Danh mục: Chấm công và tính lương

  • Mức Lương Cơ Bản 2021 Và Những Điều Cần Biết

    Mức Lương Cơ Bản 2021 Và Những Điều Cần Biết

    Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm lương cơ bản nhưng đây lại là cách gọi rất quen thuộc đối với nhiều người. Vậy tới đây, mức lương cơ bản 2021 của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có gì thay đổi không?

    1. Lương cơ bản là gì?

    Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản. Tuy nhiên, có thể hiểu, lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.

    Hay chính xác hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

    Lưu ý:Cần phân biệt giữa lương cơ bản với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.

    Lương cơ sởlà mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

    Trong khi đó,lương tối thiểu vùnglà mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

    Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng không phải lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định lương cơ bản của các đối tượng.

    2. Cách tính mức lương cơ bản năm 2021

    Cách Tính mức lương cơ bản năm 2021
    Cách Tính mức lương cơ bản năm 2021

    Do căn cứ xác định lương cơ bản khác nhau nên mức lương cơ bản đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước có sự khác biệt. Cụ thể:

    2.1 Lương cơ bản năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức

    Lương cơ bản của nhóm đối tượng này được tính dựa trên lương cơ sở theo công thức sau:

    Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

    Trong đó:

    • Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng)
    • Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.
    2.2. Lương cơ bản năm 2021 của người lao động trong doanh nghiệp

    Khác với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động làm việc tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

    Theo đó, mức lương được trả cho người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng (căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019). Bên cạnh đó, đối với công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

    Mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hiện nay, chưa có quyết định chính thức của Chính phủ về lương tối thiểu vùng cho năm 2021.

    Cùng với đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ được giữ nguyên theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP:

    Mức lương tối thiểu vùng

    Áp dụng với doanh nghiệp thuộc:

    4.420.000 đồng/tháng

    Vùng I

    3.920.000 đồng/tháng

    Vùng II

    3.430.000 đồng/tháng

    Vùng III

    3.070.000 đồng/tháng

    Vùng IV

    3. Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm không?

    Trước đây, doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động, tuy nhiên, hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

    Trong đó, các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Do vậy, các khoản thu nhập của người lao động để tính đóng Bảo hiểm xã hội gồm:
    1. Tiền lương;
    2. Phụ cấp chức vụ, chức danh;
    3. Phụ cấp trách nhiệm;
    4. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    5. Phụ cấp thâm niên;
    6. Phụ cấp khu vực;
    7. Phụ cấp lưu động;
    8. Phụ cấp thu hút;
    9. Phụ cấp có tính chất tương tự;
    10. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    Như vậy, có thể thấy,lương cơ bản không phải lương đóng bảo hiểmmà lương đóng bảo hiểm còn bao gồm cả phụ cấp và các khoản bổ sung được liệt kê ở trên.

    Theo Luatvietnam

  • Doanh nghiệp bị phạt tiền như thế nào nếu không trả lương ngày phép chưa nghỉ cho người lao động?

    Doanh nghiệp bị phạt tiền như thế nào nếu không trả lương ngày phép chưa nghỉ cho người lao động?

    Nghỉ phép là một trong những chế độ nghỉ của người lao động. Đặc biệt, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật hiện hành còn quy định người lao động được trả lương khi chưa nghỉ hết ngày phép.

    Một năm người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày phép?

    Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ phép năm với số ngày tùy theo thời gian làm việc và điều kiện làm việc như sau:

    • Thời gian nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc nếu làm việc dưới 12 tháng;
    • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    • 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên; người khuyết tật;
    • 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
    • Ngoài ra, Điều 112 Bộ luật này có nêu, cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày phép của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

    Điều đặc biệt, khoản 1 Điều 114 nêu rõ:

    Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác màchưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    Trong đó, Khoản 3 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP giải thích tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm:

    • Đối với người đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
    • Đối với người chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
    • Đối với người có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

    Đây là quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định.

