Blog

  • 3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm

    3 công việc kế toán cần phải làm trong 3 tháng cuối năm

    Chỉ còn ít ngày nữa sẽ bước sang tháng 10 và dần kết thúc năm. Cuối năm là thời điểm nước rút của mọi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cần hoàn thành các khoản nợ, giấy tờ, báo cáo bước khi bước sang năm mới. Công việc của kế toán cũng nhiều hơn vì không chỉ kết thúc kỳ kế toán quý mà còn kết thúc kỳ cả năm.

    Vì vậy, bộ phận kế toán cần hết sức lưu ý với công việc của mình. Để chắc chắn thì bạn nên note lại những công việc kế toán cần phải làm mà chúng tôi điểm lại dưới đây:

    1. Hoàn thiện các báo cáo định kỳ

    Không chỉ báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý mà còn báo cáo cả năm. Khối lượng công việc của kế toán sẽ gấp nhiều lần bình thường. Các loại báo cáo kế toán cần làm là:

    + Lập tờ kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tháng cuối năm

    + Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12

    + Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo tháng

    + Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn

    + Lập tờ khai thuế môn bài của năm sau

    + Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định năm sau (nếu có)

    + Lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    + Ngoài ra, kế toán sẽ phải thuyết minh Báo cáo Tài chính và bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

    Thực tế, tùy từng doanh nghiệp, tổ chức mà có thể có thêm một số loại báo cáo khác. Về cơ bản sẽ có những loại báo cáo trên.

    Với một khối lượng công việc nhiều như vậy, nếu kế toán có thể sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử hỗ trợ thì công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Áp dụng công nghệ hiện đại là việc rất cần thiết trong những trường hợp này.

    3 Cong Viec Ke Toan Can Phai Lam 3 Thang Cuoi Nam

    2. Báo cáo với Giám đốc, ban lãnh đạo về kết quả hoạt động trong năm qua và đề xuất phương hướng năm tới

    Thời điểm cuối năm là lúc để các bộ phận trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thể ngồi lại cùng nhau, nhìn lại chặng đường đã đi một năm qua. Không chỉ để nêu lên những kết quả, thành công đã đạt được mà quan trọng là chỉ ra những yếu kém, sai sót trong hoạt động của mình. Từ đó đề xuất ra những phương hướng khắc phục và phát triển trong năm mới.

    Riêng công việc kế toán cần phải làm, báo cáo một cách cụ thể minh bạch về tài chính, thuế, doanh thu, vốn,… cho ban lãnh đạo của mình. Với những con số cụ thể cần phân tích, đánh giá được hiệu quả, thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp đã đang và sẽ đối mặt.

    Đây cũng là cơ hội để kế toán chia sẻ với cấp trên về những khó khăn trong công việc của mình, đề xuất những phương án để hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn cũng như đảm bảo những lợi ích cho kế toán khi đã có sự cống hiến.

    3. Hoàn tất đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Chính phủ

    Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/11/2018), thời gian chuyển đổi và bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp, tổ chức như sau:

    + Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử trong vòng 02 năm (từ 01/11/2018 đến 31/10/2020).

    + Kể từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp trên cả nước bắ buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

    + Các doanh nghiệp mới thành lập sau 01/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện

    +Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.

    Như vậy, thời gian để doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi sanghóa đơn điện tửkhông còn nhiều. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa sử dụng hóa đơn điện tử thì kế toán cần triển khai cùng cấp trên thay đổi ngay, tránh đột ngột thay đổi khi đến hạn sẽ làm hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, gặp rủi ro cao.

    Đồng thời, theo Khoản 3, Điều 7 của Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

    Còn nhiều công việc nhỏ lẻ khác mà kế toán cần làm kỳ cuối năm. Về cơ bản, kế toán cần nhớ những công việc kế toán cần phải làm trên. Hãy chắc chắn rằng, đơn vị của bạn sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ kê khai, nộp thuế theo pháp luật.

    (Nguồn. Ketoan)

  • Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tuyển dụng thêm nhân viên

    Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tuyển dụng thêm nhân viên

    Tuyển dụng không chỉ là một quá trình dài mà còn rất tốn kém chi phí nên trước khi quyết định tuyển dụng, công ty nào cũng sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vậy thời điểm nào thì công ty sẽ cần phải tuyển thêm nhân viên, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

    Dau Hieu Co Thay Da Den Luc Tuyen Dung Them Nhan Vien

    Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tuyển dụng thêm nhân viên

    1. Công ty bạn đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu

    Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn phải tuyển dụng thêm lượng nhân viên mới là khi công ty bạn đang phải gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ. Nhân viên hiện tại không thể đảm nhiệm tất cả và cũng không thể làm ẩu cho nhanh xong, ảnh hưởng đến kết quả.

    Trong các trường hợp này thì giải pháp tốt nhất là bạn nên tuyển dụng thêm nhân viên. Tuỳ theo lượng công việc và mức độ công việc, bạn có thể xem xét tuyển dụng nhân viên dưới các hình thức làm việc như nhân viên full-time, part-time, freelancer,…

    2. Nhân viên hiện tại của bạn căng thẳng vì công việc quá tải

    Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng bởi vì nếu để mất cân bằng thì việc này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn tác động xấu đến hiệu quả công việc. Do vậy, khi thấy nhân viên của công ty bạn đang bị áp lực và quá căng thẳng vì lượng công việc quá tải thì bạn hãy tâm sự với họ để hiểu thấu tâm lý của họ. Thêm vào đó, hãy xem xét tuyển dụng thêm nhân viên mới để trợ giúp kịp thời cho họ, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

    >>> Đăng tin tuyển dụng nhân viên cho công ty tại đây

    3. Chất lượng công việc giảm xuống

    Dau Hieu Co Thay Da Den Luc Tuyen Dung Them Nhan Vien1

    Tuyển dụng nhân sự mới

    Nếu bạn thiếu thời gian, phải gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ hoặc thậm chí không hoàn thành một số việc thường có thể dẫn đến chất lượng công việc của bạn bị giảm xuống. Và bạn biết đấy, chất lượng công việc không tốt thì không hề tốt cho công ty bạn, thậm chí còn khiến bạn mất đi các khách hàng, đối tác,… Dẫu biết là bạn có thể cố gắng nhưng làm một mình thì sẽ không bao giờ bằng làm việc thêm với một người khác hoặc với một nhóm.

    Do vậy, để giảm bớt áp lực và cải thiện chất lượng công việc, hãy cân nhắc tuyển dụng thêm nhân sự mới. Tham khảo thêm bí quyết tuyển dụng để tìm kiếm cho công ty hay doanh nghiệp của mình những nhân viên tài năng.

