Blog

  • Viên chức tuyển dụng trước 1-7-2020 vẫn hưởng biên chế suốt đời

    Viên chức tuyển dụng trước 1-7-2020 vẫn hưởng biên chế suốt đời

    Hiện nay, viên chức vẫn thực hiện 2 loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Vậy quy định về hai loại hợp đồng này khi Luật Viên chức đã được sửa đổi sẽ thế nào?

    Quy định về các loại hợp đồng làm việc với viên chức được Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TW về công tác cán bộ là sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn “chế độ biên chế suốt đời” với viên chức.

    Theo đó, bắt đầu từ 1-7-2020 khi Luật này có hiệu lực, hợp đồng xác định thời hạn sẽ áp dụng với viên chức được tuyển dụng từ 1-7-2020 và được kéo dài thời hạn thực hiện từ 36 tháng (quy định hiện hành) lên 60 tháng. Như vậy, có thể thấy việc thông qua Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã xóa bỏ chế độ “biên chế suốt đời” của viên chức được tuyển dụng mới từ 1-7-2020. Qua đó sẽ thúc đẩy tính sáng tạo, năng động và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức sau này.

    Tuyển dụng trước ngày 1-7-2020, viên chức vẫn sẽ được “biên chế”. Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, viên chức đã ký kết hợp đồng không xác định thời hạn trước ngày Luật này có hiệu lực sẽ tiếp tục được thực hiện loại hợp đồng không xác định thời hạn.

    Đồng thời, nhằm bảo đảm quyền lợi cho viên chức đã ký hợp đồng xác định thời hạn trước ngày 1-7-2020, Luật này nêu rõ: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp viên chức đã ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực.

    Như vậy, với viên chức đã ký hợp đồng làm việc trước ngày 1-7-2020 thì vẫn được bảo đảm các quyền lợi và giữ nguyên các chế độ. Nếu đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì vẫn tiếp tục thực hiện loại hợp đồng này; Nếu đã ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi hết thời hạn sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn.

    Viên chức tuyển dụng trước 01/07/2020 vẫn sẽ hưởng biên chế suốt đời

    Đồng thời, còn 2 trường hợp nữa vẫn được thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là: Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

    Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã khắc phục được hạn chế, lỗi thời của Luật hiện hành và thống nhất các quy định giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác trong quá trình thực hiện. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Không chuyển BHYT theo nơi ở mới, có được thanh toán tiền KCB?

    Không chuyển BHYT theo nơi ở mới, có được thanh toán tiền KCB?

    Bà Lê Hương đăng ký tham gia BHYT tại TP. Đà Nẵng. Nay bà chuyển vào TPHCM nhưng vẫn đóng BHYT theo công ty tại TP. Đà Nẵng. Bà Hương hỏi, khi đi khám, chữa bệnh tại TPHCM mà không có giấy chuyển viện và giấy giới thiệu tại TP. Đà Nẵng thì bà có được hưởng BHYT không?

    Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

    Căn cứ quy định tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, người tham gia khi đi khám chữa bệnh BHYT không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và không có giấy chuyển tuyến thì có mức hưởng như sau:

    – 100% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn TPHCM;

    – 60% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh;

    – 40% chi phí: Khi đi khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện tuyến Trung ương.

    Như vậy, trong trường hợp bà đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhưng đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn TPHCM mà không có giấy chuyển tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng nêu trên.

    Chuyen BHYT

    Trường hợp bà có đăng ký tạm trú tại TPHCM thì được đến khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến và vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT (phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú khi đến khám).

    (Nguồn. Báo chính phủ)

  • Lương 3P là gì? Ưu điểm và cách xây dựng hệ thống lương 3P

    Lương 3P là gì? Ưu điểm và cách xây dựng hệ thống lương 3P

    Hệ thống lương 3P là gì?

    Lương 3P là một thuật ngữ được áp dụng khá phổ biến tại các tổ chức, doanh nghiệp như một cơ chế trả lương cho người lao động.

    Lương 3P là hệ thống lương được xây dựng sao cho các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được 3 yếu tố:

    • Position (P1): Vị trí công việc
    • Person (P2): Năng lực cá nhân
    • Performance (P3): Kết quả công việc

    Cụ thể:

    • P1 – Vị trí: Hiện tại mức thu nhập của người lao động tại một doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí/công việc mà họ đảm nhận, tất cả được phản ánh qua khung lương mà họ được hưởng. Khung lương khác nhau, cao hay thấp được đánh giá trên: kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, mức độ phức tạp của công việc, trách nhiệm và điều kiện làm việc của từng cá nhân.
    • P2 – Năng lực: Người lao động được xếp vào khung lương của một nhóm công việc và được xếp loại bậc lương dựa vào mức độ đáp ứng năng lực yêu cầu của khung lương đó (cũng như khả năng đáp ứng nhân lực thay thế trên thị trường).
    • P3 – Hiệu suất: Tiến hành định giá lương theo hiệu quả công việc (đánh giá thành tích/kết quả công việc mà học đạt được trong quá trình công tác).

