Thẻ: quyền lợi bhyt

  • Không chuyển BHYT theo nơi ở mới, có được thanh toán tiền KCB?

    Không chuyển BHYT theo nơi ở mới, có được thanh toán tiền KCB?

    Bà Lê Hương đăng ký tham gia BHYT tại TP. Đà Nẵng. Nay bà chuyển vào TPHCM nhưng vẫn đóng BHYT theo công ty tại TP. Đà Nẵng. Bà Hương hỏi, khi đi khám, chữa bệnh tại TPHCM mà không có giấy chuyển viện và giấy giới thiệu tại TP. Đà Nẵng thì bà có được hưởng BHYT không?

    Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

    Căn cứ quy định tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, người tham gia khi đi khám chữa bệnh BHYT không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và không có giấy chuyển tuyến thì có mức hưởng như sau:

    – 100% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn TPHCM;

    – 60% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh;

    – 40% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện tuyến Trung ương.

    Như vậy, trong trường hợp bà đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhưng đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn TPHCM mà không có giấy chuyển tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng nêu trên.

    Chuyen BHYT

    Trường hợp bà có đăng ký tạm trú tại TPHCM thì được đến khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến và vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT (phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú khi đến khám).

    (Nguồn. Báo chính phủ)

  • Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    BHXH TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 2618/BHXH-QLT về việc cấp thẻ BHYT cho người lao động, học sinh và sinh viên.

    Theo đó, để thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ 1-1-2020 các đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:

    – Các đơn vị sử dụng lao động đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN phát sinh của năm 2019 trước ngày 31-12-2019 để thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Nếu các đơn vị để nợ quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì ngoài việc thẻ BHYT không có giá trị còn bị thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, truy tố theo quy định của pháp luật.

    – Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo:

    + Nộp tiền và hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019 – 2020 trước ngày 31-12-2019.

    + Nộp tiền trước ngày 31-12-2019 và nộp hồ sơ trong tháng 1-2020 trong trường hợp lập Danh sách tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) không kịp do số lượng HSSV tham gia lớn.

    – Đối với các đối tượng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý:

    + Hoàn tất việc đối chiếu và thanh toán tiền mua thẻ BHYT năm 2019 trước ngày 31-12-2019;

    + Lập Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020 trong tháng 12/2019 để cấp, phát thẻ BHYT đến tay người tham gia trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

    Dieu Kien De The BHYT Co Gia Tri

    LƯU Ý:Trường hợp đơn vị lập và nộp tiền không đúng với thời gian quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT của người tham gia thì đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có phát sinh chi phí khám, chữa bệnh.

    (Nguồn. Báo người lao động)