Thẻ: đóng bhxh

  • Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào?

    Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào?

    Việc NLĐ tham gia BHXH với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Vì thế, mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

    Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa :

    Căn cứ vào tiết 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa được quy định như sau:

    – Tối đa: 20 tháng lương cơ sở (năm 2020 tương đương 29,8 triệu đồng)

    – Tối thiểu:

    + Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong ĐKLĐ bình thường: Bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 quy định như sau:

    • Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;
    • Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;
    • Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;
    • Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

    + NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể, năm 2020 mức lương đóng BHXH tối thiểu của đối tượng này như sau:

    • Vùng I: 4,7292 triệu đồng/tháng;
    • Vùng II: 4,1944 triệu đồng/tháng;
    • Vùng III: 3,6701 triệu đồng/tháng;
    • Vùng IV: 3,2849 triệu đồng/tháng.

    + NLĐ làm công việc hoặc chức danh có ĐKLĐ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; Công việc hoặc chức danh có ĐKLĐ đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong ĐKLĐ bình thường.

    Có thể tham khảo thêm Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay quy định thế nào?

    TheoLuatvietnam

  • Được hưởng trợ cấp tuất một lần

    Được hưởng trợ cấp tuất một lần

    Theo quy định của Luật BHXH, người lao động mất khi tham gia BHXH chưa đủ 12 tháng thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất một lần.

    Vũ Hào (0377.1306xxx) hỏi: “Bạn tôi tham gia BHXH chưa được 1 năm thì bị mất đột ngột do đột quỵ. Vậy thân nhân của bạn tôi được hưởng chế độ BHXH gì?”.

    BHXH TP HCM trả lời:

    Theo quy định của Luật BHXH, người lao động (NLĐ) mất khi tham gia BHXH chưa đủ 12 tháng thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất một lần.

    Mức hưởng trợ cấp tuất một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

    Mức trợ cấp tuất thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Căn cứ quy định trên, thân nhân của bạn anh Hào sẽ được nhận trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Phải trả sổ BHXH khi NLĐ nghỉ việc

    Phải trả sổ BHXH khi NLĐ nghỉ việc

    Đề nghị ông liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục cấp, chốt sổ BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho ông.

    Trả sổ bhxh

    Phạm Hoài Bảo Nam (tỉnh Bến Tre) hỏi: “Trước đây tôi đi làm có đóng BHXH tại một công ty rồi nghỉ việc ngừng đóng BHXH nhưng khi nghỉ việc, tôi chưa được trả sổ BHXH. Bây giờ tôi muốn lấy sổ BHXH thì làm thế nào?”.

    Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam trả lời: Tại khoản 2, điều 18 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định quyền của NLĐ là được cấp và quản lý sổ BHXH. Khoản 5, điều 21 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

    Đề nghị ông liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục cấp, chốt sổ BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho ông.

    Trong trường hợp công ty cố tình không trả, ông có thể làm đơn thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho ông. Nếu không được, ông có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho ông theo quy định.

    >>> Xem thêm: 3 trường hợp được cấp lại sổ BHXH

    (Nguồn. Báo người lao động)
  • Lương tối thiểu vùng tăng – Người lao động được lợi thế nào?

    Lương tối thiểu vùng tăng – Người lao động được lợi thế nào?

    Năm mới 2020 đã bước sang được ít ngày nhưng những tác động tích cực từ việc tăng lương tối thiểu vùng vẫn là điều được nhiều lao động quan tâm.

    1. Tăng mức tiền lương tháng

    Việc tăng lương sẽ áp dụng với 02 nhóm đối tượng:

    – Người làm công việc đơn giản nhất;

    – Người làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

    Cụ thể, khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

    Mức lương tháng trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường phải bảo đảm:

    – Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

    – Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

    Xem chi tiết tại bảng dưới đây:

    Đơn vị tính: đồng/tháng

    Vùng

    Lương tối thiểu vùng

    Lương của người làm công việc đơn giản nhất

    Lương của người đã qua đào tạo nghề

    Vùng I

    4.420.000

    4.420.000

    (tăng 240.000 đồng/tháng)

    4.729.400

    (tăng 256.800 đồng/tháng)

    Vùng II

    3.920.000

    3.920.000

    (tăng 210.000 đồng/tháng)

    4.194.400

    (tăng 224.700 đồng/tháng)

    Vùng III

    3.430.000

    3.430.000

    (tăng 180.000 đồng/tháng)

    3.670.100

    (tăng 192.600 đồng/tháng)

    Vùng IV

    3.070.000

    3.070.000

    (tăng 150.000 đồng/tháng)

    3.284.900

    (tăng 160.500 đồng/tháng)

    2. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội

    Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định này nêu rõ:

    – Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    – Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo nghề, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    – Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

    Do đó, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng.