    He Thong Luong 3P

    Ưu điểm của hệ thống lương 3P

    Khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trả lương truyền thống như trước đây: quá chú trọng đến bằng cấp, thâm niên, ấn tượng ban đầu, không phân biệt được năng lực thực hiện công việc và đóng góp của cá nhân vào việc hoàn thành chỉ tiêu đề ra

    • Đảm bảo công bằng nội bộ: Trả lương phù hợp với tầm ảnh hưởng của vị trí đối với doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh so với thị trường của cùng một tập hợp các chức năng.
    • Đảm bảo công bằng bên ngoài: Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi nhờ tạo động lực thông qua chính sách lương “hấp dẫn”, đảm bảo mức lương đưa ra là phù hợp và không gây ảnh hưởng đến mức lương chung ngoài thị trường.
    • Tạo động lực phát triển doanh nghiệp: Khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc do trả lương tương xứng với đóng góp của nhân viên vào kết quả chung của doanh nghiệp.

    Điều kiện xây dựng và áp dụng thành công hệ thống lương 3P

    Thứ nhất, Doanh nghiệp phải có chiến lược hoặc định hướng chiến lược rõ ràng.

    Thứ hai, Ban giám đốc cần quyết tâm, đặc ra mục tiêu cho sự thay đổi rõ ràng, danh thời gian tham gia dự án và ra quyết định khi cần thiết.

    Thứ ba, Các trưởng bộ phận, tổ công tác cần hiểu biết, tham gia tích cực và có trách nhiệm với dự án.

    Thứ tư, Tư vấn giàu kinh nghiệm triển khai dự án lương 3P, có kinh nghiệm dẫn dắt dự án và quản lý dự án chặt chẽ.

    Các bước xây dựng hệ thống lương 3P

    Bước 1: Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức và hệ thống chức năng, chức danh

    • Làm rõ chiến lược kinh hoanh (hoặc định hướng chiến lược)
    • Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức trên cơ sở chuỗi giá trị của doanh nghiệp
    • Chuẩn hóa hệ thống chức danh và mô tả chi tiết công việc trên cơ sở phân bổ các chức danh của doanh nghiệp

    Bước 2: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực cá nhân

    • Xây dựng từ điển năng lực, khung năng lực cho các vị trí
    • Đánh giá năng lực cá nhân theo khung năng lực vị trí đã đề ra

    Bước 3: Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả KPI

    • Xây dựng bản độ chiến lược
    • Xây dựng BSC công ty
    • Xây dựng KPI cho các bộ phận, các vị trí chủ chốt
    • Xây dựng quy chế đánh giá kết quả

    Bước 4: Xây dựng hệ thống khung, bậc lương cho vị trí

    • Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc
    • Thiết kế hệ thống khung, bậc lương
    • Phác thảo quy chế lương

    Bước 5: Triển khai áp dụng hệ thống lương 3P

    • Xác định bậc lương cho từng nhân viên
    • Hoàn thiện quy chế lương
    • Lập bảng tính cho việc sử dụng quỹ lương, quy chế lương
    • Lập phương án chuyển đổi sang hệ thống mới (nếu cần thiết)

    >>> Tham khảo: Phần mềm nhân sự tính lương hiệu quả nhất hiện nay

    (Nguổn. Tổng hợp Internet)

  • Luật Lao động sửa đổi: 5 điểm mới có lợi cho người sử dụng lao động

    Luật Lao động sửa đổi: 5 điểm mới có lợi cho người sử dụng lao động

    Luật Lao động sửa đổi được Quốc hội bỏ phiếu thông qua hôm 20/11/2019 với nhiều nội dung hấp dẫn, trong đó có 5 điểm mới có lợi cho người sử dụng lao động.

    Luat Lao Dong Sua Doi 2020

    (Nguồn. Báo dân trí)

  • Bảo đảm lương, thưởng Tết cho người lao động

    Bảo đảm lương, thưởng Tết cho người lao động

    Sáng 22-11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp (DN) chuyên đề “Chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động và giáo dục nghề nghiệp”.

    Tại buổi đối thoại, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP thông tin đến đại diện gần 150 DN về chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng và việc báo cáo tình hình thực hiện lương, thưởng Tết năm 2020.

    Đại diện Sở LĐ-TB-XH cũng giải đáp thỏa đáng nhiều thắc mắc của DN liên quan đến cách tính tiền lương, thời gian nghỉ bù khi làm thêm giờ; trợ cấp thôi việc cho người lao động (NLĐ), ký nhiều hợp đồng lao động; giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ bị tai nạn giao thông, NLĐ có tỉ lệ thương tật dưới 5%; thực hiện ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi ở LĐ-TB-XH TP HCM vừa có công văn gửi các DN về việc báo cáo tình hình tiền lương năm 2019 và kế hoạch thưởng Tết năm 2020.