    4. Công ty của bạn ngày càng phát triển mạnh mẽ

    Khi công ty bạn mở rộng ngành nghề hoạt động, có thêm khách hàng, nhiều đối tác hơn….thì đương nhiên bạn sẽ cần phải tuyển dụng thêm nhân sự. Điều này là vì công ty bạn đang phát triển mạnh mẽ hơn thì đương nhiên khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

    Lượng nhân viên hiện tại sẽ không cam được tất cả công việc nên chắc chắn tuyển dụng thêm nhân viên chính là giải pháp hàng đầu trong trường hợp này. Không chỉ vậy, khi có thêm nhân viên mới, trong quá trình làm việc cùng với nhân viên hiện tại, mọi người sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau để trau dồi thêm kỹ năng kinh nghiệm, từ đó sẽ giúp công ty bạn ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

    Với những chia sẻ trong bài viết trên, nếu thấy công ty bạn đang làm việc có một trong số các dấu hiệu trên thì đã đến lúc bạn cần quyết đoán về việc tuyển dụng thêm nhân viên mới rồi đấy. Việc này sẽ giúp ích cho công việc và sự phát triển của công ty rất nhiều.

    Hãy tham gia vào Blog việc làm của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích cũng như chọn ra cho mình những giải pháp tốt nhất trong công việc và cuộc sống.

  • Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Theo thông lệ, ngày 01/7 hàng năm sẽ là ngày vui chung của toàn bộ công chức, viên chức và người lao động khi áp dụng chính sách tiền lương mới. Và 01/7/2020 tới đây cũng không ngoại lệ khi lương hưu của mọi lao động đều tăng thêm.

    Theo “Báo cáo ngân sách dành cho công dân về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trình Quốc hội” được Bộ Tài chính công bố tháng 10 vừa qua, năm 2020 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

    Cụ thể, báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ:Sẽ tiếp tục cải cách tiền lương từ 1/7/2020 (tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng tương ứng).

    Tang Luong Huu Tu 01072019
    Theo thông lệ, mức lương cơ sở tăng luôn là tiền đề cho việc tăng lương, tăng các khoản trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công. Điển hình như năm 2019, khi lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2019 (tăng 7,19%) thì lương hưu của các đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí cũng tăng 7,19% so với tháng 6/2019.

    Đặc biệt, với quy định: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở thì những ai đang hưởng lương hưu dưới mức này sẽ được tăng thêm và tối thiểu cũng phải bằng mức lương cơ sở mới.

    Bên cạnh việc tăng mức lương hưu hàng tháng, năm tới – năm 2020 cũng là năm có khá nhiều thay đổi liên quan đến chế độ hưu ảnh hưởng tới toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Với trường hợp nghỉ hưu theo độ tuổi quy định

    Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% phải là 18 năm, trong khi nghỉ hưu vào năm 2019, số năm tương ứng với tỷ lệ này là 17 năm (theo điểm a khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

    Lưu ý: Sự thay đổi này không tác động tới lao động nữ.

    Với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi

    Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên phải đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ thì mới được hưởng lương hưu.

    So với năm 2019, những lao động bị suy giảm khả năng lao động như vậy chỉ cần đủ 54 tuổi đối với nam và đủ 49 tuổi đối với nữ.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Tìm hiểu về chuyên ngành quản trị nhân lực

    Tìm hiểu về chuyên ngành quản trị nhân lực

    Ngành quản trị nhân lực được ví như “chìa khóa” cho sự thành công, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Là giải pháp quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả, tạo động lực cho nguồn lực lao động và tham mưu chiến lược về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở mảng nhân sự.

    Nhất là khi yếu tố con người ngày càng được đề cao trong nền kinh tế tri thức ngày nay, thì ngành quản trị nhân lực càng quan trọng hơn nữa.

    Nganh Quan Tri Nhan Luc Quanlynhansu

    Công việc chuyên môn của ngành

    • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn lao động của doanh nghiệp
    • Thực hiện hoạch định, thu hút nguồn nhân lực và tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    • Xây dựng chính sách động viên, đãi ngộ, thực hiện duy trì nguồn lao động
    • Đánh giá và kiểm soát các hoạt động phân tích, thiết kế công việc, quản lý hiệu quả làm việc của doanh nghiệp

    Cơ hội nghề nghiệp

    Hiện nay, hầu hết các tổ chức/ doanh nghiệp đều có phòng nhân sự, là nơi xây dựng và áp dụng các nguyên tắc đã đề ra vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Người theo đuổi ngành quản trị nhân lực có thể ứng tuyến vào các vị trí sau:

    • Hành chính nhân sự
    • Chuyên viên quản lý đào tạo
    • Chuyên viên tuyển dụng
    • Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương
    • Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự
    • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
    • Chuyên viên nghiên cứu và dự báo thị trường lao động
    • Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng
    • Tư vấn viên về tổ chức nhân sự cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu…
    • Đặc biệt, trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường, việc, trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo.

    Nganh Quan Tri Nhan Luc Quanlynhansu1

    Những tố chất cần có để theo đuổi ngành quản trị nhân lực

    Ngành quản trị nguồn nhân lực chú trọng yêu cầu bạn cần hội tụ đủ nhiều tố chất, kỹ năng nghề nghiệp thực tế hữu ích cho công việc như:

    • Có tầm nhìn chiến lược, có tầm nhìn bao quát mọi mặt, không ngừng học hỏi, khám phá những cái mới, hiện đại, đưa ra những chính sách hợp lý nhất
    • Đánh giá và định hướng đúng năng lực, khả năng, tạo điều kiện đào tạo, phát huy điểm mạnh của nhân viên.
    • Tận tâm với công việc, cống hiến hết mình, biết lắng nghe, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của người lao động để gắn kết các bộ phận làm việc trong cùng tổ chức, giải quyết xung đột giữa các nhân viên, tạo động lực nâng cao năng suất làm việc.

    >>> Tìm hiểu thêm: Quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0

  • DN có được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện?

    DN có được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện?

    Bà Lê Nhung (Đà Nẵng) hỏi, 1 doanh nghiệp đang hoạt động trước đây có tham gia BHXH bắt buộc, nay dự định không tham gia BHXH bắt buộc nữa mà chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện cho các nhân viên được không? Nếu được thì cần thủ tục như thế nào?

    BHXH Đà Nẵng trả lời vấn đề này như sau:

    Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam:

    – Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ ngày 1/1/2018).

    – Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

    Tham Gia BHXH Tu Nguyen

    Như vậy, nếu doanh nghiệp và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nêu trên nhưng doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH tự nguyện là không đúng quy định hiện hành.

    (Nguồn. Baochinhphu)

  • Tổng hợp các loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

    Tổng hợp các loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

    Để hỗ trợ người lao động, ngoài tiền bồi thường và chi phí điều trị do người sử dụng lao động chi trả, lao động bị tai nạn lao động còn được nhận trợ cấp từ việc tham gia bảo hiểm.

    Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

    Theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:

    – Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

    + Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy doanh nghiệp cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

    + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    + Trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và cung đường hợp lý;

    – Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

    Không thanh toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động:

    – Do mâu thuẫn của chính mình với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

    – Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

    – Sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định.

    Nguoi Bi Tai Nan Lao Dong Duoc Gi Tu Quy Bao Hiem

    7 loại trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

    Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động giám định lần đầu mà người lao động có thể được nhận một hoặc nhiều khoản trợ cấp khác nhau.