    3. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế

    Tại Quyết định 595, khoản 1 Điều 18 quy định:

    – Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

    Với quy định này, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng tương ứng với mức tăng của mức lương tháng đóng BHXH như đã đề cập.

    4. Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định 595:

    – Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

    – Trường hợp mức lương tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

    – Tương tự như mức đóng BHYT, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tăng.

    Lương tối thiểu vùng tăng - Người lao động được lợi thế nào?

    5. Tăng tiền lương ngừng việc

    Liên quan đến tiền lương ngừng việc, Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 có nêu:

    – Trong trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    – Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm… thì tiền lương ngừng việc cũng do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Và như vậy, nếu phải ngừng việc vì một trong những lý do nêu trên thì tiền lương ngừng việc năm 2020 sẽ cao hơn năm 2019:

    – Mức 4,42 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng I (cao hơn năm 2019 là 240.000 đồng);

    – Mức 3,92 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng II (cao hơn năm 2019 là 210.000 đồng);

    – Mức 3,43 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng III (cao hơn năm 2019 là 180.000 đồng);

    – Mức 3,07 triệu đồng nếu doanh nghiệp ở vùng IV (cao hơn năm 2019 là 150.000 đồng).

    6. Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thường

    Theo Điều 130 Bộ luật Lao động 2012:

    – Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương.

    Điều này đồng nghĩa với việc, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.

    Để dễ hiểu, có thể xem ví dụ sau:

    A làm việc tại Công ty X thuộc vùng I.

    Nếu năm 2019, A gây thiệt hại nặng nhất với giá trị 41,8 triệu đồng (10 tháng lương tối thiểu vùng) đã phải bồi thường.

    Thì năm 2020, A gây thiệt hại lên tới 44,2 triệu đồng (10 tháng lương tối thiểu vùng) mới phải bồi thường.

    Qua những phân tích nêu trên có thể thấy, người lao động được lợi khá nhiều từ việc tăng lương tối thiểu vùng.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Bạn đọc hỏi: Công ty tôi đang tính toán thay đổi mức lương tối thiểu vùng từ năm 2020. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi như thế nào?

    Về vấn đề này, theo BHXH Việt Nam, căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019. Với quy định này, mức đóng BHXH tổi thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng có sự thay đổi.

    Cụ thể, mức thay đổi mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như sau:

    Mức đóng BHXH tối thiểu thay đổi như thế nào từ năm 2020?

    Đây là thông tin người lao động cần quan tâm để nếu đang làm việc ở vùng nào mà có mức đóng BHXH bắt buộc dưới mức tương ứng nêu trên thì cần đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức đóng đúng theo quy định.

    Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

    Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới…

    Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định: mức lương tối thiểu vùng quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

    Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

    Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

    (Nguồn. Báo tin tức)

  • Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%

    Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%

    Bà Nguyễn Thị Hoa (TP. Hải Phòng) năm nay 51 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được 24 năm. Bà Hoa hỏi, bà muốn đóng BHXH tự nguyện thêm từ nay cho đến khi bà nghỉ hưu để đủ 30 năm BHXH và hưởng lương hưu mức 75% thì bà phải đóng BHXH như thế nào?

    Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

    Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp bà Hoa không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì bà Hoa có thể tham gia BHXH tự nguyện theo các phương thức đóng:
    – Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần, đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần, mức đóng bằng 22% mức thu nhập do bà Hoa lựa chọn làm căn cứ đóng (mức thu nhập hàng tháng do người tham gia lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở) với đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú để cộng nối thời gian đã đóng trước đó (24 năm) cho từ đủ 30 năm để được hưởng lương hưu mức 75% theo quy định của pháp luật.
    Đóng tiếp BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu mức 75%
    (Nguồn. Báo chính phủ)
  • 5 chính sách lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh

    5 chính sách lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh

    Từ tháng 7-2020, mức lương cơ sở sẽ thêm 110.000 đồng, từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng /tháng.

