Thẻ: đánh giá nhân viên

  • Vai trò của quản trị nhân sự là gì?

    Vai trò của quản trị nhân sự là gì?

    Quản trị nhân sự là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Công tác quản trị nhân sự giờ đây không chỉ đơn thuần là chấm công tính lương, chế độ phúc lợi, đào tạo tuyển dụng nữa mà người làm nhân sự cần phát hiện, đưa ra những hoạch định chính sách giữ chân và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

    Vì vậy, người làm nhân sự chính là cầu nối giữa ban lãnh đạo và tất cả các thành viên trong công ty.

    Vai Tro Cua Quan Tri Nhan Su

    Vai trò của quản trị nhân sự trong thời đại 4.0

    1. Quản lý chính sách và đề ra liên quan đến tài nguyên nhân sự

    • Quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước quy định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
    • Đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
    • Dựa vào chính sách của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ cố vấn cho chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.

    2. Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong DN

    Trong một doanh nghiệp (DN) thường xuyên xảy ra 1 số vấn đề như: nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân sự vắng mặt, hàng tháng thắc mắc về chế độ phụ cấp…. Là một người phụ trách về nhân sự phải đảm nhận việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể và tư vấn cho người đứng đầu DN hướng giải quyết tối ưu nhất.

    3. Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho DN

    Người quản trị nhân sự có vai trò cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.

    • Lên kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo, quản lý lương hưu, lương bổng, an toàn lao động.
    • Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên hiệu quả, giúp các bộ phận khác đánh giá chính xác việc năng suất làm việc của nhân viên

    >>>> Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

    4. Giám sát nhân viên

    Đây là một trong những công việc cơ bản của người làm quản trị nhân sự:

    • Từ những chính sách của nhà nước, của riêng doanh nghiệp, nhà quản trị phải giám sát và yêu cầu nhân viên thực hiện đúng các chính sách đề ra.
    • Kiểm tra hiệu quả thông qua việc đo lường, phân tích các yêu tố khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, nghỉ phép, đánh giá nhân viên thông qua năng suất làm việc…. thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự có hiệu quả hơn.
    • Thực hiện các cuộc kiểm tra bằng văn bản đến các bộ phận được kiểm tra thông báo và báo cáo lên cấp trên.
  • Những ngành nghề có xu hướng “hot” trong tương lai

    Những ngành nghề có xu hướng “hot” trong tương lai

    Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0, nhiều ngành nghề sẽ có sự thay đổi và chuyển dịch. Có những ngành có nguy cơ bị “thổi bay”. Đồng thời cũng sẽ có những ngành nghề có xu hướng trở thành ngành “hot” trong tương lai của thị trường lao động.

    Nhiều ngành nghề sẽ bị “thổi bay”

    Lựa chọn việc làm trong tương lai luôn là vấn đề “đau đầu” của mọi người, đặc biệt là những học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa tìm ngành nghề phù hợp cho bản thân. Việc nắm bắt thông tin và định hướng nghề nghiệp trong tương lai gắn với nhu cầu thị trường lao động vô cùng quan trọng.

    Theo thông tin của Bộ LĐTBXH, hiện nay nước ta có khoảng 1,1 triệu người thất nghiệp. Trong đó, người thất nghiệp có trình độ đại học là trên 200.000 người. Con số này cho thấy một thực tế rằng học cao và bằng cấp cao không hẳn sẽ quyết định được công việc ổn định.

    Trong khi đó, tác động của cuộc CMCN 4.0 đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường lao động. Theo đó, sẽ có rất nhiều ngành nghề buộc phải cắt giảm nhân công để đảm bảo bắt kịp xu thế và duy trì sản xuất. Thậm chí, trong khu vực sản xuất kinh doanh, nếu lao động không đáp ứng được nhu cầu thì ngay lập tức sẽ bị đào thải, loại khỏi dây chuyền sản xuất.

    Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội – cho biết, trong quá trình làm Luật Việc làm, tác động của cuộc CMCN 4.0 ảnh hưởng đến sự chuyển dịch và thay đổi các ngành, nghề như thế nào đã được dự báo trước.

    “Chúng tôi đã cho hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm công. Tuy nhiên, ngoài dịch vụ việc làm công, chúng ta vẫn có thể hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm do tư nhân phụ trách.

    Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công việc dự báo về thị trường lao động của cơ quan quản lý Nhà nước là rất quan trọng. Chúng ta giao việc đó cho trung tâm dịch vụ việc làm; điều tra, đánh giá tình hình lao động, tình hình thất nghiệp và dự báo thị trường lao động để kết nối giữa cung lao động và cầu lao động” – ông Lợi nhấn mạnh.

    Nhung Nganh Nghe Co Xu Huong Hot Trong Tuong Lai

    Những ngành nghề có xu hướng “hot” trong tương lai

    Dựa trên những tổng hợp, phân tích và đánh giá, các chuyên gia về vấn đề việc làm cũng đã chỉ ra những ngành, nghề sẽ có xu hướng trở thành ngành hot trong thị trường lao động 5 -10 năm tới. Theo đó, những ngành, nghề này sẽ tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.