    1. Trợ cấp 1 lần

    Mức trợ cấp 1 lần

    =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

    =

    {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

    +

    {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

    Trong đó:

    – Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    – m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

    – L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

    – t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

    Ví dụ:

    Anh A bị tai nạn lao động tháng 8/2019. Sau khi điều trị, anh A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Anh có 14 năm tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. Mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tháng 7/2019 là 5,2 triệu đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1,49 triệu đồng/tháng.

    Anh A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần với mức trợ cấp được tính như sau:

    – Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    5 x 1,49 + (20 – 5) x 0,5 x 1,49 = 18,625 triệu đồng

    – Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động:

    0,5 x 5,2 + (14 – 1) x 0,3 x 5,2 = 22,88 triệu đồng

    – Mức trợ cấp một lần của anh A là:

    18,625 + 22,88 = 41,505 triệu đồng

    2. Trợ cấp hàng tháng

    Trợ cấp hàng tháng

    =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

    =

    {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}

    +

    {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    – Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    – m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

    – L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

    – t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

    Ví dụ:

    Bà B trên đường ra công trường bị tai nạn giao thông vào tháng 8/2019. Sau khi điều trị, bà B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

    Bà có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. Mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tháng 7/2019 là 6,4 triệu đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1,49 triệu đồng/tháng.

    Trợ cấp hàng tháng

    =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

    =

    {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}

    +

    {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

    3. Trợ cấp 1 lần khi đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà ra nước ngoài định cư

    Mức trợ cấp 1 lần = 3 x Mức trợ cấp đang hưởng.

    Tong Hop Cac Loai Tro Cap Cho Nguoi Bi Tai Nan Lao Dong

    4. Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

    Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.

    5. Trợ cấp phục vụ

    (Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)

    Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở

    Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.

    6. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị

    Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

    Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày:

    – Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

    – Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;

    – Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

    7. Trợ cấp 1 lần khi chết

    (Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết)

    Mức trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết

    Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thân nhân của người lao động còn được hưởng chế độ tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành:

    – Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

    – Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;

    – Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

    Trên đây là những khoản trợ cấp khi người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu do tai nạn lao động. Với những trường hợp được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát, người lao động còn được hỗ trợ thêm một số khoản khác.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

    Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

    Thực tế không phải lao động nào cũng nắm chắc các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình. Đơn cử như các khoản trợ cấp (trợ cấp thôi việc, mất việc làm…) mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho mình.

    9 trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc

    Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 liệt kê 09 trường hợp người lao động được nhận trợ cấp thôi việc như sau:

    – Hết hạn hợp đồng lao động;

    – Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    – Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Người lao động bị tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án;

    – Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

    – Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    – Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, để nhận được khoản trợ cấp này, người lao động phải làm việc thực tế cho người sử dụng lao động ít nhất là 12 tháng.

    Cac Truong Hop Duoc Huong Tro Cap Thoi Viec

    Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?

    Trợ cấp thôi việc như một “phần thưởng” của người sử dụng lao động dành cho người lao động sau một thời gian gắn bó làm việc. Tuy nhiên, “phần thưởng” này có thể thưởng bất cứ lúc nào?

    Theo quy định của pháp luật, cụ thể khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động nêu rõ: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này (các trường hợp đã nêu ở trên) mà có thời gian làm việc thực tế nhiều hơn thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương.

    Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động kết thúc thì người lao động mới được nhận trợ cấp thôi việc.

    Mọi hành vi thỏa thuận để nhận trợ cấp khi vẫn tiếp tục làm việc hoặc trả trước trợ cấp thôi việc để buộc người lao động thôi việc… đều bị coi là trái pháp luật.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

    Cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

    Hơn 20 năm trong ngành nhân sự, Gary Burnison – CEO Công ty tư vấn Korn Ferry, ấn tượng nhất với câu trả lời về thành tích leo núi của một ứng viên.

    “Hãy nói về bản thân mình” là câu hỏi gần như chắc chắn sẽ được người tuyển dụng đưa ra tại một cuộc phỏng vấn xin việc.

    “Là giám đốc điều hành của công ty tìm kiếm nhân sự lớn nhất thế giới, tôi đã thực hiện hàng nghìn cuộc phỏng vấn trong 20 năm qua”, Gary Burnison, CEO Công ty tư vấn Korn Ferry cho biết. “Câu trả lời hay nhất và đáng nhớ nhất mà tôi từng nhận được cho câu hỏi đó là: Tôi đã chinh phục những ngọn núi cao nhất trên mọi lục địa, bao gồm cả Everest”.

    Nếu ai đó không ấn tượng về người đã chinh phục bảy đỉnh núi cao nhất, có thể tiêu chuẩn của họ cao đến mức cực đoan. Nhưng thực tế là ứng viên này đạt được thành tích ấn tượng không chỉ bởi sự nổi bật so với tất cả những người còn lại.

    Theo CEO Korn Ferry, các ứng viên thường đưa cho nhà tuyển dụng sơ yếu lý lịch của họ khi nhận được câu hỏi “hãy giới thiệu về bản thân mình”, nhưng tờ giấy này không phải điều mà những người ngồi ở vị trí của Burnison mong đợi.

    “Ứng viên mà tôi thấy ấn tượng đã chia sẻ những điều cho biết cô ấy thực sự là ai, ngoài một tờ giấy. Đó là một người thích phiêu lưu, tò mò, hướng đến mục tiêu và kỷ luật. Quan trọng hơn, cô ấy có khả năng áp dụng những bài học kinh nghiệm trong quá khứ cho những thử thách mới”, Burnison nói.

    Nhưng đó không phải là tất cả. Câu hỏi thứ hai mà nhà tuyển dụng này đưa ra với ứng viên là “cô cảm thấy thế nào khi chinh phục được đỉnh Everest”. Ứng viên này không nói gì về triết học hay nói về cách cô ấy làm điều gì đó. “Thay vào đó, cô ấy cười và nói: Lúc đó tôi suy nghĩ làm sao mà mình có thể xuống được? Câu trả lời này cho thấy khả năng để thu hút người khác bằng sự hài hước và khiêm tốn”.

    Bạn không cần phải là một vận động viên leo núi đẳng cấp thế giới để nổi bật trong một cuộc phỏng vấn xin việc, theo CEO Korn Ferry, có bốn yếu tố quan trọng để tạo nên một cuộc phỏng vấn thành công.

    Cach Gay An Tuong Voi Nha Tuyen Dung1

    Hãy mạo hiểm

    Hầu hết mọi người đều rất háo hức thể hiện tất cả công việc mà họ đã tham gia. Sẽ có thời gian cho điều đó, người phỏng vấn đã xem xét hồ sơ của bạn và sẽ hỏi bạn rất nhiều về chuyên môn.

    Vì thế, câu hỏi “hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn” là lời mời để ứng viên chia sẻ một kinh nghiệm hoặc một số thông tin cá nhân ngắn gọn, điều này cho phép nhà tuyển dụng biết thêm về cuộc sống của bạn ngoài công việc.

    Không nói nhàm chán

    Mọi người đều có điều thú vị để chia sẻ về bản thân. “Tôi đã nghe những ứng viên nói về tất cả mọi thứ, từ việc trở thành một đầu bếp sushi đẳng cấp thế giới đến một thợ điêu khắc trên băng”, CEO Korn Ferry nói.