    Nội dung này được nêu tại Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 93,37% đại biểu tham gia tán thành. Mức tăng trên sẽ tác động tới nhiều chính sách lương hưu, BHXH, BHYT theo hướng có lợi cho người lao động.

    1. Tăng mức hưởng lương hưu thấp nhất

    Theo Khoản 5 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. (trừ một số trường hợp quy định riêng).

    Như vậy, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất nêu như trên sẽ là 1,6 triệu đồng/tháng, tính từ ngày 1-7-2019.

    Chính sách lương hưu, BHXH năm 2020

    2. Tăng mức thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh BHYT

    Theo Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ở mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh nếu thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

    Sau ngày 1-7-2020, mức hỗ trợ chi phí 100 % như nêu trên khi mức chi phí khám thấp hơn 240.000 đồng (1.600.000 đồng x 15 % = 240.000 đồng).

    3. Tăng “trần” 20 tháng đóng BHXH bắt buộc

    Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu mức lương đóng BHXH cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

    Như vậy, sau ngày 1-7-2020, mức trần tối đa đóng BHXH bắt buộc sẽ là: 32.000.000 đồng (20 x 1.600.000 đồng = 32.000.000 đồng)

    4. Tăng mức đóng BHYT tối đa

    Theo Khoản 2, Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

    Như vậy, mức đóng BHYT trên của người lao động từ ngày 1/7/2020, sẽ là: 1,5 x 16.000.000 đồng = 24.000 đồng/tháng.

    5. Tăng mức đóng BHYT của các thành viên theo hộ gia đình

    Theo Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

    Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    Như vậy, từ ngày 1-7-2020, mức đóng của người thứ 1 tăng lên 72.000 đồng/tháng (4,5 x 1.600.000 đồng = 72.000 đồng). Đồng thời, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

    Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

    Năm 2020 được xem là năm có nhiều chuyển biến của chính sách tiền lương khi lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay, lương tối thiểu vùng cũng tăng thêm nhiều so với năm 2019. Với sự thay đổi này, lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

    Luong Huu Se Ntn Khi Luong Co So Luong Tôi Thieu Vung Tang

    Cách tính lương hưu năm 2020

    Theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, lương hưu hàng tháng của người lao động nói chung được xác định theo công thức:

    Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Trong đó:

    Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo số năm đóng BHXH và tối đa là 75%:

    + Đối với lao động nam:Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    + Đối với lao động nữ:Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    – Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ theo tiền lương của từng tháng đóng.

    Tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

    Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

    Đối với người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa:

    Bằng 20 tháng lương cơ sở.

    Như vậy, có thể thấy, lương cơ sở, lương tổi thiểu vùng sẽ quyết định 50% mức lương hưu mà người lao động được hưởng, 50% còn lại sẽ phụ thuộc vào số năm đã đóng BHXH.

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất năm 2020

    Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

    Do đó, có thể chia lương hưu năm 2020 thành 02 giai đoạn:

    Giai đoạn 1 (Từ 01/01/2020 – 30/6/2020): Tối thiểu 1,49 triệu đồng/tháng khi vẫn áp dụng mức lương cơ sở như hiện nay.

    Giai đoạn 2 (Từ 01/7/2020 – 31/12/2020): Tối thiểu 1,6 triệu đồng/tháng khi áp dụng mức lương cơ sở mới.

    >>>> Xem thêm: Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Với những thông tin nêu trên, có thể khẳng định, việc tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ là tiền đề cho việc tăng lương hưu của những người đang hưởng chế độ hưu trí mà còn là sự hỗ trợ đối với những người đang làm việc để tích lũy thêm một phần cho khoản lương hưu sau này.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Những ngày gần đây, cộng đồng mạng Facebook đang xôn xao thông tin năm 2020 sẽ là năm cuối cùng người lao động được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Liệu thông tin này có thực sự chính xác?

    “Sau năm 2020 sẽ ngừng chi trả BHXH 1 lần”

    Dòng tít này bắt nguồn từ Facebook của một cá nhân và sau đó đã được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn với hàng nghìn lượt bình luận, hầu hết đều tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.

