Vai trò của quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Công tác quản trị nhân sự giờ đây không chỉ đơn thuần là chấm công tính lương, chế độ phúc lợi, đào tạo tuyển dụng nữa mà người làm nhân sự cần phát hiện, đưa ra những hoạch định chính sách giữ chân và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Vì vậy, người làm nhân sự chính là cầu nối giữa ban lãnh đạo và tất cả các thành viên trong công ty.
Vai trò của quản trị nhân sự trong thời đại 4.0
1. Quản lý chính sách và đề ra liên quan đến tài nguyên nhân sự
- Quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước quy định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
- Đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Dựa vào chính sách của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ cố vấn cho chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.
2. Tư vấn cho các bộ phận nhân sự trong DN
Trong một doanh nghiệp (DN) thường xuyên xảy ra 1 số vấn đề như: nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân sự vắng mặt, hàng tháng thắc mắc về chế độ phụ cấp…. Là một người phụ trách về nhân sự phải đảm nhận việc giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể và tư vấn cho người đứng đầu DN hướng giải quyết tối ưu nhất.
3. Cung cấp các dịch vụ nội bộ cho DN
Người quản trị nhân sự có vai trò cung cấp các dịch vụ tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo, quản lý lương hưu, lương bổng, an toàn lao động.
- Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên hiệu quả, giúp các bộ phận khác đánh giá chính xác việc năng suất làm việc của nhân viên
>>>> Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả
4. Giám sát nhân viên
Đây là một trong những công việc cơ bản của người làm quản trị nhân sự:
- Từ những chính sách của nhà nước, của riêng doanh nghiệp, nhà quản trị phải giám sát và yêu cầu nhân viên thực hiện đúng các chính sách đề ra.
- Kiểm tra hiệu quả thông qua việc đo lường, phân tích các yêu tố khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, nghỉ phép, đánh giá nhân viên thông qua năng suất làm việc…. thúc đẩy các bộ phận khác quản trị nhân sự có hiệu quả hơn.
- Thực hiện các cuộc kiểm tra bằng văn bản đến các bộ phận được kiểm tra thông báo và báo cáo lên cấp trên.