    Điều này là một chi tiết quan trọng để nhà tuyển dụng có ấn tượng với bạn. Nếu thông tin thể hiện một khía cạnh độc đáo hoặc nếu có thể liên kết nó với những gì bạn có thể mang lại cho công việc, hãy đặc biệt chú ý đến những chi tiết như vậy.

    Thể hiện mục đích và đam mê

    Một cách diễn giải khác về vấn đề này là: Điều gì khiến bạn thức dậy mỗi sáng? Những người tuyển dụng cũng muốn biết về đam mê và mục đích của bạn là gì.

    Chẳng hạn, một công việc tình nguyện tại Nam Mỹ có thể cho thấy bạn có tầm nhìn toàn cầu. Trả lời cho câu hỏi này không phải là vấn đề thành công lớn hay nhỏ, miễn là điều đó cho thấy bạn đang phấn đấu để cải thiện bản thân.

    Tính trung thực

    Điều này là một trong những vấn đề quan trọng nhất bạn có thể làm trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Hãy thư giãn, hãy là chính mình và nói sự thật. Đừng tiếp cận cuộc phỏng vấn giống như cách bạn đang thử giọng cho sân khấu Broadway.

    Ngoài ra, nếu bạn thổi phồng những gì đã làm hoặc tự nghĩ ra một câu chuyện về bản thân, bạn có thể bị lộ tẩy. Nếu điều đó xảy ra, mọi điều bạn nói về bản thân mình trước đó sẽ bị nghi ngờ.

    (Nguồn. Vnexpress)

  • Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện, chồng có được tiền thai sản?

    Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện, chồng có được tiền thai sản?

    Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là cách “để dành” tốt nhất của những lao động tự do. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn liệu việc làm này có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng khi mình sinh con hay không.

    Che Do Thai San Cua Chong Khi Vo Sinh Con

    Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:

    Nghỉ thai sản:

    – 05 ngày làm việc với các trường hợp thông thường;

    – 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    – 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    – 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

    Lưu ý: Thời gian nghỉ này chỉ được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

    Nhận tiền thai sản:

    – Tiền trợ cấp một lần:

    Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản trợ cấp này chỉ dành cho lao động nam đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con mà vợ không tham gia BHXH.

    Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở, tương đương với 2,98 triệu đồng ở thời điểm hiện tại (từ 01/7/2019, lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).

    – Tiền chế độ thai sản:

    Khoản tiền này được chi trả dựa trên số ngày nghỉ thực tế của người lao động.

    Tiền chế độ thai sản

    =

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ

    :

    24

    x

    Số ngày nghỉ thực tế

    Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện có ảnh hưởng đến chồng?

    Che Do Thai San Cua Chong Khi Vo Sinh Con1

    Hầu hết những lao động tự do hiện nay đều lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

    Tuy nhiên, chính sách BHXH tự nguyện chỉ đảm bảo được chế độ hưu trí và tử tuất cho người tham gia, mà không có sự hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn…

    Chính vì vậy, không ít phụ nữ khi sinh con chỉ trông chờ vào chế độ thai sản của chồng. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH tự nguyện của vợ có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng?

    Điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội đề cập tới việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Do đó, lao động nam có thể nghỉ việc và nhận tiền chế độ thai sản theo số ngày nghỉ quy định.

    Với tiền trợ cấp một lần, Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần. Điều này được hiểu theo góc độ, BHXH phải là BHXH bắt buộc. Trường hợp vợ có tham gia BHXH nhưng là BHXH tự nguyện thì cũng không chịu sự điều chỉnh của quy định này.

    Và như vậy, việc vợ tham gia BHXH tự nguyện sẽ không ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng như đã phân tích.

    >> Xem thêm: Chế độ thai sản năm 2019

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • 4 Phong cách quản lý nhân sự hiệu quả – giữ chân nhân tài

    4 Phong cách quản lý nhân sự hiệu quả – giữ chân nhân tài

    Người không có năng lực lãnh đạo thường dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc thường xuyên, năng suất lao động kém và thiếu động lực.

    Có nhiều bước để đảm bảo rằng bạn nằm trong kiểu nhà lãnh đạo thứ nhất. Bắt đầu từ hôm nay hãy tìm hiểu và thực hiện cách quản lý có thể truyền cảm hứng để mọi người thực hiện công việc một cách tốt nhất.

    Quản lý công ty tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau – từ hợp tác dự án đến phản hồi kết quả. Vì vậy, không ngạc nhiên khi biết rằng các nhà lãnh đạo cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số nhân viên nói rằng họ đã bỏ việc vì người quản lý tồi.

    Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa khả năng của người lãnh đạo với các yếu tố quan trọng như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên. Đó là lý do tại sao biết làm chủ phong cách quản lý lại là một trong những nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.

    Phong Cach Quan Ly Nhan Vien Hieu Qua

    1. Phong cách quản lý có tầm nhìn

    Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có tầm nhìn vượt trội trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, cấp cao cho công ty và huy động đội ngũ để hướng tới mục tiêu này. Nói cách khác, đây là người cung cấp lộ trình cho công ty và nhân viên là những người sử dụng bản đồ này như một hướng dẫn để mở đường.

    Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc quyết định một cách độc đoán. Mặc dù lãnh đạo là người ra quyết định cuối cùng về định hướng của công ty, nhưng tất cả đều được dựa trên những gì tốt đẹp nhất cho cả tổ chức và nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý có tầm nhìn cần phải cởi mở – điều này cho phép họ tiếp thu ý kiến từ nhân viên và thay đổi kịp thời khi cần thiết.

    Một trong những lợi ích của kiểu quản lý này là nó củng cố thêm niềm tin giữa người lãnh đạo và nhân viên. Các nhà quản lý có tầm nhìn dựa vào nhóm của họ để hoàn thành công việc và do đó, nhân viên có quyền tự chủ hơn đối với vai trò hàng ngày của họ. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt, đặc biệt khi 39% công nhân nói rằng cách quản lý vi mô là điều mà sếp của họ không nên có.

    Một lợi ích khác là kiểu quản lý này cực kỳ linh hoạt. Vì nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ chắc chắn rằng có nhiều hơn một cách để đạt được mục tiêu, điều này đảm bảo cho công ty thử nghiệm tất cả các con đường và phương pháp khác nhau.

    Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:

    • Trí tuệ cảm xúc cao
    • Linh hoạt khi có chướng ngại vật
    • Cởi mở để phản hồi
    • Khả năng truyền cảm hứng và thúc đẩy nhóm
    • Kỹ năng tư duy chiến lược và dài hạn

    Một ví dụ về Quản lý có tầm nhìn trong hành động:

    Một start-up sắp tung ra sản phẩm mới. CEO ngồi với đội ngũ lãnh đạo và cùng đưa ra một chiến lược cấp cao. Cô tổ chức cuộc họp toàn công ty để chia sẻ tầm nhìn và có cuộc thảo luận xung quanh nó. Sau đó, cô trao quyền cho nhân viên của mình để đưa ra các bước tiếp theo.