    Luong Thuong Tet Cho Nguoi Lao Dong 2020

    Sở đề nghị DN phối hợp, trao đổi với Công đoàn cơ sở rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, thưởng để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với NLĐ động theo nội dung đã thỏa thuận; xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2019 và thông tin cho NLĐ biết kế hoạch trả lương, trả thưởng, thời gian nghỉ trong dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán năm 2020 trước ngày 31-12-2019.

    Đồng thời, bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn lương, thưởng cho NLĐ, không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng dẫn đến nguy cơ tranh chấp, bất ổn trong DN… Trường hợp DN thực hiện ngày nghỉ Tết nguyên đán kết hợp với ngày nghỉ phép năm thì phải thỏa thuận, được sự đồng ý của NLĐ và thông báo công khai trước khi thực hiện.

    Sở LĐ-TB-XH TP cũng lưu ý DN cần tăng cường rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện các chế độ, chính sách tại DN, nhất là chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ phúc lợi với NLĐ, tổ chức làm thêm giờ để bảo đảm các chế độ của NLĐ được thực hiện đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Ngành quản lý nhân sự học ở trường nào?

    Ngành quản lý nhân sự học ở trường nào?

    Quản trị nhân sự (hay còn gọi là quản lý nhân lực) là ngành học không còn xa lạ với mọi người và đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ công ty, tập đoàn, tổ chức nào. Vậy muốn theo đuổi ngành quản lý nhân sự học ở trường nào?

    Dưới đây là danh sách tiêu biểu một số trường ĐH, CĐ chuyên đào tạo ngành nhân sự – hành chính , giúp các bạn học sinh THPT có thêm nhiều thông tin, hỗ trợ việc lựa chọn trường học phù hợp với khả năng và niềm yêu thích của bản thân.

    Nganh Quan Tri Nhan Su Hoc Truong Nao

    Tại TPHCM

    • Đại Học Kinh Tế TPHCM
    • Đại Học Mở TPHCM
    • Đại Học Hoa Sen
    • Đại Học Tôn Đức Thắng
    • Đại Học Lao Động – Xã Hội (cơ sở phía Nam)
    • Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM
    • Đại Học Nguyễn Tất Thành

    Tại Hà Nội

    • Đại Học Thương Mại
    • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
    • Đại Học Nội Vụ
    • Đại Học Công Đoàn
    • Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
    • Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây và cơ sở Hà Nội)
    • Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
    • Học Viện Chính Sách và Phát Triền
    • Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
    • Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    • Đại Học Thành Đô
    • Đại Học Dân Lập Phương Đông
    • Đại Học Dân Lập Đông Đô
    • Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

    Khu vực Miền Nam

    • Đại Học Trà Vinh

    Khu vực Miền Trung

    • Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
    • Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
    • Đại Học Quy Nhơn

    Khu vực Miền Bắc

    • Đại học Hải Phòng

    Danh sách các trường Cao Đẳng trên cả nước

    • Cao Đẳng Cần Thơ
    • Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn
    • Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình
    • Cao Đẳng Thái Nguyên
    • ….

    Chương trình đào tạo của ngành Quản trị nhân lực như thế nào?

    Ngành quản lý nhân sự không chỉ đơn thuần là đào tạo, truyền đạt những kiến thức tổng quát về nguồn nhân lực mà còn còn rất chuyên sâu về nền tảng kinh doanh, quản trị để có thể vận dụng được bộ máy tổ chức, doanh nghiệp một cách thuận lợi như: Quản lý nhân sự, quản trị học, quản trị chiến lược, định mức lao động tiền lương, nghệ thuật lãnh đạo, tâm lý học, luật lao động,… Có khả năng:

    • Phát triển cá nhân và tổ chức
    • Xây dựng chương trình đào tạo nhân viên
    • Xâu dựng kế hoạch, chiến lược phân công nguồn nhân lực vào vị trí phù hợp
    • Đo lường đánh giá được hiệu suất công việc
    • Thiết kế hệ thống thù lao hợp lý, công bằng thức đẩy động lực của nguồn nhân lực
    • ….

    Học quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

    Thực tế câu hỏi này khá khó để trả lời chính xác, vì lời giải đáp còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chỉ có bạn mới có câu trả lời chính xác và thuyết phục nhất cho bản thân.

    Tuy nhiên, đây là ngành có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, trực tiếp đóng góp, xây dựng bộ máy, chính sách hợp lý, thuận lợi và phát triển toàn diện.

    Đây cũng là lý do vì sao mà cơ hội làm việc của các bạn sinh viên ngành này rất mở rộng tại các phòng nhân sự, phòng tổ chức hành chính của DN, cơ quan, tập đoàn trong nước và quốc tế mà không kén vị trí, lĩnh vực khác nhau.

    Một số vị trí nổi bật:

    • Nhân viên hành chính nhân sự
    • Nhân viên C&B
    • Chuyên viên quản lý đào tạo – tuyển dụng
    • Chuyên viên chính sách
    • Chuyên viên truyền thông
    • ….
  • Hạn nộp tờ khai thuế, tiền bảo hiểm tháng 12 của Doanh nghiệp

    Hạn nộp tờ khai thuế, tiền bảo hiểm tháng 12 của Doanh nghiệp

    Sổ tay kế toán tháng 12/2019

    Để tiện theo dõi hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tiền bảo hiểm…Chúng tôi thông tin tới các doanh nghiệp sổ tay kế toán danh sách công việc kế toán – nhân sự cần thực hiện trong tháng 12/2019.

