Những khó khăn và thuận lợi trong nghề nhân sự

Nghề nhân sự trên thị trường lao động thực sự không thể phủ nhận là nghề “HOT” trong tuyển dụng hiện nay. Bởi sự phát triển thương mại cùng việc mở rộng của các công ty xuyên quốc gia trong thời gian này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một cái nhìn mới về việc quản trị nguồn nhân lực và phát triển đúng bản chất của nó.

Nghề nhân sự là ngành nghề liên quan trực tiếp đến con người, cần tạo được môi trường động lực để khơi dậy tài năng của mỗi con người, là “cánh tay phải” của những nhà lãnh đạo đồng thời là “người phát ngôn” về những quyền lời tâm tư của nhân viên, thúc đẩy tổ chức phát triển đồng thời liên tục học hỏi tri thức quốc tế, bắt kịp xu hướng hội nhập. Vì thế những khó khăn và thuận lợi của ngành cũng liên quan đến cách nhìn nhận, đánh giá con người.

Thuận lợi của nghề nhân sự

  • Ưu thế nổi trội của nghề nhân sự là có thể dễ dàng tìm được nhiều vị trí tại hầu hết các doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực kinh doanh nào, từ quy mô nhỏ đến lớn.
  • Nếu người quản trị nhân sự giỏi sẽ là người đánh giá đúng tình hình, đưa ra giải pháp tốt nhất để dung hòa mức lương và chế độ đãi ngộ để nhân sự yên tâm công tác, tránh mất đi nhân tài. Ngoài những lời khen của sếp, hay chuyện tăng lương mà còn dành được tình cảm yêu mếm của đồng nghiệp.
  • Thực tế, khi nhìn lại thành quả trong công tác tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp tổ chức góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển vững mạnh của doanh nghiệp

Khó khăn của nghề nhân sự

  • Việc hài hòa được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là điều mà người phụ trách nhân sự phải suy nghĩ hàng ngày. Đav
  • Phải linh hoạt trong cách ứng phó những thực tế đầy biến động về nguồn nhân sự khi xảy ra sự viêc, tháo gỡ khó khăn, xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ nhân viên.
  • Thường xuyên đối mặt với những phàn nàn của nhân viên từ các mẫu đơn xin việc, xin tăng ca, nghỉ phép hay đến chính sách lương thưởng, các chế độ phúc lợi đi kèm.
  • Bộ phận nhân sự gặp khó khăn khi tình trạng chất lượng lao động đi xuống, năng suất kém,… xảy ra  việc sa thải nhân viên, nhân viên nghỉ việc,… Việc đăng tuyển, tổ chức phỏng vẫn, đánh giá, đào tạo diễn ra triền miên…
  • Cái khó nhất là những thành quả, ích lợi trong nghề nhân sự mang lại không cụ thể, trực tiếp như doanh số, sản lượng. Vì vậy, đôi khi những người quản lý doanh nghiệp và cả lao động chưa thật sự thấu hiểu và có sự trân trọng thỏa đáng với nghề, gây cho người làm công tác nhân sự dễ nản lòng.

Ở một khía cạnh nào đó, nghề nhân sự được ví như ” làm dâu trăm họ”, vì vậy nếu muốn theo đuổi sự nghiệp, làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy bình tĩnh, giữ vững lập trường, tập trung vào những điều thực sự quan trọng. Sự đồng cảm chính là chìa khóa để có thể thấy hiểu và chia sẻ áp lực công việc với mọi người, là cách tốt nhất để cùng nhau xây dựng văn hóa tốt đẹp cho chính doanh nghiệp đang làm, song đừng ngần ngại đưa ra những thông điệp cứng rắn khi cần thiết.