    Bởi bài đăng đã đưa ra khá nhiều nội dung được cho là “phân tích luật” như:

    – Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Người lao động nghỉ việc từ đủ 12 tháng trở lên, chưa có việc làm mới, có nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần thì được cơ quan bảo hiểm cho hưởng trợ cấp 1 lần.

    – Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Không trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần cho công nhân, người lao động nữa mà bắt buộc người lao động phải hưởng lương hưu.

    – Điều 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2016 thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người lao động, do vậy, Quốc hội quyết định kéo dài Điều 55 cho người lao động hưởng BHXH 1 lần đến năm 2020.

    – Hết năm 2020, Điều 55 sẽ tự bãi bỏ, Điều 60 sẽ được tự động áp dụng, buộc người lao động hưởng hưu chứ không trợ cấp BHXH 1 lần nữa…

    Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành thì những thông tin này hoàn toàn không chính xác.

    Thuc Hu Chuyen Sau 2020 Khong Duoc Nhan BHXH 1 Lan

    Người lao động vẫn được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu:

    – Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

    – Ra nước ngoài để định cư;

    – Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

    – Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    Đồng thời, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 bổ sung thêm trường hợp cho Điều 60 nêu trên:

    “Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.”

    Và như vậy, cả Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 đều có sự kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 chứ không có chuyện bãi bỏ hay cắt giảm quyền lợi của người lao động.

    Cho đến hiện tại, tất cả những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội 1 lần vẫn không thay đổi. Do đó, càngkhông có chuyện chấm dứt hưởng BHXH 1 lần sau năm 2020.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Theo thông lệ, ngày 01/7 hàng năm sẽ là ngày vui chung của toàn bộ công chức, viên chức và người lao động khi áp dụng chính sách tiền lương mới. Và 01/7/2020 tới đây cũng không ngoại lệ khi lương hưu của mọi lao động đều tăng thêm.

    Theo “Báo cáo ngân sách dành cho công dân về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trình Quốc hội” được Bộ Tài chính công bố tháng 10 vừa qua, năm 2020 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

    Cụ thể, báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ:Sẽ tiếp tục cải cách tiền lương từ 1/7/2020 (tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng tương ứng).

    Tang Luong Huu Tu 01072019
    Theo thông lệ, mức lương cơ sở tăng luôn là tiền đề cho việc tăng lương, tăng các khoản trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công. Điển hình như năm 2019, khi lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2019 (tăng 7,19%) thì lương hưu của các đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí cũng tăng 7,19% so với tháng 6/2019.

    Đặc biệt, với quy định: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở thì những ai đang hưởng lương hưu dưới mức này sẽ được tăng thêm và tối thiểu cũng phải bằng mức lương cơ sở mới.

    Bên cạnh việc tăng mức lương hưu hàng tháng, năm tới – năm 2020 cũng là năm có khá nhiều thay đổi liên quan đến chế độ hưu ảnh hưởng tới toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Với trường hợp nghỉ hưu theo độ tuổi quy định

    Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% phải là 18 năm, trong khi nghỉ hưu vào năm 2019, số năm tương ứng với tỷ lệ này là 17 năm (theo điểm a khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

    Lưu ý: Sự thay đổi này không tác động tới lao động nữ.

    Với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi

    Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên phải đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ thì mới được hưởng lương hưu.

    So với năm 2019, những lao động bị suy giảm khả năng lao động như vậy chỉ cần đủ 54 tuổi đối với nam và đủ 49 tuổi đối với nữ.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • DN có được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện?

    DN có được chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện?

    Bà Lê Nhung (Đà Nẵng) hỏi, 1 doanh nghiệp đang hoạt động trước đây có tham gia BHXH bắt buộc, nay dự định không tham gia BHXH bắt buộc nữa mà chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện cho các nhân viên được không? Nếu được thì cần thủ tục như thế nào?

    BHXH Đà Nẵng trả lời vấn đề này như sau:

    Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam:

    – Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ ngày 1/1/2018).

    – Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

    Tham Gia BHXH Tu Nguyen

    Như vậy, nếu doanh nghiệp và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nêu trên nhưng doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH tự nguyện là không đúng quy định hiện hành.

    (Nguồn. Baochinhphu)

  • 6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    Danh sách 6 chính sách BHXH – BHYT áp dụng từ 2020 như sau:

    1. Chậm nhất đến ngày 1-1-2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).

    2. Đến năm 2020, Cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước (Khoản 2 Điều 9 Luật BHXH 2014 ).