    Tang Luong Tôi Thieu Vung Len 55

    Không trả lương ngày phép chưa nghỉ, doanh nghiệp bị phạt

    Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi trả lương không đúng quy định cho những ngày người lao động chưa nghỉ phép năm thì bị phạt tiền:

    • Từ 05 – 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
    • Từ 10 – 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
    • Từ 20 – 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
    • Từ 30 – 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
    • Từ 40 – 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Theo Thùy Linh-Luật Việt Nam

  • Lương 3P là gì? Ưu điểm và cách xây dựng hệ thống lương 3P

    Lương 3P là gì? Ưu điểm và cách xây dựng hệ thống lương 3P

    Hệ thống lương 3P là gì?

    Lương 3P là một thuật ngữ được áp dụng khá phổ biến tại các tổ chức, doanh nghiệp như một cơ chế trả lương cho người lao động.

    Lương 3P là hệ thống lương được xây dựng sao cho các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được 3 yếu tố:

    • Position (P1): Vị trí công việc
    • Person (P2): Năng lực cá nhân
    • Performance (P3): Kết quả công việc

    Cụ thể:

    • P1 – Vị trí: Hiện tại mức thu nhập của người lao động tại một doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí/công việc mà họ đảm nhận, tất cả được phản ánh qua khung lương mà họ được hưởng. Khung lương khác nhau, cao hay thấp được đánh giá trên: kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý, mức độ phức tạp của công việc, trách nhiệm và điều kiện làm việc của từng cá nhân.
    • P2 – Năng lực: Người lao động được xếp vào khung lương của một nhóm công việc và được xếp loại bậc lương dựa vào mức độ đáp ứng năng lực yêu cầu của khung lương đó (cũng như khả năng đáp ứng nhân lực thay thế trên thị trường).
    • P3 – Hiệu suất: Tiến hành định giá lương theo hiệu quả công việc (đánh giá thành tích/kết quả công việc mà học đạt được trong quá trình công tác).

    He Thong Luong 3P

    Ưu điểm của hệ thống lương 3P

    Khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trả lương truyền thống như trước đây: quá chú trọng đến bằng cấp, thâm niên, ấn tượng ban đầu, không phân biệt được năng lực thực hiện công việc và đóng góp của cá nhân vào việc hoàn thành chỉ tiêu đề ra

    • Đảm bảo công bằng nội bộ: Trả lương phù hợp với tầm ảnh hưởng của vị trí đối với doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh so với thị trường của cùng một tập hợp các chức năng.
    • Đảm bảo công bằng bên ngoài: Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi nhờ tạo động lực thông qua chính sách lương “hấp dẫn”, đảm bảo mức lương đưa ra là phù hợp và không gây ảnh hưởng đến mức lương chung ngoài thị trường.
    • Tạo động lực phát triển doanh nghiệp: Khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc do trả lương tương xứng với đóng góp của nhân viên vào kết quả chung của doanh nghiệp.

    Điều kiện xây dựng và áp dụng thành công hệ thống lương 3P

    Thứ nhất, Doanh nghiệp phải có chiến lược hoặc định hướng chiến lược rõ ràng.

    Thứ hai, Ban giám đốc cần quyết tâm, đặc ra mục tiêu cho sự thay đổi rõ ràng, danh thời gian tham gia dự án và ra quyết định khi cần thiết.

    Thứ ba, Các trưởng bộ phận, tổ công tác cần hiểu biết, tham gia tích cực và có trách nhiệm với dự án.

    Thứ tư, Tư vấn giàu kinh nghiệm triển khai dự án lương 3P, có kinh nghiệm dẫn dắt dự án và quản lý dự án chặt chẽ.

    Các bước xây dựng hệ thống lương 3P

    Bước 1: Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức và hệ thống chức năng, chức danh

    • Làm rõ chiến lược kinh hoanh (hoặc định hướng chiến lược)
    • Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức trên cơ sở chuỗi giá trị của doanh nghiệp
    • Chuẩn hóa hệ thống chức danh và mô tả chi tiết công việc trên cơ sở phân bổ các chức danh của doanh nghiệp

    Bước 2: Xây dựng khung năng lực và đánh giá năng lực cá nhân

    • Xây dựng từ điển năng lực, khung năng lực cho các vị trí
    • Đánh giá năng lực cá nhân theo khung năng lực vị trí đã đề ra