    Hạn nộp tờ khai thuế, tiền bảo hiểm

    TT

    Công việc phải làm

    Thời hạn

    Căn cứ

    1

    Thông báo tình hình biến động lao động tháng 11/2019.

    Lưu ý: Trường hợp trong tháng 11/2019, nếu không có biến động về số lượng người lao động thì không phải thực hiện thông báo.

    Trước 03/12

    Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

    2

    Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 11/2019.

    (Nếu trong tháng 11/2019 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải thực hiện kê khai).

    Hạn cuối 20/12

    Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    3

    Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 11/2019 (đối tượng kê khai theo tháng).

    Hạn cuối 20/12

    Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    4

    Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

    (Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế phải thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng kể cả khi không sử dụng hóa đơn).

    Hạn cuối 20/12

    Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

    5

    Trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 12/2019.

    Hạn cuối 31/12

    Khoản 1 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.

    6

    Trích nộp kinh phí Công đoàn tháng 12/2019.

    (Doanh nghiệp đã có hay chưa thành lập Công đoàn cơ sở vẫn phải nộp kinh phí công đoàn).

    Hạn cuối 31/12

    Điều 5, Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Năm 2020, tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học, cao đẳng

    Năm 2020, tăng lương tối thiểu cho người có bằng đại học, cao đẳng

    Một trong những tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng là tăng lương cho những lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong đó có những người có bằng đại học, cao đẳng.

    8 nhóm lao động được coi đã qua học nghề, đào tạo nghề

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

    – Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ;

    – Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên;

    – Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề;

    – Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

    – Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

    – Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học;

    – Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

    – Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

    Tang Luong Toi Thieu Cho Nguoi Co Bang DH CD

    Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề năm 2020

    Cũng theo Nghị định này, cụ thể tại khoản 1 Điều 5, khi trả lương cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, doanh nghiệp phải đảm bảo trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    Và như vậy, từ năm 2020, mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong đó có người có bằng đại học, cao đẳng tăng lên như sau:

    Đơn vị tính: đồng/tháng

    Vùng

    Mức lương tối thiểu năm 2019

    Mức lương tối thiểu năm 2020

    Mức tăng

    Vùng I

    4.472.600

    4.729.400

    256.800

    Vùng II

    3.969.700

    4.194.400

    224.700

    Vùng III

    3.477.500

    3.670.100

    192.600

    Vùng IV

    3.124.400

    3.284.900

    160.500

    Như vậy, tùy từng vùng, tiền lương của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề nói chung và người lao động có bằng đại học nói riêng từ năm 2020 sẽ tăng thêm từ 160.500 – 256.800 đồng/tháng.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • 2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

    2 điểm mới về lương tối thiểu vùng 2020 tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

    Bên cạnh việc tăng lương cơ sở, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp từ 01/01/2020. Dưới đây là những điểm đáng chú ý nhất của Nghị định này.

    Lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 – 240.000 đồng/người/tháng

    Nghị định 90 nêu rõ: Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về việc trả lương. Trong đó, mức lương này sẽ trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

    So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì từ 01/01/2020, mức lương này sẽ tăng lên.

    • Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);
    • Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
    • Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng);
    • Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).

    Luong Toi Thieu Vung Nam 2020

    >>> Tham khảo: Chốt lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 5,5%

    Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

    Cũng theo Nghị định này, tới đây, sẽ có một số thay đổi trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn. Cụ thể:

    – Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre);

    – Chuyển từ vùng IV lên vùng II: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).

    Và như vậy, so với năm 2019, số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng I giữ nguyên; vùng II tăng 11 địa bàn; vùng III giảm 3 địa bàn; vùng IV giảm 8 địa bàn.

    Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ tăng mức thu nhập cơ bản cho người lao động để đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn tác động lớn đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

    Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

    Năm 2020 được xem là năm có nhiều chuyển biến của chính sách tiền lương khi lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay, lương tối thiểu vùng cũng tăng thêm nhiều so với năm 2019. Với sự thay đổi này, lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

    Luong Huu Se Ntn Khi Luong Co So Luong Tôi Thieu Vung Tang

    Cách tính lương hưu năm 2020

    Theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, lương hưu hàng tháng của người lao động nói chung được xác định theo công thức:

    Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Trong đó:

    Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo số năm đóng BHXH và tối đa là 75%:

    + Đối với lao động nam:Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    + Đối với lao động nữ:Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

    – Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ theo tiền lương của từng tháng đóng.

    Tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

    Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

    Đối với người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa:

    Bằng 20 tháng lương cơ sở.

    Như vậy, có thể thấy, lương cơ sở, lương tổi thiểu vùng sẽ quyết định 50% mức lương hưu mà người lao động được hưởng, 50% còn lại sẽ phụ thuộc vào số năm đã đóng BHXH.