    3. Từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH 2014). Hiện nay, lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    6 Chinh Sach BHXH BHYT Ap Dung Tu Nam 2020

    4. Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH (Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).

    5. Người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014).

    6. Đến năm 2020, theo chính sách BHXH ban hành, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH (Khoản 2 Điều 96 Luật BHXH 2014).

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?

    Có được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?

    Lê Thị Nga (ngale02@gmail.com) hỏi: “Người lao động (NLĐ) có thời gian tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện về thời gian tham gia và tuổi đời hưởng lương hưu nhưng tỉ lệ lương hưu được hưởng chỉ là 55%. NLĐ muốn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa 75% được không?”.

    BHXH TP HCM trả lời:

    Căn cứ Luật BHXH thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH thì người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXHcòn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) sẽ được đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

    Như vậy, NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi và số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu không thuộc đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện, đóng một lần để hưởng tỉ lệ lương hưu tối đa 75%.

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH

    Ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH

    Bà Nguyễn Thơm làm việc cho một công ty sửa chữa điện lạnh, khi phỏng vấn công ty cho biết sẽ đóng BHXH đầy đủ cho người lao động. Tuy nhiên đến nay bà Thơm vẫn chưa thấy công ty đóng BHXH. Bà hỏi, công ty làm như vậy có đúng không?

    Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:

    Căn cứLuật BHXHvà các văn bản hướng dẫn dưới Luật, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 1/1/2018).

    Thực hiện theo quy định trên, trường hợp bà làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện đúng pháp luật, tranh chấp về lao động sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân theo quy định tại Bộ luật Lao động2012.

    (Nguồn. Chinhphu.vn)

  • Lương trên 9 triệu có bị trừ thuế TNCN?

    Lương trên 9 triệu có bị trừ thuế TNCN?

    Người lao động có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vậy, trường hợp cá nhân ký hợp đồng cộng tác viên và có lương trên lương trên 9 triệu có bị trừ thuế TNCN?

    Anh Đinh Quốc H (Hà Nội) hỏi: “Hiện nay, tôi đang đi làm cho một công ty và ký hợp đồng cộng tác viên, chưa được ký hợp đồng chính thức và không được đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, lương của tôi trên 09 triệu đồng thì có bị trừ thuế thu nhập cá nhân không?”

    Câu trả lời như sau:

    Vì anh không nói rõ hợp đồng cộng tác viên của anh thuộc loại nào nên có thể xảy ra 02 trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Hợp đồng cộng tác viên của anh là hợp đồng dịch vụ

    (Hợp đồng dịch vụ do Bộ luật Dân sự điều chỉnh)

    Trong trường hợp này, thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng theo phương pháp khấu trừ với mức 10% trước khi trả cho cá nhân. Cụ thể:

    Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013:

    – Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế với mức 10% trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

    Luong Tren 9 Trieu Co Bi Tru Thue TNCN

    Tiền thù lao là tiền nhận được dưới các hình thức như:

    + Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới;

    + Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;

    + Tiền tham gia các dự án, đề án;

    + Tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút;

    + Tiền tham gia các hoạt động giảng dạy;

    + Tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao;

    + Tiền dịch vụ quảng cáo;

    + Tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

    Lưu ý:

    – Anh có thể không bị khấu trừ nếu anh chỉ có duy nhất khoản thu nhập trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế. Trường hợp này, anh làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN tại Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) gửi công ty để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.

    – Mức phải nộp thuế: > 108 triệu đồng/năm (nếu không có người phụ thuộc).

    Trường hợp 2: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động

    – Nếu hợp đồng của anh ký với công ty tên là hợp đồng cộng tác viên nhưng các nội dung của hợp đồng đã ký theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động 2012… thì đó là hợp đồng lao động (tên là hợp đồng cộng tác viên nhưng bản chất là hợp đồng lao động).

    – Trường hợp anh có thu nhập chịu thuế (sau khi giảm trừ gia cảnh) thì thuế thu nhập cá nhân của anh sẽ tính theo phương pháp lũy tiến từng phần (không bị khấu 10% trước khi trả thu nhập).