    Bước 3: Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả KPI

    • Xây dựng bản độ chiến lược
    • Xây dựng BSC công ty
    • Xây dựng KPI cho các bộ phận, các vị trí chủ chốt
    • Xây dựng quy chế đánh giá kết quả

    Bước 4: Xây dựng hệ thống khung, bậc lương cho vị trí

    • Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị công việc
    • Thiết kế hệ thống khung, bậc lương
    • Phác thảo quy chế lương

    Bước 5: Triển khai áp dụng hệ thống lương 3P

    • Xác định bậc lương cho từng nhân viên
    • Hoàn thiện quy chế lương
    • Lập bảng tính cho việc sử dụng quỹ lương, quy chế lương
    • Lập phương án chuyển đổi sang hệ thống mới (nếu cần thiết)

    >>> Tham khảo: Phần mềm nhân sự tính lương hiệu quả nhất hiện nay

    (Nguổn. Tổng hợp Internet)

  • Phần mềm tính lương hỗ trợ xử lý công lương nhanh chóng

    Phần mềm tính lương hỗ trợ xử lý công lương nhanh chóng

    Lý do phần mềm tính lương xuất hiện

    Lương luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính sách của mỗi doanh nghiệp.

    Việc chấm công, tính lương luôn đòi hỏi chính xác hoàn toàn, nhưng hiện tại đa số doanh nghiệp đều làm bảng lương bằng Excel, việc thực hiện sau khi nhập liệu có rất nhiều rủi ro, các công thức cũng phải thông qua từng khâu kiểm tra kỹ lương, định nghĩa công thức phức tạp để tính ra lương, thuế, bảo hiểm, các khoản khấu trừ, rà soát chi tiết giờ làm việc, giờ tăng ca, giờ đi trễ, về sớm hoặc các chế độ trợ cấp, tiền ăn, chuyên cần của từng nhân viên… dẫn tới quá nhiều trường hợp phải quản lý.

    Dẫn đến, nếu doanh nghiệp không chỉ tính lương NET mà còn tính lương GROSS và mức lương biến đổi theo giờ, theo ngày công hoặc theo năng suất thì cách tính phức tạp và gây nhiều áp lực trong mỗi kỳ tính lương.

    Chính vì thế, tính lương thủ công hay trên Excel, doanh nghiệp đều cần tìm ra giải pháp thay thế tiện ích và nhanh chóng hơn.

    Với tiến bộ của giải pháp quản trị doanh nghiệp, thì việc áp dụng phần mềm tính lương trong quản lý nhân sự là phương án giải quyết tốt những khó khăn trong công tác quản lý, hỗ trợ C&B tối đa.

    Tháo gỡ những khó khăn hàng tháng

    Giải quyết triệt để bài toán chấm công

    • Khi sử dụng phần mềm sẽ khiến bài toán chấm công tính lương trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô lớn, sở hữu nhiều nhân viên, việc chốt công cuối tháng, kiểm soát tình trạng chấm công thiếu, chấm công sai, quản lý thời gian làm việc theo ca kíp, tăng ca, nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ chế độ thai sản, hay nhân viên đi công tác thường xuyên và rất nhiều tình huống chấm công khác cần được quản lý, tính chính xác và xác nhận liên tục…

    Ghi nhận tự động chi tiết thời gian làm việc

    • Kết xuất dữ liệu công (giờ vào/ra) từ máy chấm công vào phần mềm
    • Tự động tính công, tự động nhận dạng ca mà không cần ghi chép giờ làm việc của nhân viên nếu nhân viên đó làm việc xoay ca, đổi ca, tăng ca và đi công tác hoặc xin nghỉ phép

    Tính lương tự động

    • Có thể định nghĩa nhiều phương án lương, xây dựng công thức linh hoạt, dễ dàng thêm bất kỳ loại phụ cấp, hoặc loại giảm trừ khi có quy định, giải pháp tính lương là không hạn chế thành phần cần tính
    • Cho phép người dùng đăng ký mức lương của một hoặc một nhóm nhân viên Import lương từ Excel, lương từ HĐLĐ, quyết định lương
    • Tự động tính lương tiền thuế thu nhập (bao gồm khoản chịu thuế – khoản không chịu thuế) và khấu trừ bảo hiểm căn cứ vào luật thuế mới nhất