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất năm 2020

    Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

    Do đó, có thể chia lương hưu năm 2020 thành 02 giai đoạn:

    Giai đoạn 1 (Từ 01/01/2020 – 30/6/2020): Tối thiểu 1,49 triệu đồng/tháng khi vẫn áp dụng mức lương cơ sở như hiện nay.

    Giai đoạn 2 (Từ 01/7/2020 – 31/12/2020): Tối thiểu 1,6 triệu đồng/tháng khi áp dụng mức lương cơ sở mới.

    >>>> Xem thêm: Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

    Với những thông tin nêu trên, có thể khẳng định, việc tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ là tiền đề cho việc tăng lương hưu của những người đang hưởng chế độ hưu trí mà còn là sự hỗ trợ đối với những người đang làm việc để tích lũy thêm một phần cho khoản lương hưu sau này.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

    Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

    Sổ bảo hiểm xã hội ghi chép quá trình đóng, hưởng cũng như làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người lao động. Vậy khi muốn hưởng các chế độ này, người lao động có được tự chốt sổ cho mình?

    Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội

    Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

    “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.”

    Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ:

    “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình.

    Trường hợp người sử dụng lao động cố tình trốn tránh, không thực hiện trách nhiệm này thì người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.

    Nguoi Lao Dong Co The Tu Chot So BHXH Khong

    Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

    Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật hiện hành quy định thủ tục chốt sổ BHXH khá đơn giản. Chính vì vậy, người lao động có thể đề nghị người sử dụng lao động lập hồ sơ chốt sổ cho mình trước khi nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng.

    Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

    Bước 1. Báo giảm lao động

    Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:

    • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);
    • Biên bản trả thẻ BHYT với trường hợp doanh nghiệp đã nộp trước đó (nếu có);
    • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người);
    • Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia.

    Bước 2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội

    Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:

    • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
    • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
    • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
    • Sổ bảo hiểm xã hội;
    • Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS);
    • Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).
    Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.
    (Nguồn. Luatvietnam)
  • Vai trò của quản trị nhân sự là gì?

    Vai trò của quản trị nhân sự là gì?

    Quản trị nhân sự là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Công tác quản trị nhân sự giờ đây không chỉ đơn thuần là chấm công tính lương, chế độ phúc lợi, đào tạo tuyển dụng nữa mà người làm nhân sự cần phát hiện, đưa ra những hoạch định chính sách giữ chân và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

    Vì vậy, người làm nhân sự chính là cầu nối giữa ban lãnh đạo và tất cả các thành viên trong công ty.

    Vai Tro Cua Quan Tri Nhan Su

    Vai trò của quản trị nhân sự trong thời đại 4.0

    1. Quản lý chính sách và đề ra liên quan đến tài nguyên nhân sự

    • Quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước quy định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
    • Đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
    • Dựa vào chính sách của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ cố vấn cho chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.

    2. Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong DN

    Trong một doanh nghiệp (DN) thường xuyên xảy ra 1 số vấn đề như: nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân sự vắng mặt, hàng tháng thắc mắc về chế độ phụ cấp…. Là một người phụ trách về nhân sự phải đảm nhận việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể và tư vấn cho người đứng đầu DN hướng giải quyết tối ưu nhất.

    3. Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho DN

    Người quản trị nhân sự có vai trò cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.

    • Lên kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo, quản lý lương hưu, lương bổng, an toàn lao động.
    • Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên hiệu quả, giúp các bộ phận khác đánh giá chính xác việc năng suất làm việc của nhân viên

    >>>> Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

    4. Giám sát nhân viên

    Đây là một trong những công việc cơ bản của người làm quản trị nhân sự:

    • Từ những chính sách của nhà nước, của riêng doanh nghiệp, nhà quản trị phải giám sát và yêu cầu nhân viên thực hiện đúng các chính sách đề ra.
    • Kiểm tra hiệu quả thông qua việc đo lường, phân tích các yêu tố khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, nghỉ phép, đánh giá nhân viên thông qua năng suất làm việc…. thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự có hiệu quả hơn.
    • Thực hiện các cuộc kiểm tra bằng văn bản đến các bộ phận được kiểm tra thông báo và báo cáo lên cấp trên.
  • Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    BHXH TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 2618/BHXH-QLT về việc cấp thẻ BHYT cho người lao động, học sinh và sinh viên.

    Theo đó, để thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ 1-1-2020 các đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:

    – Các đơn vị sử dụng lao động đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN phát sinh của năm 2019 trước ngày 31-12-2019 để thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Nếu các đơn vị để nợ quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì ngoài việc thẻ BHYT không có giá trị còn bị thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, truy tố theo quy định của pháp luật.

    – Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo:

    + Nộp tiền và hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019 – 2020 trước ngày 31-12-2019.

    + Nộp tiền trước ngày 31-12-2019 và nộp hồ sơ trong tháng 1-2020 trong trường hợp lập Danh sách tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) không kịp do số lượng HSSV tham gia lớn.