    Cuộc CMCN 4.0 sẽ loại bỏ lao động một số ngành đang sử dụng quá nhiều lao động phổ thông như: dệt may, da giày…Do đó, hàng loạt công nhân sẽ có nguy cơ mất việc làm.

    Tuy nhiên, đổi lại, một số sẽ trở thành ngành hot. Trong đó có ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Đây được coi là ngành cốt lõi của CMCN 4.0, có khả năng miễn dịch với khủng hoảng kinh tế. Dự báo từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT. Tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người.

    Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Ngoài ra, các ngành công nghệ kỹ thuật điện; robot và trí tuệ nhân tạo – tâm điểm của CMCN 4.0 cũng sẽ phát triển rất mạnh.

    Bên cạnh đó, các ngành: Công nghệ sinh học – tạo ra năng suất lao động cao và tạo ra sản lượng cho DN; phát triển Internet di động, điện toán đám mây… và các ngành về dịch vụ cũng có xu hướng hot như: Phát triển và xây dựng in 3D. Ngoài ra, các ngành dịch vụ tài chính đầu tư, thiết kế, y tế, sửa chữa ôtô, điện lạnh, làm đẹp…

    Với xu hướng việc làm như trên, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: “Chúng ta cần đi trước đón đầu cuộc CMCN 4.0. Song không chỉ đơn thuần là đào tạo nhân lực cho tương lai mà còn là đào tạo lại nguồn lao động đã có, đang làm việc trong các dây chuyền sản xuất. Nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp trong vấn đề này”.

    Bởi theo ông, trong khu vực sản xuất kinh doanh, nếu lao động không đáp ứng được nhu cầu thì ngay lập tức sẽ bị đào thải, loại khỏi dây chuyền sản xuất.

    Vì vậy, ngay trong các cơ quan, doanh nghiệp, cần đào tạo bổ sung thêm các ngành nghề dịch vụ khác cho người lao động để phục vụ tương lai. Các doanh nghiệp cần phát huy tính năng động trong vấn đề này. Đồng thời, các trung tâm dịch vụ việc làm cần định hướng cho các doanh nghiệp.

    (Nguồn. Laodong.vn)

  • Mô tả chi tiết công việc nhân viên nhân sự

    Mô tả chi tiết công việc nhân viên nhân sự

    Nhân viên nhân sự (hay chuyên viên nhân sự, HR Executive) chính là người chịu trách nhiệm thực thi các kế hoạch phòng nhân sự đề ra, tổng hợp dữ liệu báo cáo và thống kê đưa ra các đề xuất nhân sự cho bản kế hoạch nhân sự chung của doanh nghiệp.

    Bảng mô tả công việc nhân viên nhân sự

    Các công việc chính

    • Thu thập các dữ liệu về nhân sự; tiếp nhận các nhu cầu về nhân sự của các phòng ban khác của công ty để tổng hợp và đưa ra đề xuất tuyển dụng nhân sự chính xác
    • Lập kế hoạch và thực thi quy trình tuyển dụng nhân sự
    • Hỗ trợ Set-up phỏng vấn, tham gia phỏng vấn hoặc làm thư ký của các buổi phỏng vấn tuyển chọn ứng viên
    • Triển khai thực hiện tuyển dụng và đào tạo người lao động theo quy chế của
      công ty
    • Phân bố nhiệm vụ các cá nhân trong phòng theo đúng chức danh và nhiệm
      vụ công việc
    • Tổng hợp các dữ liệu về đánh giá năng lực nhân viên trong các phòng ban khác nhau, đề xuất đào tạo cho nhân viên mới và nâng cao năng lực nhân viên cũ.
    • Lên kế hoạch đào tạo, dự trù chi phí, set-up buổi đào tạo và thực hiện đánh giá tổng quan và chi tiết sau khóa học
    • Tiếp nhận xử lý các vấn đề về dữ liệu công, tính lương thưởng, chính sách, các chế độ đãi ngộ của nhân viên. Đề xuất hướng giải quyết cho quản lý
    • Giải quyết các chế độ chính sách của nhân viên trong công ty theo quy định.
    • Kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng thành công
    • Lưu thông tin, kiểm soát chi tiết nguồn ngân sách của phòng nhân sự, bảo đảm kinh phí, cung ứng vật tư và cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của công ty: Quản lý đề xuất các chi phí cứng của các kho (thuê kho bãi, văn phòng..)…
    • Chịu trách nhiệm kế hoạch làm lịch tết công ty hàng năm, quản lý xe/chi phí công tác của tất cả các phòng ban…
    • Xây dựng các văn bản biểu mẫu phát hành chung toàn công ty
    • Theo dõi, quản lý các biểu mẫu phát hành tại công ty, quản lý tài sản, hồ sơ nhân sự, chuẩn hóa quy trình văn thư lưu trữ
    • Tiến hành đánh giá nhân viên tổng thể theo biểu mẫu hàng quý/năm. Kỷ luật, sa thải các nhân sự làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và lợi ích của công ty
    • Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc công ty;
    Đánh giá và đo lường chất lượng công việc (Chỉ số KPI)
    • Tổng số CV / đợt tuyển dụng
    • Tỷ lệ % ứng viên đạt yêu cầu
    • Chỉ số hiệu quả từ quảng cáo tuyển dụng đem lại
    • Thời gian để tuyển nhân viên
    • % ứng viên/phí tuyển dụng
    • Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng
    • Chỉ số hiệu quả từ các khóa đào tạo
    • Cách quản lý và xử lý hồ sơ, văn thư
    • Chính sách quản lý chi phí