    CEO đưa ra định hướng và thường xuyên kiểm tra với các trưởng nhóm để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, nhưng không tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

    Phong Cach Quan Ly Nhan Vien Hieu Qua2

    2. Phong cách quản lý dân chủ

    Một nhà lãnh đạo dân chủ sẽ tập hợp các quan điểm và phản hồi của nhân viên để đưa ra quyết định. Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Không giống như phong cách quản lý từ trên xuống, nơi các quyết định chỉ được đưa ra bởi đội ngũ lãnh đạo, phong cách quản lý dân chủ tương đối minh bạch, khách quan vì khuyến khích sự tham gia của nhân viên.

    Quản lý dân chủ có lợi vì nó đảm bảo sự liên kết của tổ chức hoặc ít nhất, hiểu được một quyết định chiến lược được đưa ra như thế nào. Điều này rất quan trọng vì nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi các quyết định được đưa ra mà không có sự cống hiến của họ. Phong cách quản lý dân chủ còn hiệu quả bởi nó mang lại tiếng nói cho tất cả mọi người, việc có thể dẫn đến sự đa dạng hơn về ý tưởng.

    Kiểu quản lý này cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo. Họ có cơ hội được tương tác liên tục với nhân viên và thu thập phản hồi để hiểu thêm về tâm tư tình cảm, sự thất vọng và mong muốn cho tương lai của cả công ty.

    Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này gồm:

    • Tính khách quan
    • Kỹ năng giao tiếp tốt
    • Khả năng tập hợp nhiều ý kiến và quan điểm
    • Kỹ năng ra quyết định
    • Cởi mở

    Ví dụ về Quản lý dân chủ trong hành động:

    Người lãnh đạo theo hướng dân chủ khi phải quyết định xem nhóm của họ có nên bỏ dự án mà không chắc chắn về kết quả hay không. Thay vì tự mình ra quyết định, anh ta sẽ có các cuộc gặp riêng với mọi người, tạo cuộc khảo sát ẩn danh và thu thập ý kiến bổ sung.

    Sau khi tập hợp tất cả các phản hồi, người quản lý sẽ quyết định hủy dự án vì hầu hết mọi người đều cho rằng đó không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả.

    3. Phong cách quản lý huấn luyện/cố vấn

    Kiểu quản lý này đặt trọng tâm vào sự phát triển chuyên nghiệp của cá nhân các nhân viên. Các nhà lãnh đạo được đầu tư sâu vào nhu cầu của cả nhóm và đảm nhận vai trò cố vấn nhiều hơn so với vai trò truyền thống của ông chủ. Điều này có nghĩa là họ có sẵn sàng chia sẻ lời khuyên, hướng dẫn và luôn tìm kiếm cơ hội để giúp nhân viên của họ phát triển mạnh.

    Ví dụ về Phong cách quản lý cố vấn trong thực tế:

    Chẳng hạn, khi một nhân viên cho thấy được nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực tiếp thị trong nước. Một nhà lãnh đạo theo kiểu cố vấn sẽ tìm cơ hội cho nhân viên đó làm việc trong các dự án tiếp thị trong nước, khuyến khích anh ta tham dự các sự kiện liên quan và cung cấp nguồn lực giúp phát triển hơn nữa các kỹ năng cần thiết để thành công.

    Điều tuyệt vời ở kiểu quản lý này là nó chứng minh cho nhân viên thấy rằng các nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của họ. Nó sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo động lực và khiến họ cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý kiến với người quản lý về bất kỳ vấn đề phát sinh trong công việc. Đây là một giải pháp thay thế tốt để tránh trường hợp nhân viên không tin tưởng lãnh đạo và rời công ty mà không báo trước.

    Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:

    • Mong muốn giúp nhân viên phát triển
    • Khả năng lắng nghe và phản hồi
    • Biết đồng cảm và kết nối với người khác
    • Kỹ năng giải quyết vấn đề
    • Khả năng xây dựng niềm tin và các mối quan hệ có ý nghĩ

    4. Phong cách Lãnh Đạo “Trao Quyền Quyết Định”

    Nhà lãnh đạo theo kiểu quản lý tự do phóng nhiệm này sẽ không trực tiếp can dự mà khuyến khích nhân viên chủ động trong hầu hết các quyết định, giải quyết các vấn đề và công việc. Khi được thực hiện trong môi trường phù hợp, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng về không gian và quyền tự chủ để làm việc một cách tốt nhất.

    Thông thường, các công ty có mô hình tổ chức phẳng, không muốn tuân theo một hệ thống phân cấp cứng nhắc nào là những ứng cử viên tốt nhất cho kiểu quản lý này. Điều đó cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên cực kỳ năng động và có năng lực, thoải mái với sự giám sát tối thiểu từ lãnh đạo.

    Các nhà quản lý cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang chế độ giải quyết xung đột bất cứ khi nào nhân viên của họ mất lơ là, mất tập trung.

    Lợi ích của phong cách quản lý trao quyền quyết định là nó có thể dẫn đến kích thích sự đổi mới, sáng tạo và năng suất vì không có giới hạn nào đối với cách làm việc hay suy nghĩ của nhân viên. Tương tự như kiểu quản lý có tầm nhìn, tạo tự do cho nhân viên là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin.

    Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:

    • Niềm tin vào các thành viên trong nhóm
    • Khả năng can thiệp ngay khi cần
    • Kỹ năng giải quyết xung đột
    • Thoải mái với việc trao quyền
    • Khéo léo trong việc kiểm tra tiến độ mà không can dự quá nhiều

    Suy cho cùng, kiểu quản lý mà bạn đi theo sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đây là vài điều chính bạn có thể tự hỏi để bắt đầu trước khi quyết định:

    • Phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với thế mạnh hiện có của tôi?
    • Những thiếu hụt trong cách quản lý của tôi bây giờ, liệu có sự thay thế nào khác để lấp đầy khoảng trống đó không?
    • Nhu cầu của công ty tôi tại thời điểm này là gì?
    • Nhân viên của tôi đã thể hiện sự yêu thích đặc biệt nào đối với một kiểu lãnh đạo chưa?

    Hãy nhớ rằng bạn không cần gắn bó với một kiểu quản lý duy nhất trong suốt sự nghiệp của mình. Hãy thử và cảm nhận sự phù hợp với bạn, hoặc bạn có thể tạo phong cách lãnh đạo của riêng mình bằng cách kết hợp các thế mạnh của từng loại.

    Đừng ngại khám phá và sáng tạo – mục tiêu cuối cùng là làm chủ phong cách quản lý phù hợp nhất và mang lại những điều tốt đẹp cho nhân viên của bạn.

    (Nguồn. Theo Brandsvietnam)

  • Cách tính lương hưu nếu nghỉ hưu từ năm 2020

    Cách tính lương hưu nếu nghỉ hưu từ năm 2020

    Với nhiều lao động, lợi ích thiết thực nhất của việc tham gia bảo hiểm là có một khoản thu nhập khi về già. Vậy từ năm 2020, khi nhiều chính sách bảo hiểm liên quan đến chế độ hưu trí thay đổi thì cách tính lương hưu có gì khác?