    – Đối với các đối tượng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý:

    + Hoàn tất việc đối chiếu và thanh toán tiền mua thẻ BHYT năm 2019 trước ngày 31-12-2019;

    + Lập Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020 trong tháng 12/2019 để cấp, phát thẻ BHYT đến tay người tham gia trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

    Dieu Kien De The BHYT Co Gia Tri

    LƯU Ý:Trường hợp đơn vị lập và nộp tiền không đúng với thời gian quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT của người tham gia thì đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có phát sinh chi phí khám, chữa bệnh.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Từ ngày 1-7-2020: Tăng mạnh trợ cấp một lần khi sinh con

    Từ ngày 1-7-2020: Tăng mạnh trợ cấp một lần khi sinh con

    Quốc hội vừa chính thức nâng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.600.000 đồng/tháng kể từ ngày 1-7-2020 (mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm qua).

    Theo đó, các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp… tính theo lương cơ sở sẽ đồng loạt tăng cho phù hợp. Trong đó, đáng chú ý là tăng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Cụ thể, lao động nữ sinh con hoặc người lao động (NLĐ) nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 3.200.000 đồng (hiện hành là 2.980.000 đồng). Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng bằng 3.200.000 đồng (hiện hành là 2.980.000 đồng) cho mỗi con.

    Đồng thời, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 480.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng). Nội dung nêu trên được căn cứ vào điều 38, 41 Luật BHXH 2014 .

    Tang Tro Cap Mot Lan Khi Sinh Con

    Qua đó có thể thấy, việc lương cơ sở tăng sắp tới không chỉ có lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trong khối nhà nước mà NLĐ ngoài nhà nước cũng được hưởng lợi.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Thị trường lao động cuối năm: Khan hiếm lao động thời vụ

    Thị trường lao động cuối năm: Khan hiếm lao động thời vụ

    Thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang tập trung kinh doanh, sản xuất nhằm cung ứng hàng hóa, phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán cho nên nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông và lao động thời vụ có xu hướng tăng mạnh.

    Thị trường lao động đã bước sang quý IV, thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Thời điểm này, tại Hà Nội, có thể thấy rất nhiều băng-rôn thông báo tuyển dụng lao động với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn được treo ở cổng nhiều công ty.

    Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả lương lao động thời vụ cao gấp 1,5 lần so với mức bình thường để thu hút người lao động. Một số đăng tuyển ở khắp các kênh vì khan hiếm lao động.

    Tại trang thông tin của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội có tới 2.500 đầu việc mới được đăng tuyển, trong đó những công việc được tuyển nhiều gồm: nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, thu ngân, chạy bàn…

    Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh niên Hà Nội Nguyễn Đình Trung, nhu cầu tuyển dụng sinh viên làm việc bán thời gian trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn tăng cao.

    Hiện nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đã tìm đến trung tâm để đăng tin tuyển dụng lao động cho thị trường cuối năm.

    Viec Lam

    Việc làm dành cho sinh viên được các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều là các việc làm đặc thù mùa mua sắm cuối năm như: thu ngân, nhân viên kho, nhân viên lên hàng, gói quà, chế biến tại siêu thị; phục vụ, phụ bếp, giữ xe nhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn uống; nhân viên bảo vệ, giao hàng, gói bánh tết, trực tổng đài chăm sóc khách hàng.

    Cuối tuần vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm và hỗ trợ thanh niên Hà Nội đã tổ chức ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô, sự kiện thu hút 63 đơn vị, doanh nghiệp với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động, tuyển sinh đào tạo cho lao động trẻ, thanh niên, sinh viên năm cuối.

    Qua khảo sát thị trường cho thấy, mức lương đối với sinh viên làm việc bán thời gian được tính theo giờ, trung bình từ 18.000 đồng đến 25.000 đồng/ giờ; đối với sinh viên làm việc toàn thời gian, mức lương trung bình từ 5-7 triệu đồng/ tháng; đối với thực tập sinh, mức lương hỗ trợ tuỳ thuộc vào mức độ tham gia công việc của sinh viên tại doanh nghiệp.

    Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tâm lý của lao động thời vụ thường chọn công việc có thu nhập cao hơn là tìm làm việc lâu dài hay gắn bó. Vì vậy, các đơn vị tuyển dụng muốn tuyển chọn lao động bên cạnh việc sớm chuẩn bị kế hoạch cần có chính sách ưu đãi với người lao động làm việc ngắn hạn như trả mức lương tương xứng với sức lao động, thời gian làm việc phù hợp, môi trường làm việc cũng phải thân thiện.

    Về phía người lao động nhất là lao động trẻ, ông Vũ Quang Thành khuyến cáo, nên xem kỹ thông tin tuyển dụng, liên hệ trực tiếp với các cơ sở tuyển dụng. Việc tìm kiếm cơ hội việc làm cần thông qua các nguồn thông tin chính thống như các website việc làm uy tín hoặc qua các sàn giao dịch việc làm của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội để tránh sập bẫy các đối tượng lừa đảo.

