên. Vì không có mộ tỷ lệ nào chính xác, duy nhất nên việc cân đối 30% nội bộ – 70 bên ngoài đang được ưu tiên.

    Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng nội bộ

    a. Lợi ích

    • Chi phí thấp hơn 50% so với nguồn bên ngoài
    • Kết nối và tiếp cận với công việc nhanh chóng
    • Tỷ lệ rủi ro thấp
    • Thời gian tuyển dụng và phát triển tài năng nhanh chóng

    b. Hạn chế

    Vấn đề hạn chế từ hình thức tuyển dụng này tùy thuộc vào quy mô của công ty hiện tại, đáng chú ý nhất vẫn là những công ty có số lượng ứng viên nhỏ, rất có thể sẽ không có nhân viên đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho vị trí mới.

    Song đó, người quản lý trực tiếp cảm tính có thể không muốn từ bỏ nhân viên của mình. Và hạn chế lớn nhất vẫn là thiếu sự đa dạng văn hóa, thiếu đi những ý tưởng mới, phát triển theo hướng an toàn, khó đột phá.

    Tuyển dụng bên ngoài

    Tuyển dụng bên ngoài là phương thức mà hầu hết các nhà quản lý muốn tìm kiếm một ứng viên sáng giá cho vị trí mới. Công tác này thường được thực hiện bằng cách thông báo trên Website nội bộ, mạng xã hội và các trang web tuyển dụng uy tín…

    Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng bên ngoài

    a. Lợi ích

    • Tiếp cận được số lượng ứng viên tiềm năng, đa dạng hơn
    • Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành
    • Tiếp cận ý tưởng mới mẻ, cải thiện quy trình kinh doanh, phát triển sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ

    b. Hạn chế

    • Chi phí tuyển dụng cao
    • Thời gian tuyển dụng dài hơn
    • Thời gian hòa nhập vào công việc và môi trường lâu hơn
    • Tỷ lệ nghỉ việc, rủi ro cao hơn

    Có thể khi so sánh lợi ích từ 2 hình thức tuyển dụng, có thể kết luận rằng việc tuyển dụng bên ngoài không phải là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng thật sự không có câu trả lời chính xác nhất cho bất kỳ nhận định nào. Công ty nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng, từ đó lựa chọn ra một tỷ lệ phù hợp và đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp của mình, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho nhân viên. Cân bằng kinh nghiệm của nhân viên hiện tại với những ý tưởng, kỹ năng, làn gió mới của nhân viên mới.

    (Nguồn. Internet)

  • Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Trợ cấp thất nghiệp là khoản hỗ trợ không nhỏ cho thu nhập của người lao động khi không có việc làm. Vậy trong thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động có được hưởng loại trợ cấp này hay không?

    Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

    Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật Lao độngcũng như các văn bản hướng dẫn vẫn chưa có định nghĩa nào về tạm hoãn hợp đồng lao động.

    Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách hiểu về “tạm hoãn” thì tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó. Hết thời gian này, người lao động sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình theo hợp đồng lao động.

    Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, có 06 trường hợp được ghi nhận là tạm hoãn hợp đồng lao động:

    – Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    – Người lao động bị tạm giam, tạm giữ.

    – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    – Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    – Người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước.

    – Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Tam Hoan Hop Dong Lao Dong Co Duoc Huong Tro Cap That Nghiep

    Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Điều 49 Luật Việc làm 2013 xác định 04 điều kiện để người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:

    – Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

    – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn/không xác định thời hạn hoặc trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng;

    – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

    – Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ các trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học có thời hạn từ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

    Với quy định này có thể thấy, chỉ khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Còn trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong một thời gian nhất định sẽ không được hưởng khoản trợ cấp này.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Toàn bộ người lao động sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7?

    Toàn bộ người lao động sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7?

    Rất nhiều người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay phải làm việc cả ngày thứ 7, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Trong thời gian tới, có thể bộ phận người lao động này sẽ chỉ phải làm việc buổi sáng thứ 7.

    Điều 107 của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 02 phương án về thời giờ làm việc bình thường của người lao động.

    Phương án 1: Về cơ bản giữ nguyên như hiện nay

    – Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần;

    – Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần;

    – Người sử dụng lao động phải bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan (nội dung mới)

    – Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    Nguoi Lao Dong Duoc Nghi Lam Chieu Thu 7

    Phương án 2: Giảm 4 giờ làm việc/tuần

    – Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 44 giờ trong một tuần;

    – Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 44 giờ trong 01 tuần.

    – Thời giờ làm việc bình thường không quá 06 giờ trong một ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

    Như vậy, nếu như phương án 2 được thông qua, rất nhiều người lao động đang làm việc đủ 48 giờ/tuần hiện nay sẽ được giảm 04 giờ làm việc/tuần. Theo đó, những người lao động này sẽ được nghỉ làm chiều thứ 7, chỉ phải làm sáng thứ 7.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Lao động xuất khẩu nên làm gì khi bị nợ lương, ngược đãi?

    Lao động xuất khẩu nên làm gì khi bị nợ lương, ngược đãi?

    Tiếp nối chủ đề về xuất khẩu lao động, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người lao động đi làm việc ở nước ngoài cách để bảo vệ mình phòng khi bị nợ lương, ngược đãi… ở nơi đất khách quê người.

    Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động ở nước ngoài

    Ngoài các nghĩa vụ đối với cơ quan Nhà nước, người lao động trước khi đi xuất khẩu, các doanh nghiệp dịch vụ còn có trách nhiệm với người lao động trong suốt quá trình làm việc và cho tới khi về nước. Cụ thể theo khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

    – Quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động;

    – Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các tranh chấp liên quan đến người lao động;

    Cach De Lao Dong Xuat Khau Bao Ve Minh

    – Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

    Chính vì vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì việc đầu tiên mà người lao động nên làm là liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi làm việc ở nước ngoài.

    Doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm, người lao động nên làm gì?

    Nếu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chối bỏ trách nhiệm, không hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án để đòi lại công bằng cho mình.

    Theo Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong vòng 180 ngày kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp dịch vụ không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình, người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu tới người đứng đầu doanh nghiệp dịch vụ này.

    Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa… hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời gian khiếu nại.

    Nếu quá 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại (với vụ việc phức tạp thì quá 45 ngày) mà doanh nghiệp dịch vụ không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động khiếu nại lần hai tới Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở.

    Nếu vẫn ở nước ngoài và trong trường hợp cấp thiết, có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình thì hơn hết, người lao động nên liên hệ, báo cáo trực tiếp với đại sứ quán của Việt Nam tại nước sở tại để được bảo vệ một cách tốt nhất.

    (Nguồn. Luatvietnam)