    Phan Mem Tinh Luong BAng Luong Chi Tieit

    • Có thể thêm hoặc sửa đổi các khoản thu nhập, giảm trừ nhanh chóng
    • Hiển thị chi tiết các khoản lương trên phiếu lương
    • Kiểm tra, phê duyệt, thông báo lương và khóa bảng lương
    • Đảm bảo an toàn thông tin lương với khả năng mã hóa thông tin lương bằng chức năng mã hóa cao cấp, cho phép mã hóa dữ liệu lương ngay tại database của phần mềm hoặc mã hóa dữ liệu trên mạng truyền tải dữ liệu

    Gửi bảng lương hàng loạt

    • Cung cấp hệ thống Web-portal cho phép mỗi cá nhân có thể tra cứu công lương trực tuyến
    • Hỗ trợ in ấn và gửi hàng loạt bảng lương qua email cho toàn bộ công nhân viên
    • Cung cấp khả năng bảo mật mạnh mẽ với mật khẩu yêu cầu khi mở phiếu lương của từng nhân viên

    Hỗ trợ kê khai bảo hiểm xã hội

    • Giám sát, thực hiện các chế độ BHXH-BHYT cho các nhân viên bao gồm phụ cấp, trợ cấp hàng tháng

    Hỗ trợ công tác kế toán

    • Tổng hợp thu thập, tính toán và quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hàng năm. Xuất được báo cáo để kê khai (kê khai qua mạng)
    • Xuất dữ liệu để xuất File upload cho Corebanking
    • Xuất bảng dữ liệu có cấu trúc chi phí theo loại và trung tâm chi phí để Upload vào phần mềm kế toán hoặc các hệ thống ERP

    Báo cáo thống kê

    • Báo cáo tổng hợp lương chi tiết hàng tháng
    • Thống kê báo cáo tình hình lương thưởng, sự chênh lệch hàng tháng/năm

    Với những tính năng tiện ích mà phần mềm tính lương đem lại, các doanh nghiệp chắc hẳn không còn ngần ngại ứng dụng giải pháp công nghệ này vào công tác quản lý của mình phải không nào? Hãy để phần mềm giúp nhà quản trị, các C&B xử lý công việc nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.

    Để biết thêm thông tin về ứng dụng phần mềm tính lương, hãy tham khảo:

    >>>> Phần mềm tính lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay

  • Chính sách tiền lương năm 2019 tăng như thế nào?

    Chính sách tiền lương năm 2019 tăng như thế nào?

    Ai sẽ được tăng lương trong năm 2019, mức tăng cụ thể với từng đối tượng… là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm bởi cuối năm 2018, nhiều văn bản quan trọng điều chỉnh chính sách tiền lương đã được ban hành.

    Cuối năm 2018, đã có nhiều văn bản quan trọng điều chỉnh chính sách tiền lương năm 2019 được ban hành. Theo đó, nhiều đối tượng sẽ được tăng lương từ ngày 01/01/2019.

    1 – Người lao động có lương dưới mức tối thiểu vùng

    Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp. Theo Nghị định này, từ ngày 01/01/2019, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.920.000 đến 4.180.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. (Các địa phương thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước được phân chia thành 4 vùng để tính mức lương tối thiểu. ). Cụ thể:

    – Vùng 1: 4.180.000 đồng/tháng, trước đây là 3.980.000 đồng/tháng;

    – Vùng 2: 3.710.000 đồng/tháng, trước đây là 3.530.000 đồng/tháng;

    – Vùng 3: 3.250.000 đồng/tháng, trước đây là 3.090.000 đồng/tháng;

    – Vùng 4: 2.920.000 đồng/tháng, trước đây là 2.760.000 đồng/tháng.

    Đối tượng áp dụng mức lương trên gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này.

    Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

    Như vậy, từ năm 2019, người lao động nào đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu trên thì được tăng lương với mức tăng ít nhất bằng với mức lương tối thiểu vùng.

    Theo Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, riêng với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, phải trả cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%.

    Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

    2 – Cán bộ, công chức, viên chức

    Tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, Quốc hội chủ trương tăng lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng kể từ thời điểm 01/7/2019.

    Do mức lương cơ sở tăng, mức lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cũng sẽ tăng lên tương ứng. Điển hình như chức danh Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND cấp xã, mức lương trước ngày 01/7/2019 là 2.988.500 đồng với bậc 1 và 3.683.500 đồng với bậc 2 thì từ ngày 01/7/2019, mức lương tăng lên 3.203.500 đồng với bậc 1 và 3.948.500 đồng với bậc 2. Lương của các chức danh khác cũng sẽ tăng từ khoảng 200.000 đồng đến 400.000 đồng/tháng.

    3 – Người đang hưởng lương hưu hàng tháng

    Với việc tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2019, không chỉ cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước được tăng lương mà cả những cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động, quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng cũng sẽ được tăng lương hưu.

    Tại Nghị quyết 70/2018/QH14, Quốc hội cũng giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương hưu cùng với các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức lương cơ sở.

    (Nguồn. infonet.vn)


  • Cục thuế Tphcm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN qua Facebook

    Cục thuế Tphcm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN qua Facebook

    25 điểm hỗ trợ đặt tại Văn phòng Cục Thuế TP HCM và 24 Chi cục Thuế quận, huyện được trang bị máy tính, máy in… và trang web thuedientu.gov.vn giúp người nộp thuế tự lập và tự in tờ khai thuế, gửi file tờ khai đến cơ quan thuế.

    Những vừa qua, thông tin từ Cục Thuế TP HCM cho biết cơ quan thuế sẽ thực hiện chương trình hỗ trợ người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trực tiếp tại Văn phòng Cục Thuế TP HCM và 24 Chi cục Thuế quận, huyện từ 18-3 kéo dài đến 1-4 (trừ trường hợp hồ sơ quyết toán có đề nghị hoàn thuế).

    Để tăng tính tương tác với người nộp thuế và tăng tính hiệu quả trong công tác hỗ trợ, Cục Thuế TP HCM cũng sẽ đưa những thông tin hướng dẫn lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… và hướng dẫn trực tiếp các quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua Facebook (và những trang mạng xã hội thịnh hành khác) nhằm tận dụng triệt để hiệu ứng nhanh, tiện lợi của mạng Internet. Đây là những nét mới trong công tác hỗ trợ quyết toán thuế TNCN năm nay.

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua Facebook

    Ngoài ra, Câu lạc bộ Đại lý thuế TP HCM cũng sẽ tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế tại các điểm hỗ trợ của cơ quan thuế.

    Mặt khác, vào ngày 1-3 và các ngày 4-3 đến 7-3, tại Nhà hát Hòa Bình, Cục Thuế TP HCM tổ chức tập huấn, huớng dẫn cho các doanh nghiệp kê khai và lập hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN năm 2018; đồng thời thông tin các quy định mới áp dụng từ năm 2019, đặc biệt là các nội dung mới về hóa đơn điện tử.

    Theo Thy Thơ (Người lao động)

  • Hướng dẫn cách làm quyết toán thuế TNCN năm 2019

    Hướng dẫn cách làm quyết toán thuế TNCN năm 2019

    Dưới đây là một số kinh nghiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018 và năm 2019.

    Văn bản pháp luật theo quy định cách làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019

    • Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân.
    • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/20103 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính Phủ.
    • Thông tư 92/2015/TT-BTC về việc Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với các nhân cư trú có hoạt động kinh doanh. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân.

    HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN NĂM 2018 VÀ NĂM 2019

    Việc đầu tiên các bạn cần nắm các đối tượng giải quyết toán thuế TNCN bao gồm:

    ĐỐI TƯỢNG

    NGHĨA VỤ

    Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (Doanh nghiệp)

    Quyết toán cho phần thu nhập mà doanh nghiệp đã chi trả trong năm

    Cá nhân có thu nhập (Người lao động)

    Quyết toán cho phần thu nhập mà mình đã được nhận trong năm

    Mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp

    Cá nhân có thế ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay cho mình nếu đủ điều kiện được ủy quyền theo quy định