    Trường hợp 1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì khi nghỉ hưu, người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

    Với những công việc đặc thù khác thì điều kiện về số năm đóng BHXH vẫn không thay đổi (20 năm), tuy nhiên có sự ưu tiên về tuổi nghỉ hưu của người lao động, như:

    – Nam đủ 55 – 60 tuổi, nữ đủ 50 – 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

    – Nam/nữ đủ 50 – 55 tuổi và 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

    – Không giới hạn độ tuổi với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    Dieu Kien Huong Luong Huu
    Điều kiện hưởng lương hưu năm 2020

    Trong những trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức:

    Lương hưu hàng tháng

    =

    Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%)

    x

    Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

    Trong đó:

    Đối với lao động nam:

    – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    Ví dụ:Ông A làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%.

    Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021: Tỷ lệ hưởng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    Ví dụ:Ông B là công nhân khoan nổ mìn (công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Năm 2021, ông nghỉ hưu khi đủ 58 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 35 năm đóng BHXH.

    Mức lương hưu hàng tháng của ông được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%; 16 năm đóng BHXH còn lại = 16 x 2% = 32%.

    Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 77%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Do đó, hàng tháng, ông B sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    Ví dụ:Giả sử năm 2025, ông C nghỉ hưu do nhiễm HIV/AIDS trong quá trình làm việc. Lúc này, ông có 32 năm đóng BHXH.

    Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông xác định như sau: 20 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm đóng BHXH còn lại = 12 x 2% = 24%.

    Do vậy, khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông C nhận được 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    Cach Tinh Luong Huiu Nam 2020
    Cách tính lương hưu năm 2020

    Đối với lao động nữ:

    Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: Tỷ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    Ví dụ:Bà D làm việc trong điều kiện bình thường. Năm 2020, bà nghỉ hưu khi vừa tròn 55 tuổi và có 30 năm đóng BHXH.

    Lương hưu hàng tháng của bà được tính dựa trên tỷ lệ hưởng: 15 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm đóng BHXH còn lại = 15 x 2% = 30%.

    Tổng hợp lại, lương hưu của bà D sẽ bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    Trường hợp 2. Người lao động nghỉ hưu trước tuổi

    Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, người lao động suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu trước tuổi tiêu chuẩn (trường hợp 1) khi có đủ 20 năm đóng BHXH. Cụ thể:

    – Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2020 trở đi: nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    – Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    – Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Với quy định này có thể thấy, sự thay đổi của chính sách bảo hiểm chỉ tác động đến người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên làm việc trong điều kiện bình thường, mà không ảnh hưởng tới những lao động khác.

    Và như vậy, nếu nghỉ hưu từ năm 2020, người lao động phải có 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

    Tuy nhiên, cách tính lương hưu lại không có sự khác biệt so với trước đây, vẫn thấp hơn lương hưu khi nghỉ đúng tuổi, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%.

    Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

    Ví dụ:Bà E bị suy giảm khả năng lao động 63%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 01/2020 khi đủ 50 tuổi 01 tháng. Tính đến thời điểm nghỉ, bà có 28 năm đóng BHXH.

    Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà được xác định như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 13 năm đóng BHXH còn lại = 13 x 2% = 26%.

    Tuy nhiên, bà E lại nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ trước tuổi 55 là 04 năm 11 tháng) nên tỷ lệ hưởng bị trừ = 4 x 2% + 1% = 9%.

    Vậy tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bà khi nghỉ hưu trước tuổi = 45% + 26% – 9% = 62% và bà sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng bằng 62% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    Xem thêm >>> Lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả hiện nay

    Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả hiện nay

    Quản lý nhân sự hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà lãnh đạo. Dù mỗi lãnh đạo sẽ có một phong cách quản lý khác nhau dựa vào kinh nghiệm và quan điểm của bản thân nhưng để thành công trong vai trò của mình đồng thời tăng năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên, thì cần có những bí quyết sau đây:

    Giao tiếp thông minh

    Theo quan điểm một số nhà quản lý, việc nói, ra lệnh và reo rắc nỗi sợ hãi cho nhân viên chính là một điểm nhấn tạo nên sự thành công trong cách quản lý. Thì chiến lược bạn đang sử dụng bỗng trở thành môi trường làm việc không có động lực, luôn trong trạng thái căng thẳn bởi những cuộc đối đầu giữa các nhân viên.

    Hãy học cách giao tiếp hiệu quả với từng nhân viên thay cho những chỉ thị kiên định. Luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, những đóng góp từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Việc quản lý từ trách nhiệm, tinh thần tận tâm, luôn nỗ lực, sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.

    Quan Ly Nhan Su Hieu Qua

    Mục tiêu rõ ràng – Thấu hiểu năng lực

    Là một người quản lý kỹ năng quan trọng chính là tầm nhìn chiến lược đúng đắn, mục tiêu rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt, hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp, đồng thời tạo ra mục tiêu chung cho toàn thể nhân viên để mọi người cùng nhau cố gắng, thúc đẩy tinh thần làm việc.

    Để làm được điều này, người lãnh đạo phải bao quát được năng lực của nhân sự dưới quyền mình, đánh giá, cân nhắc, thực hiện chiến thuật “dùng đúng người đúng việc” sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp nhất, phát triển những điểm mạnh và cải thiện điểm yếu mà nhân viên đang gặp phải, đảm bảo mỗi nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình về công việc được giao.

    Tạo môi trường làm việc hiệu quả

    Tạo môi trường làm việc thoải mái, tạo mối quan hệ gắn kết giữa sếp và nhân viên. Xây dựng văn hóa công ty, xây dựng niềm tin cho nhân viên, giúp họ giao tiếp một cách cởi mở, xây dựng chính sách thưởng phạt công bằng, hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân viên.

    Đặc biệt, khen – chê nhân viên cũng là một nghệ thuật mà nhà lãnh đạo cần phải có. Bởi lợi ích to lớn từ việc khen nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc, trao thưởng xứng đáng với những cống hiến của họ, họ sẽ hạnh phúc vì cảm nhận mình đang được coi trọng và làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn nữa.

    Và khi nhân viên phạm sai lầm hoặc vì một lý do nào đó, nhà quản trị cần phải vừa đấm vừa xoa để họ nhận biết được lỗi lầm của bản thân, mà không làm họ tổn thương, hay cảm thấy bị xúc phạm như cách chê bai trực tiếp, khắt khe… khiến họ bất mãn, bỏ bạn đi.

    Sử dụng những công cụ quản lý nhân sự

    Thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, phần mềm quản lý nhân sự ra đời nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp quản lý nhân viên hiệu quả nhất, tối ưu hóa hệ thống và quy trình quản lý, phục vụ quá trình phân tích, hoạch định chiến lược của ban lãnh đạo, kết nối nguồn nhân lực thông qua màn hình máy tính.

  • Chi phí mua quà tặng ngày 20/10 được trừ khi tính thuế

    Chi phí mua quà tặng ngày 20/10 được trừ khi tính thuế

    Sắp tới là ngày Phụ nữ Việt Nam, bên cạnh việc chuẩn bị kế hoạch kỷ niệm ngày 20/10 thì không ít doanh nghiệp có thắc mắc chi phí mua quà tặng ngày 20/10 được trừ khi tính thuế?

    Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

    Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

    – Trừ các khoản chi không được trừ theo khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

    + Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    + Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    + Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (điều kiện này chỉ áp dụng khi mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên).

    Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP thì khoản chi có tính chất phúc lợi (gồm cả khoản chi cho hoạt động phong trào lao động nữ như kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10) là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Chi Phi Mua Qua Tang 20 10 Duoc Tru Khi Tinh Thue

    Chi phí cho ngày 20/10 là khoản chi có tính chất phúc lợi

    Những khoản chi có tính chất phúc lợi

    Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động gồm:

    – Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

    – Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;

    – Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

    – Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

    – Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

    – Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

    – Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động);

    – Những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

    Như vậy, vì các khoản chi phúc lợi rất đa dạng nên thông tư của Bộ Tài chính không thể liệt kê được hết nên có điều khoản là “những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác”. Một số Khoản chi có tính chất phúc lợi khác đã được Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh hướng dẫn, giải đáp trong những công văn cụ thể (ví dụ: Năm 2015, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn 2997/CT-TTHT hướng dẫn về khoản chi ngày 20/10).

    Hạn mức khoản chi có tính chất phúc lợi

    – Theo quy định, tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

    – Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

    Kết luận: Chi phí cho ngày 20/10 của doanh nghiệp là khoản chi có tính chất phúc lợi và được xem là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho ngày 20/10 được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu:

    1. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    2. Nếu khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động kỷ niệm ngày 20/10 mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    3. Tổng chi ngày 20/10 và các khoản chi có tính chất phúc lợi khác của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế (phần vượt quá sẽ bị tính thuế).

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Ai có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động?

    Ai có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động?

    Xử lý kỷ luật là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp duy trì nề nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động. Để tránh bị khiếu nại, khiếu kiện thì buộc quyết định xử lý kỷ luật phải được ban hành bởi người có thẩm quyền.

    Khi nào doanh nghiệp được kỷ luật người lao động?

    Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động chỉ được kỷ luật người lao động khi chứng minh được lỗi của người đó và trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hoặc 12 tháng nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.

    Đặc biệt lưu ý, doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không quy định trong nội quy lao động.

    Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong 04 hình thức xử lý kỷ luật với 01 hành vi vi phạm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức hoặc sa thải.

    Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    Xu Ly Ky Luat Lao Dong

    Ngoài ra, không xử lý kỷ luật với người lao động đang trong thời gian:

    – Nghỉ ốm đau, điều dưỡng;

    – Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    – Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    – Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm có khả năng bị kỷ luật sa thải;

    – Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản;

    – Người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

    – Mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà vi phạm kỷ luật.

    Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động

    Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động.

    Cụ thể đây là:

    – Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc…);

    – Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân;

    – Người được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền làm người đại diện;

    – Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động;

    – Người được người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động.

    Việc xử lý kỷ luật lao động có thể ảnh hưởng tới thu nhập, thậm chí là việc làm của người lao động. Chính vì vậy, để tránh bị khiếu nại, khiếu kiện cũng như để răn đe những lao động khác trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải tuyệt đối tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong xử lý kỷ luật lao động.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Năm 2020 được xem là cột mốc đáng chú ý của chính sách bảo hiểm xã hộikhi có khá nhiều thay đổi tác động đến hầu hết những người tham gia. Và phần lớn những thay đổi đó đều liên quan đến chế độ hưu trí.

    Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, dù tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thì lương hưu của một người đều được xác định theo công thức:

    Mức lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ hưởng lương hưuxMức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

    Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

    Vấn đề đặt ra, mức lương hưu này lại phụ thuộc vào đối tượng hưởng là nam hay là nữ, cũng như thời điểm bắt đầu hưởng.

    Chính vì vậy, năm 2020 với những thay đổi dưới đây thì chắc chắn lương hưu cũng sẽ thay đổi:

    1. Tăng số năm đóng bảo hiểm làm căn cứ xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam

    Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội.

    Quy định này nêu rõ, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% phải là 18 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%.

    Ví dụ: Năm 2020, ông A có 30 năm đóng BHXH và đã đến tuổi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau: 18 năm đóng BHXH = 45%; 12 năm còn lại x 2% = 24%. Như vậy, ông A được hưởng 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

    Trong khi trước đây, nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì số năm đóng BHXH là 16 năm, năm 2019 là 17 năm.

    Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu không có gì thay đổi vào năm tới.

    Luong Huu Nam 2020 Co Gi Thay Doi

    2. Tăng tuổi hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

    Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.

    Sự thay đổi này ảnh hưởng tới cả lao động nam và lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    Cụ thể, từ năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, từ năm 2020, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu.

    3. Thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Căn cứ pháp lý: Điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội.

    Đáng chú ý, chỉ áp dụng với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này mà không áp dụng với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

    Theo đó, nếu người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    (Giai đoạn trước, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính theo 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu).

    4. Tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng

    Với lương cơ sở, theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW,lương cơ sở năm 2020sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    Với lương tối thiểu vùng, theo dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng 5,5% (từ 150.000 – 240.000 đồng) so với năm 2019.

    Và như vậy, nếu được thông qua, việc tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia (mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở).

    Đồng thời, cùng với quy định “Chính phủ điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội” (theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội) thì đồng nghĩa với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là tiền đề cho việc tăng mức lương hưu hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Khi nào doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn lao động?

    Khi nào doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn lao động?

    An toàn lao động là nhu cầu thiết yếu của mọi lao động. Tuy nhiên, thực tế, không nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này mặc dù pháp luật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn lao động.

    Ai được cấp thẻ an toàn lao động?

    Theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.

    Cụ thể hơn, đây là những lao động thuộc nhóm 3 làm các công việc:

    – Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

    – Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;

    – Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm…);

    – Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng;

    – Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt…

    – Làm khuôn đúc, luyện, cán, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại, luyện quặng, luyện cốc, vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện;

    – Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 02 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm;

    – Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước;

    – Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy;

    – Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa;

    – Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30 – 300 GHz;

    – Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm;

    – Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại;

    – Khảo sát địa chất, địa hình, khai thác khoáng sản, dầu khí;

    – Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;

    – Thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện;

    – Hàn, cắt kim loại.

    Khi Nao Doanh Nghiep Duoc Tu Cap The An Toan Lao Dong

    Điều kiện doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn

    Khoản 7 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ:

    Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

    Đối chiếu với khoản 11 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 140 năm 2018 của Chính phủ, doanh nghiệp được tự cấp thẻ an toàn cho lao động nhóm 3 khi đáp ứng đủ các điều kiện:

    – Có hoặc thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30 m2 trở lên;

    – Có hoặc thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện.

    Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2.

    – Có ít nhất 04 người cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

    – Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng và được xây dựng theo đúng chương trình khung huấn luyện.

    Đồng thời, doanh nghiệp phải lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện nêu trên gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Bộ).

    Trong 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện cho doanh nghiệp.

    Hết 25 ngày làm việc, nếu Bộ không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.