    Tóm lại, nếu như không có người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, với mức lương trên 9 triệu đồng/tháng, anh sẽ phải nộp thuế TNCN, dù hợp đồng của anh là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động, dù anh có thuộc diện đóng BHXH bắt buộc hay không.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Những điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội

    Những điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội

    Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) (Nghị quyết số 28-NQ/TW) vừa được ban hành có nhiều nội dung mới quan trọng, rất đáng lưu ý.

    Theo đó, những điểm mới nổi bật của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm các nội dung sau:

    Thêm 4 đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

    4 đối tượng mở rộng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Chủ hộ kinh doanh; Người quản lý doanh nghiệp (DN) không hưởng tiền lương; Người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; Người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ linh hoạt.

    Giảm 1/2 số năm đóng BHXH để được hưởng hưu trí

    Điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ sửa đổi theo hướng giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới chỉ còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp cho NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

    Thiết kế gói BHXH ngắn hạn cho NLĐ

    Gói BHXH ngắn hạn dành cho người tham gia BHXH tự nguyện, giúp họ linh hoạt lựa chọn tham gia và thụ hưởng.

    Gói BHXH cho NLĐ làm việc ở khu vực phi chính thức: Lao động phi chính thức mang đặc điểm là việc làm bấp bênh, không ổn định, thu nhập thấp và đôi khi thời gian làm việc dài. Nhóm lao động này thường không ký hợp đồng lao động và khả năng được đóng BHXH rất hạn chế.

    NLĐ được nghỉ hưu trước 5 tuổi so với quy định

    Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ điều chỉnh theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu. Đối với những ngành nghề đặc biệt, NLĐ được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định chung.

    Sửa đổi quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH

    Theo đó, sẽ thay đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.

    Nghiên cứu điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ BHXH theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động với mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH.

    Trả lương hưu không phụ thuộc vào tiền lương

    Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc. Thực hiện điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; Lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ BHXH và ngân sách nhà nước; Quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

    Đầu tư trái phiếu chính phủ vào Quỹ BHXH

    Tăng cường công tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các Quỹ BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là trái phiếu chính phủ dài hạn; từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế.

    Sửa đổi cách tính lương hưu

    Cách tính lương hưu sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ tích lũy, bảo đảm khả năng cân đối Quỹ Hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia BHXH thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng – hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

    Hạn chế tình trạng hưởng BHXH một lần

    Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.

    Sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia BHXH thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.

    Đơn giản hóa thủ tục đóng BHXH

    Thông qua cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

    (Nguồn. Anninhthudo)

  • Những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ ngày 1-7

    Những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ ngày 1-7

    Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng; tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành.

    Nhung Thay Doi Ve So Tien Dong BHXH BHYT

    Vì vậy, kể từ ngày 1-7-2019 thì số tiền đóng BHYT và BHXH bắt buộc của một số đối tượng sau cũng có sự thay đổi đáng kể sau đây:

    1. Số tiền đóng BHYT:

    – Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 4.5% * 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng).

    – Số tiền đóng BHYT theo hộ gia đình:

    + Người thứ nhất: 4.5% * 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng).

    + Người thứ hai: 70% * 67.050 = 46.935 đồng/tháng (tăng 3.150 đồng/tháng).

    + Người thứ ba: 60% * 67.050 = 40.230 đồng/tháng (tăng 2.700 đồng/tháng).

    + Người thứ tư: 50% * 67.050 = 33.525 đồng/tháng (tăng 2.250 đồng/tháng).

    + Từ người thứ năm trở đi: 40% * 67.050 = 26.820 đồng/tháng (tăng 1.800 đồng/tháng).

    2. Số tiền đóng BHXH:

    – Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất:

    8% *1.490.000 = 119.200 đồng/tháng (tăng 8.000 đồng/tháng).

    – Số tiền tối đa đóng BHXH đối với NLĐ, người hưởng tiền lương do Nhà nước quy định.

    Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHXH là:

    1.490.000 * 20 = 29.800.000 đồng

    Như vậy, số tiền tối đa đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động theo quy định nêu trên là:

    1.490.000 x 20 x 8% = 2.384.000 đồng/tháng (tăng 60.000 đồng).

    Hiện hành, mức đóng BHYT và BHXH nêu trên được quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 89 Luật BHXH 2014.

    (Nguồn. Người lao động)