    Chi tiết về đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019 như sau:

    1. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế (QTT) nếu có số thuế phải thêm

    hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

    • Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
    • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế taij nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
    • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

    2. Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2015 thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

    Tổ chức trả thuế thu nhập chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thế hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    • Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp cận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp trước chuyển đổi không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp và không cấp chứng từ khấu trừ thuế đối với người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới, bên tiếp nhận thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.
    • Trường hợp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp, người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), cuối năm người lao động có quyền quyết toán thuế thì tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thay cho người lao động.
    • Riêng tổ chức trả thu nhập giải thế, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo Mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hợp đồng.
    • hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC

    Tính thu nhập bình quân tháng khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019

    Tính thu nhập bình quân tháng bằng công thức sau:

    Thu nhập bình quân tháng = (tổng thu nhập chịu thuế – tổng các khoản giảm trừ của cả năm)/ 12 tháng.

    Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế thu nhập với Việt Nam thì nghĩa vụ nộp thuế TNCN sẽ được tính từ tháng đến Việt Nam, tức là được tính đủ theo tháng.

    Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2019

    Hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2018, 2019 bao gồm:

    • Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN (Mẫu theo thông tư 92/2015/TT-BTC).

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    • Bản chụp chứng minh các chứng từ, bao gồm: thuế đã tạm nộp trong năm, thuế đã khấu trừ, thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có); các khoản đã đóng góp vào quỹ khuyến học, quỹ nhân đạo, quỹ từ thiện (nếu có).
    • Nếu cá nhân nhận thu nhập từ đại sứ quán, lãnh sự quán, thu nhập từ nước ngoài hay các tổ chức quốc tế khác thì phải có tài liệu chứng minh.

    Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN sẽ không giống nhau. Vấn đề này đã được quy định rõ tại điểm c.2 khoảng 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

    Ngoài ra, Tổ chức trả thu nhập (TCTTN) truy cập trang www.gdt.gov.vn hoặc tncnonline.com.vn để tải về một trong các phần mềm nộp hồ sơ khai thuế qua mạng iHTKK…

    Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    Tổ chức trả thu nhập và cá nhân thuộc diện khai quyết toán thuế (QTT) nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

    Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh phải làm thủ tực quyết toán thuế với Cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.

    Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN dành cho TCTTN

    Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019 đối với tôt chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

    Tổ chức trả thu nhập (TCTTN) nộp hồ sơ tại Cục thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý tổ chức:

    • TCTTN là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
    • TCTTN là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
    • TCTTN là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.
    • TCTTN là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

    Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế dành cho cá nhân

    Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 3, Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài Chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

    • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.
    • Cá nhân đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức trả thuu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.
    • Trường hợp cá nhân cơ thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập cuối cùng.
    • Cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) bao gồm:

    + Cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.

    + Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức trả thu nhập nào.

    + Cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10%.

    + Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc có nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào.

    (Nguồn. Tổng hợp Internet)

  • [Cập nhật mới nhất] Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2019

    [Cập nhật mới nhất] Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2019

    Trợ cấp thất nghiệp được xem là giải pháp cứu cánh hữu ích cho người lao động đang không có việc làm. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2019 có gì thay đổi so với các năm trước đây?

    Điều kiện hưởng

    Người lao động khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.

    Mức hưởng

    Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

    Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

    Lưu ý:

    – Trường hợp người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp thì mức bình quân được tính trên tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

    Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019

    Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

    Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

    Theo quy định pháp luật, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng người lao động được hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, đối với người hưởng lương theo lương cơ sở thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở, từ 1/7/2018 lương cơ sở là 1.390.000 đồng; đôi với người lao động hưởng lương theo lương tối thiểu vùng thì mức tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

    Thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2019

    Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

    Theo quy định pháp luật, người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng cho đền 36 tháng thì được hưởng 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp, từ năm thứ tư trở đi mỗi một năm đủ 12 tháng được hưởng thêm 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp nữa nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cụ thể:

    • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 1 năm đến đủ 3 năm = 03 tháng thất nghiệp.
    • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 4 năm = 04 tháng thất nghiệp.
    • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 5 năm = 05 tháng thất nghiệp.
    • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm = 12 tháng thất nghiệp.
    • Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 năm trở lên = 12 tháng thất nghiệp.