    Lưu ý: Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện là 05 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ tương tự đến Bộ để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động.

    Mẫu thẻ an toàn lao động

    Mẫu thẻ an toàn lao động được mô tả chi tiết tại mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP như sau:

    Kích thước thẻ: 60mm x 90mm

    Mau The An Toan Lao Dong

    (1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10).

    (2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).

    (3) Năm cấp thẻ an toàn.

    Lưu ý: Thẻ an toàn chỉ có thời hạn 02 năm.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Những khó khăn và thuận lợi trong nghề nhân sự

    Những khó khăn và thuận lợi trong nghề nhân sự

    Nghề nhân sự trên thị trường lao động thực sự không thể phủ nhận là nghề “HOT” trong tuyển dụng hiện nay. Bởi sự phát triển thương mại cùng việc mở rộng của các công ty xuyên quốc gia trong thời gian này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một cái nhìn mới về việc quản trị nguồn nhân lực và phát triển đúng bản chất của nó.

    Nghề nhân sự là ngành nghề liên quan trực tiếp đến con người, cần tạo được môi trường động lực để khơi dậy tài năng của mỗi con người, là “cánh tay phải” của những nhà lãnh đạo đồng thời là “người phát ngôn” về những quyền lời tâm tư của nhân viên, thúc đẩy tổ chức phát triển đồng thời liên tục học hỏi tri thức quốc tế, bắt kịp xu hướng hội nhập. Vì thế những khó khăn và thuận lợi của ngành cũng liên quan đến cách nhìn nhận, đánh giá con người.

    Thuận lợi của nghề nhân sự

    • Ưu thế nổi trội của nghề nhân sự là có thể dễ dàng tìm được nhiều vị trí tại hầu hết các doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực kinh doanh nào, từ quy mô nhỏ đến lớn.
    • Nếu người quản trị nhân sự giỏi sẽ là người đánh giá đúng tình hình, đưa ra giải pháp tốt nhất để dung hòa mức lương và chế độ đãi ngộ để nhân sự yên tâm công tác, tránh mất đi nhân tài. Ngoài những lời khen của sếp, hay chuyện tăng lương mà còn dành được tình cảm yêu mếm của đồng nghiệp.
    • Thực tế, khi nhìn lại thành quả trong công tác tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp tổ chức góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển vững mạnh của doanh nghiệp

    Nhung Thuan Loi Kho Khan Cua Nghe Nhan Su1

    Khó khăn của nghề nhân sự

    • Việc hài hòa được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là điều mà người phụ trách nhân sự phải suy nghĩ hàng ngày. Đav
    • Phải linh hoạt trong cách ứng phó những thực tế đầy biến động về nguồn nhân sự khi xảy ra sự viêc, tháo gỡ khó khăn, xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ nhân viên.
    • Thường xuyên đối mặt với những phàn nàn của nhân viên từ các mẫu đơn xin việc, xin tăng ca, nghỉ phép hay đến chính sách lương thưởng, các chế độ phúc lợi đi kèm.
    • Bộ phận nhân sự gặp khó khăn khi tình trạng chất lượng lao động đi xuống, năng suất kém,… xảy ra việc sa thải nhân viên, nhân viên nghỉ việc,… Việc đăng tuyển, tổ chức phỏng vẫn, đánh giá, đào tạo diễn ra triền miên…
    • Cái khó nhất là những thành quả, ích lợi trong nghề nhân sự mang lại không cụ thể, trực tiếp như doanh số, sản lượng. Vì vậy, đôi khi những người quản lý doanh nghiệp và cả lao động chưa thật sự thấu hiểu và có sự trân trọng thỏa đáng với nghề, gây cho người làm công tác nhân sự dễ nản lòng.

    Ở một khía cạnh nào đó, nghề nhân sự được ví như ” làm dâu trăm họ”, vì vậy nếu muốn theo đuổi sự nghiệp, làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy bình tĩnh, giữ vững lập trường, tập trung vào những điều thực sự quan trọng. Sự đồng cảm chính là chìa khóa để có thể thấy hiểu và chia sẻ áp lực công việc với mọi người, là cách tốt nhất để cùng nhau xây dựng văn hóa tốt đẹp cho chính doanh nghiệp đang làm, song đừng ngần ngại đưa ra những thông điệp cứng rắn khi cần thiết.

  • Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc?

    Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc?

    Với những kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm làm việc, không ít người đủ tuổi nghỉ hưu vẫn lựa chọn làm việc và cống hiến. Vậy chế độ với những lao động này có khác so với những lao động đang trong độ tuổi làm việc?

    Lưu ý khi sử dụng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu

    Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu còn được gọi là lao động cao tuổi. Bởi đây là những người tiếp tục làm việc sau 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

    Khi người lao động có đủ sức khỏe và người sử dụng có nhu cầu thì người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động cao tuổi kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Trong thời gian này, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Đồng thời, luôn được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.

    Đặc biệt, người sử dụng lao động không được phân công, sắp xếp người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ trong bất cứ trường hợp nào.

    Che Do Tro Cap Cho Nguoi Da Nghi Huu Tiep Tuc Lam Viec

    Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc?

    Khoản 2 Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi còn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

    Và với quy định của Bộ luật Lao động hiện nay và các văn bản hướng dẫn thi hành về chi trả trợ cấp thôi việc thì không có bất cứ sự phân biệt nào giữa người lao động đã nghỉ hưu với người chưa nghỉ hưởng chế độ hưu.

    Do đó, nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đang hưởng chế độ hưu trí mà làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên theo hợp đồng lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định (tuân thủ thời gian báo trước và lý do nghỉ việc – nếu có) sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.

    Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Trong đó:

    – Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc.

    – Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Thủ tướng chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020

    Thủ tướng chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2020 – Tết Canh Tý tổng cộng 7 ngày như đề xuất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, theo đó nghỉ Tết từ ngày 23-1-2020 (tức 29 Tết ) đến hết thứ tư ngày 29-1-2020 (tức Mùng 5 Tết Canh Tý 2020).

    Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động – thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

    Theo đó, xét đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, tết năm 2020 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản số 54/TTr-LĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch.

    Cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngnghỉ liên tục 07 ngày, từ ngày 23/01/2020 đến hết ngày 29/01/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày 05 tháng Giêng năm Canh Tý).

    Trong đó, ngày 28 và ngày 29/01/2020 nghỉ bù cho ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

    Lich Nghi Tet 2020

    Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, cá nhân.

    Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

    Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo việc thực hiện nghỉ lễ, tết.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • 6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    Danh sách 6 chính sách BHXH – BHYT áp dụng từ 2020 như sau:

    1. Chậm nhất đến ngày 1-1-2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).

    2. Đến năm 2020, Cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước (Khoản 2 Điều 9 Luật BHXH 2014 ).

    3. Từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH 2014). Hiện nay, lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    6 Chinh Sach BHXH BHYT Ap Dung Tu Nam 2020

    4. Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH (Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).

    5. Người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014).

    6. Đến năm 2020, theo chính sách BHXH ban hành, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH (Khoản 2 Điều 96 Luật BHXH 2014).

    (Nguồn. nld.com.vn)