    >>> Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất hiện nay

    Yêu cầu công việc
    • Hiểu về nghiệp vụ chuyên môn
    • Kỹ năng mềm tốt: khả năng giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống, xây dựng mối quan hệ, có khả năng tư duy tổ chức thời gian, làm việc nhóm tốt, tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén,…
    • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh….
    • Trình độ tin học: MS Word, MS Powerpoint, MS Excel…
    • Am hiểu luật về lao động và các kiến thức khác
    • …..

  • 5 Yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự

    5 Yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự

    Ngành nhân sự (Human Resource) hiện đang là ngành nghề được quan tâm nhất ở giới trẻ hiện nay. Song, theo khảo sát hơn 80% đều được lựa chọn tình cờ bởi không có sự đam mê và không biết rằng mình hợp với loại ngành nghề gì, một tỉ lệ nhỏ trong đó thú nhận “có người trong ngành hậu thuẫn” phía sau.

    Vậy với tình hình hiện tại, các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn gì? Các yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự cần phải có là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Những năm gần đây, ngành nhân sự được ửng hồ rất nhiều từ các bạn trẻ, theo thống kê từ Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, gần 15% sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm ngành nhân sự (có thể khác chuyên ngành theo học), nhưng hơn phân nữa số sinh viên lại không biết rằng ngành mình đang theo đuổi sẽ làm những công việc gì.

    Danh sách công việc mà một nhân viên nhân sự cần thực hiện:

    Đối với sinh viên theo ngành Quản trị nhân sự (Personnel Management):

    • Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên, sàng lọc và đánh giá
    • Tạo hợp đồng lao động và lập các quyết định nhân sự
    • Chấm công và quyết toán lương

    >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự CoreHRM

    Marketshare

    Đối với sinh viên theo học ngành Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management):

    • Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên
    • Lập kế hoạch tiến hành chiêu mộ và phát triển nhân tài
    • Xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên
    • Tư vấn chiến lược nhân sự…

    ==> Đây chính là những công việc tối thiểu mà một người làm ngành nhân sự cần phải đáp ứng.

    Nganh Quan Tri Nhan Su

    5 yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự :

    • Có tài thu phục nhân tâm

    Dựa vào tên ngành “nhân sự” chúng ta cũng đã biết rằng, đây là ngành chuyên sâu về con người nên người trong ngành phải thật sự khéo léo và có kỹ năng mềm tốt để phục vụ cho mục đích tuyển dụng nhân lực chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

    • Linh hoạt trong xử lý tình huống

    Làm việc trực tiếp với con người chính là tính chất của ngành nhân sự. Cũng vì thế mà những tình huống khó xử luôn phát sinh và không tránh khỏi trong công việc. Điều này đòi hỏi người làm nhân sự phải linh hoạt, khéo léo trong quá trình xử lý tình huống, để dàn xếp ổn thỏa những mâu thuẫn, làm hài lòng đôi bên, duy trì môi trường thân thiện, vui vẻ.

    • Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực

    Chỉ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chỉ phù hợp với các ngành nghề khác. Đối với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống sẽ giúp bạn tăng thêm điểm tích cực đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các kiến thức về chuyên ngành kinh doanh, luật pháp, tài chính, marketing… là vô cùng cần thiết.

    • Đam mê tâm lý học và phát triển con người

    Đam mê tâm lý học và phát triển con người là yêu cầu quan trọng, cần thiết đối với những sinh viên định hướng theo học quản trị nguồn nhân lực. Các nhà tuyển dụng thành công là có thể phát triển nguồn lực tiềm tàng bên trong mỗi người, để trở thành nhà quản trị bạn cần phải có kỹ năng này để thiết kế và hiện thực những chương trình, dự án hay chính sách thích hợp để phát triển và bồi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp.

    • Có kỹ năng lãnh đạo

    Yếu tố” kỹ năng lãnh đạo” thực sự cần thiết đối với những người định hướng theo học ngành Quản trị nhân sự. Bởi lẽ những người theo chuyên ngành này đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty, tập đoàn như Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự,… – những công việc đòi hỏi óc tổ chức và giám sát để thực hiện những dự án, hoạt động mang tính chất vĩ mô. Bởi vậy, “kỹ năng lãnh đạo” được coi là một trong năm yêu cầu cơ bản của ngành Nhân Sự.

    Song, tất nhiên không ai là giỏi xuất sắc hoặc là biết mọi thứ hoàn toàn như bài viết đã nêu, nhưng hãy giữ cho bản thân một tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi để luôn là nhân viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng cũng như cuộc sống. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp các bạn định hướng được một phần con đường mình đang và sẽ đi.

    (Nguồn. Internet)