    (Nguồn. Anninhthudo)

  • Hiểu đúng về bảo hiểm thất nghiệp

    Hiểu đúng về bảo hiểm thất nghiệp

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên hiện nay, không ít người lao động (NLĐ) chưa hiểu đúng về chính sách này. Để NLĐ hiểu thêm về BHTN cũng như điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP HCM, sẽ giải đáp những thắc mắc của NLĐ trong quá trình tham gia và hưởng TCTN.

    Cách đây 3 tháng, tôi ký hợp đồng làm việc với 3 công ty, một làm việc toàn thời gian và một làm việc bán thời gian. Xin hỏi tôi phải tham gia BHTN ở công ty nào cho đúng?

    Hoàng Trung Quân (quận 2, TP HCM)

    – Ông Trần Xuân Hải trả lời: Theo quy định, đối tượng tham gia BHTN bắt buộc là NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 3 tháng trong tất cả cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng). Nếu NLĐ ký HĐLĐ với nhiều công ty thì công ty đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN cho NLĐ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi HĐLĐ có hiệu lực, doanh nghiệp (DN) phải làm thủ tục tham gia BHTN cho NLĐ tại tổ chức BHXH.

    Trường hợp của anh, công ty nào ký hợp đồng đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN cho anh.

    Theo Luật Việc làm, những đối tượng nào bắt buộc phải tham gia BHTN?

    Phương Kỳ (quận Tân Phú, TP HCM)

    – Theo quy định tại khoản 1 điều 3 và khoản 1, 2 điều 43 Luật Việc làm; điều 2 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12-3-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN thì NLĐ phải tham gia BHTN là công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) như sau: HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ nêu trên thì NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN. NLĐ giao kết và đang thực hiện một trong các loại HĐLĐ hoặc HĐLV nêu trên nhưng đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN. NLĐ là người quản lý DN, quản lý HTX hưởng tiền lương và có tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH.

    NSDLĐ tham gia BHTN: Theo quy định tại khoản 3 điều 43 Luật Việc làm thì NSDLĐ tham gia BHTN gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; DN, HTX, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLV hoặc HĐLĐ quy định tại khoản 1 điều 43 Luật Việc làm.

    Nguoi Lao Dong Lam Bao Hiem That Nghiep Tai TPHCM

    Tôi đã làm việc tại công ty được 3 năm và trong thời gian làm việc tôi đã đóng BHTN đầy đủ. Nay tôi xin nghỉ việc. Vậy mức hưởng TCTN của tôi sẽ như thế nào?

    Minh Phúc (quận 7, TP HCM)

    – Theo quy định mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động đối với NLĐ thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

    Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp của anh đã làm việc ở công ty được 3 năm như vậy được hưởng 3 tháng TCTN.

    Tôi vừa được một công ty sản xuất nhận vào làm công nhân và ký hợp đồng mùa vụ có thời hạn 3 tháng. Vậy tôi có phải đóng BHTN hay không và mức đóng như thế nào?

    Thanh Minh (quận Bình Tân, TP HCM)

    – Từ ngày 1-1-2015, chế độ BHTN theo quy định của Luật Việc làm nêu rõ: Đối tượng tham gia BHTN sẽ có thêm NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Như vậy trường hợp của chị vẫn phải đóng BHTN theo quy định.

    Về mức đóng BHTN quy định như sau: Hằng tháng, DN đóng cho NLĐ và trích từ tiền lương tháng của NLĐ để đóng vào Quỹ BHTN với tỉ lệ đóng là 2%. Trong đó: DN đóng 1% và NLĐ đóng 1% tiền lương tháng. Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Những ngày gần đây, cộng đồng mạng Facebook đang xôn xao thông tin năm 2020 sẽ là năm cuối cùng người lao động được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Liệu thông tin này có thực sự chính xác?

    “Sau năm 2020 sẽ ngừng chi trả BHXH 1 lần”

    Dòng tít này bắt nguồn từ Facebook của một cá nhân và sau đó đã được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn với hàng nghìn lượt bình luận, hầu hết đều tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.

    Bởi bài đăng đã đưa ra khá nhiều nội dung được cho là “phân tích luật” như:

    – Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Người lao động nghỉ việc từ đủ 12 tháng trở lên, chưa có việc làm mới, có nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần thì được cơ quan bảo hiểm cho hưởng trợ cấp 1 lần.

    – Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Không trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần cho công nhân, người lao động nữa mà bắt buộc người lao động phải hưởng lương hưu.

    – Điều 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2016 thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người lao động, do vậy, Quốc hội quyết định kéo dài Điều 55 cho người lao động hưởng BHXH 1 lần đến năm 2020.

    – Hết năm 2020, Điều 55 sẽ tự bãi bỏ, Điều 60 sẽ được tự động áp dụng, buộc người lao động hưởng hưu chứ không trợ cấp BHXH 1 lần nữa…

    Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành thì những thông tin này hoàn toàn không chính xác.

    Thuc Hu Chuyen Sau 2020 Khong Duoc Nhan BHXH 1 Lan

    Người lao động vẫn được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

    Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu:

    – Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

    – Ra nước ngoài để định cư;

    – Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

    – Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    Đồng thời, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 bổ sung thêm trường hợp cho Điều 60 nêu trên:

    “Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.”