    Như vậy, bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 5 tháng thì bạn được hưởng 5 tháng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi tháng bạn sẽ được hưởng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Có thể thấy, số tiền trợ cấp thất nghiệp hiện nay không phải nhiều nhưng cũng không quá ít đủ để người lao động trang trải trong thời gian thất nghiệp, tìm kiếm công việc mới.

    (Nguồn. Luật Việt Nam)


  • Đề xuất bỏ giới hạn làm thêm giờ trong tháng

    Đề xuất bỏ giới hạn làm thêm giờ trong tháng

    Ngày 29-8, trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT tháng 8-2018, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết theo kết quả khảo sát được Viện Công nhân và Công đoàn tiến hành với trên 3.000 người lao động (NLĐ) tại 150 doanh nghiệp (DN) đủ các loại hình ở 25 tỉnh, thành phố có tới hơn 50% NLĐ phải làm thêm giờ mới đủ trang trải cuộc sống.

    Lamthemgio

    Theo dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi một trong những nội dung được quan tâm là đề xuất nâng thời giờ làm thêm tối đa trong năm. “Cá nhân tôi đồng ý với việc bãi bỏ quy định giới hạn làm thêm giờ trong tháng hoặc nới thời gian làm thêm để giải quyết khó khăn thực tế của DN khi có chu kỳ sản xuất đột xuất, thời vụ như: sản xuất bánh trung thu, ngành dệt may, chế biến thủy sản… Tuy nhiên, cùng với việc bãi bỏ quy định này cần bổ sung quy định lương làm thêm giờ phải được tính lũy tiến theo số giờ làm thêm. Chẳng hạn khi NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường và đến 30 giờ trong tháng được trả ít nhất 150%; từ trên 30 giờ trong tháng trở lên được trả ít nhất 200%. Có như vậy mới buộc được các DN phải tính toán trước khi huy động lao động làm thêm giờ, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho NLĐ” – ông Quảng nói.

    Theo ông Quảng, trên thế giới khoảng 30 nước có giới hạn làm thêm giờ. Mặc dù quy định trần giờ làm thêm ở Việt Nam còn thấp hơn nhưng thực tế quỹ thời gian làm việc tối đa của NLĐ lại cao hơn một số nước trong khu vực. NLĐ đang làm việc 48 giờ/tuần và giờ chính thức làm việc trong năm là 2.320 giờ trong khi Hàn Quốc số giờ làm việc này chỉ là 1.880 giờ

    Nguồn:nld.com.vn

  • 10 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

    10 Điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi

    Bộ luật Lao động(BLLĐ) mới nhất được ban hành ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Tại Bộ luật này, có rất nhiều điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây LuatVietnam giới thiệu 10 điểm quan trọng nhất của Bộ luật Lao động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

    1. Chỉ được thử việc 01 lần

    – Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưngchỉ được thử việc 01 lầnđối với một công việc.

    Thời gian thử việc tối đa:

    + Không quá 60 ngày (đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên);

    + Không quá 30 ngày (đối với công việc cần trình độ trung cấp);

    + Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    – Doanh nghiệp yêu cầu lao động thử việc quá 01 lần hoặc quá thời gian quy định bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

    – Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Lương trong thời gian thử việc của NLĐ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    – Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ thấp hơn 85% mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    Luong Thu Viec

    Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức (Ảnh minh họa)

    3. 03 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho NLĐ kết quả thử việc

    Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ:

    Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động ngay với người lao động.

    Nếu không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

    Điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động, sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 02 -05 triệu đồng.

    4. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của NLĐ

    Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định, doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng (Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

    5. Thời gian làm việc

    – Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (Điều 104 Bộ luật Lao động 2012)

    – Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định (khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

    Thoi Gian Lam Viec
    Thời gian làm việc không quá 40 tiếng/tuần (Ảnh minh họa)

    6. Lương chính thức không thấp hơn lương tối thiểu vùng

    Từ năm 2018, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP. Cụ thể, như sau:

    – Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng.

    – Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng.

    – Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng.

    – Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng.

    Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạttừ 20 – 75 triệu đồngtùy thuộc vào mức độ vi phạm.

    Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Đáng chú ý, mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đãchốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019.

    7. Tiền lương làm thêm giờ

    Theo Bộ luật Lao động, NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% lương; vào ngày nghỉ hằng tuần được hưởng 200%; vào ngày lễ, Tết được hưởng 400% lương (Điều 97, Điều 115 – Bộ luật Lao động năm 2012).

    Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm được trả lương: Ngày thường = 210%; ngày nghỉ hàng tuần = 270%; ngày lễ, Tết = 390%.

    Doanh nghiệp trả lương làm thêm giờ thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

    Tham khảo, cách tính tiền làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tếttại đây.

    8. Người lao động được trả lương đúng hạn, đầy đủ

    Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ nguyên tắc trả lương cho người lao động: Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn

    Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

    Luong Thuong
    Chậm trả lương người lao động được nhận thêm tiền lãi (Ảnh minh họa)

    9. Lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ “đèn đỏ”

    Theo BLLĐ 2012, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong 01 tháng.

    Đáng chú ý, doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút ngày “đèn đỏ” sẽ bị phạt. Cụ thể, mức phạt xem.

    10. Cấm phạt tiền, cắt lương NLĐ thay cho xử lý kỷ luật lao động

    Bộ luật Lao động 2012 nhấn mạnh cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

    Trên đây là 10 quy định của Bộ luật Lao động mới nhất người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình. Quý khách hàng của LuatVietnam có thể tra cứu tất cả văn bản lĩnh vực LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG.

    Nguồn: Luatvietnam.vn

  • Chính sách Lao động – Tiền lương có hiệu lực giữa tháng 8-2018

    Chính sách Lao động – Tiền lương có hiệu lực giữa tháng 8-2018

    (NLĐO)- Từ giữa tháng 8-2018, một số chính sách Lao động – Tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực.

    Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

    Thông tư 05/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 88/2018/NĐ-CP.

    Theo đó, hướng dẫn cách tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7/2018 với 04 nhóm đối tượng sau đây:

    – Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, NLĐ, quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

    Bhxh 15244967106941240771745

    – Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

    – Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 6-5-2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

    – Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

    Mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH của 4 nhóm đối tượng trên từ tháng 7-2018 = Mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng 6-2018 x 1,0692.

    Thông tư 05 có hiệu lực từ ngày 15/8/2018.

    Tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc

    Theo Thông tư 08/2018/TT-BNV thì mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu nghỉ việc (đã làm tròn số) từ ngày 1-7-2018 sẽ được điều chỉnh như sau:

    – Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 1.846.000 đồng/tháng x 1,0692 = 1.974.000 đồng/tháng.

    – Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên Thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã: 1.786.000 đồng/tháng x 1,0692 = 1.910.000 đồng/tháng.

    – Đối với các chức danh còn lại: 1.653.000 đồng/tháng x 1,0692 = 1.768.000 đồng/tháng.

    Thông tư 08 có hiệu lực từ ngày 15-8-2018 và thay thế Thông tư 04/2017/TT-BNV, các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 1-7-2018.

    Tăng lương cho sĩ quan quân đội từ ngày 1-7-2018

    Thông tư 88/2018/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ NSNN trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (có hiệu lực từ 12-8-2018).

    Theo đó, vì mức lương cơ sở mới tăng lên 1.390.000 đồng từ ngày 1-7-2018, cho nên lương cấp bậc quân hàm sĩ quan cũng được tăng theo cho phù hợp.

    Một số bậc quân hàm sĩ quan có mức lương tăng trên 700.000 đồng từ 1-7-2018 bao gồm:

    – Đại tướng: 14.456.000 đồng (tăng 936.000 đồng);

    – Thượng tướng: 13.622.000 đồng (tăng 882.000 đồng);

    – Trung tướng: 12.788.000 đồng (tăng 828.000 đồng);

    – Thiếu tướng: 11.954.000 đồng (tăng 774.000 đồng);

    – Đại tá: 11.120.000 đồng (tăng 720.000 đồng);

    Các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 1-7/2018.

    Theo nld.com..vn. K.An Ành: HOÀNG TRIỀU