Lương 3P là gì? Ưu điểm và cách xây dựng hệ thống lương 3P
Nội dung chính
Hệ thống lương 3P là gì?
Lương 3P là một thuật ngữ được áp dụng khá phổ biến tại các tổ chức, doanh nghiệp như một cơ chế trả lương cho người lao động.
Lương 3P là hệ thống lương được xây dựng sao cho các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được 3 yếu tố:
- Position (P1): Vị trí công việc
- Person (P2): Năng lực cá nhân
- Performance (P3): Kết quả công việc
Cụ thể:
- P1 – Vị trí: Hiện tại mức thu nhập của người lao động tại một doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí/công việc mà họ đảm nhận, tất cả được phản ánh qua khung lương mà họ được hưởng. Khung lương khác nhau, cao hay thấp được đánh giá trên: kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, mức độ phức tạp của công việc, trách nhiệm và điều kiện làm việc của từng cá nhân.
- P2 – Năng lực: Người lao động được xếp vào khung lương của một nhóm công việc và được xếp loại bậc lương dựa vào mức độ đáp ứng năng lực yêu cầu của khung lương đó (cũng như khả năng đáp ứng nhân lực thay thế trên thị trường).
- P3 – Hiệu suất: Tiến hành định giá lương theo hiệu quả công việc (đánh giá thành tích/kết quả công việc mà học đạt được trong quá trình công tác).
Ưu điểm của hệ thống lương 3P
Khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trả lương truyền thống như trước đây: quá chú trọng đến bằng cấp, thâm niên, ấn tượng ban đầu, không phân biệt được năng lực thực hiện công việc và đóng góp của cá nhân vào việc hoàn thành chỉ tiêu đề ra
- Đảm bảo công bằng nội bộ: Trả lương phù hợp với tầm ảnh hưởng của vị trí đối với doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh so với thị trường của cùng một tập hợp các chức năng.
- Đảm bảo công bằng bên ngoài: Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi nhờ tạo động lực thông qua chính sách lương “hấp dẫn”, đảm bảo mức lương đưa ra là phù hợp và không gây ảnh hưởng đến mức lương chung ngoài thị trường.
- Tạo động lực phát triển doanh nghiệp: Khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc do trả lương tương xứng với đóng góp của nhân viên vào kết quả chung của doanh nghiệp.
Điều kiện xây dựng và áp dụng thành công hệ thống lương 3P
Thứ nhất, Doanh nghiệp phải có chiến lược hoặc định hướng chiến lược rõ ràng.
Thứ hai, Ban giám đốc cần quyết tâm, đặc ra mục tiêu cho sự thay đổi rõ ràng, danh thời gian tham gia dự án và ra quyết định khi cần thiết.
Thứ ba, Các trưởng bộ phận, tổ công tác cần hiểu biết, tham gia tích cực và có trách nhiệm với dự án.
Thứ tư, Tư vấn giàu kinh nghiệm triển khai dự án lương 3P, có kinh nghiệm dẫn dắt dự án và quản lý dự án chặt chẽ.
Các bước xây dựng hệ thống lương 3P
Bước 1: Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức và hệ thống chức năng, chức danh
- Làm rõ chiến lược kinh hoanh (hoặc định hướng chiến lược)
- Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức trên cơ sở chuỗi giá trị của doanh nghiệp
- Chuẩn hóa hệ thống chức danh và mô tả chi tiết công việc trên cơ sở phân bổ các chức danh của doanh nghiệp
Bước 2: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực cá nhân
- Xây dựng từ điển năng lực, khung năng lực cho các vị trí
- Đánh giá năng lực cá nhân theo khung năng lực vị trí đã đề ra
Bước 3: Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả KPI
- Xây dựng bản độ chiến lược
- Xây dựng BSC công ty
- Xây dựng KPI cho các bộ phận, các vị trí chủ chốt
- Xây dựng quy chế đánh giá kết quả
Bước 4: Xây dựng hệ thống khung, bậc lương cho vị trí
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc
- Thiết kế hệ thống khung, bậc lương
- Phác thảo quy chế lương
Bước 5: Triển khai áp dụng hệ thống lương 3P
- Xác định bậc lương cho từng nhân viên
- Hoàn thiện quy chế lương
- Lập bảng tính cho việc sử dụng quỹ lương, quy chế lương
- Lập phương án chuyển đổi sang hệ thống mới (nếu cần thiết)
>>> Tham khảo: Phần mềm nhân sự tính lương hiệu quả nhất hiện nay
(Nguổn. Tổng hợp Internet)