    Và như vậy, cả Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 đều có sự kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 chứ không có chuyện bãi bỏ hay cắt giảm quyền lợi của người lao động.

    Cho đến hiện tại, tất cả những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội 1 lần vẫn không thay đổi. Do đó, càngkhông có chuyện chấm dứt hưởng BHXH 1 lần sau năm 2020.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • 17 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động

    17 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động

    Theo dự kiến, từ 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Đây không chỉ là niềm vui của riêng cán bộ, công chức, viên chức mà còn là sự mong chờ của hàng nghìn lao động tại các doanh nghiệp hiện nay.

    Theo quy định của pháp luật, lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ bảo hiểm. Chính vì vậy, tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động từ 01/7/2020 khi lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ không hề nhỏ. Cụ thể:

    Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    Stt

    Nội dung

    Mức tăng

    Căn cứ pháp lý

    1

    Tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối đa

    Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.

    Nếu mức lương này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

    >> Tăng từ 2,384 triệu đồng/tháng lên 2,56 triệu đồng/tháng.

    Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    2

    Tăng mức đóng BHYT tối đa

    Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, trong đó, mỗi tháng, người lao động đóng 1,5%.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 480.000 đồng/tháng.

    Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    3

    Tăng mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình

    Người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    >> Mức đóng của người thứ 1 tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 72.000 đồng/tháng, do đó, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

    Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    4

    Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

    Người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

    >> Tăng số tiền cùng chi trả từ 8,94 triệu đồng lên 9,6 triệu đồng mới được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

    Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    17 Tac Dong Cua Viec Tang Luong Co So

    Tác động của việc tăng lương cơ sở

    Tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp

    Stt

    Nội dung

    Mức tăng

    Căn cứ pháp lý

    1

    Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

    Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày.

    Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    2

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

    Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

    >> Tăng từ 2,98 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng.

    Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    3

    Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày.

    Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    4

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 – 31%

    Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 7,45 triệu đồng lên 08 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 800.000 đồng.

    Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    5

    Tăng mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên

    Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 480.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 32.000 đồng.

    Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    6

    Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần

    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    7

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 53,64 triệu đồng lên 57,6 triệu đồng.

    Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    8

    Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

    Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình.

    >> Tăng từ 372.500 đồng/ngày lên 400.000 đồng/ngày.

    Mức hưởng 1 ngày bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    >> Tăng từ 596.000 đồng/ngày lên 640.000 đồng/ngày.

    Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    9

    Tăng mức lương hưu thấp nhất

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    10

    Tăng mức trợ cấp mai táng

    Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

    >> Tăng từ 14,9 triệu đồng lên 16 triệu đồng.

    Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    11

    Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

    Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 800.000 đồng/tháng.

    Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên 1,12 triệu đồng/tháng.

    Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    12

    Tăng mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế

    – Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu):

    + Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh.

    >> Tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

    + Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

    – Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng.

    – Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 3,725 triệu đồng lên 04 triệu đồng.

    – Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

    + Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.

    >> Tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

    + Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

    Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    13

    Tăng cơ hội được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

    Người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí cho 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

    >> Chi phí dưới 240.000 đồng (hiện tại là 223.500 đồng) thì được thanh toán 100% chi phí.

    Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ – CP

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Được cộng nối thời gian tham gia BHXH khi mất hồ sơ gốc?

    Được cộng nối thời gian tham gia BHXH khi mất hồ sơ gốc?

    Người lao động tham gia bhxh không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 1-1-1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác… báo cáo UBND các tỉnh, TP xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định

    Đoàn Văn Khang (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) hỏi:

    “Từ năm 1986-1994, tôi làm công nhân tại một doanh nghiệp nhà nước. Sau nhiều lần chuyển địa điểm và thay đổi lãnh đạo, hồ sơ của tôi đã bị công ty làm thất lạc. Nay tôi muốn được cộng nối thời gian công tác này để hưởng chế độ hưu trí thì phải làm những thủ tục gì?”.

    BHXH Việt Nam trả lời:

    Theo quy định tại khoản 7 điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, trường hợp người lao động (NLĐ) không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 1-1-1995 thì cơ quan quản lý NLĐ giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo bộ, ngành chủ quản ở trung ương hoặc UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định.

    Đề nghị ông Khang và đơn vị sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn trên để được xem xét, giải quyết.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Trợ cấp thai sản có tăng theo mức lương cơ sở?

    Trợ cấp thai sản có tăng theo mức lương cơ sở?

    Tôi nghỉ thai sản ngày 6/2/2019 đến ngày 6/8/2019. Ngày 1/7/2019 mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, vậy, chế độ trợ cấp thai sản của tôi có được truy lĩnh tăng mức lương của tháng 7, tháng 8 không?. Người hỏi Trần Thị Thúy Hằng – Tỉnh Long An.

    BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

    Theo Tiết a, Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì “mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn”.

    Tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, “mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng”.

    Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bà không được điều chỉnh tăng mức hưởng chế độ thai sản khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở.

    (Nguồn. Chinhphu.vn)