Thẻ: thẻ bhxh

  • 6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    6 chính sách BHXH, BHYT áp dụng từ 2020

    Danh sách 6 chính sách BHXH – BHYT áp dụng từ 2020 như sau:

    1. Chậm nhất đến ngày 1-1-2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào Điểm g Khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).

    2. Đến năm 2020, Cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước (Khoản 2 Điều 9 Luật BHXH 2014 ).

    3. Từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH 2014). Hiện nay, lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    6 Chinh Sach BHXH BHYT Ap Dung Tu Nam 2020

    4. Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH (Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).

    5. Người lao động tham gia BHXH từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014).

    6. Đến năm 2020, theo chính sách BHXH ban hành, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH (Khoản 2 Điều 96 Luật BHXH 2014).

    (Nguồn. nld.com.vn)

  • Ai chịu trách nhiệm khi thẻ BHYT bị khóa?

    Ai chịu trách nhiệm khi thẻ BHYT bị khóa?

    Đại diện Công ty CP Sài Gòn Food (huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: “Thẻ BHYT cấp cho người lao động (NLĐ) mắc bệnh dài ngày được sử dụng bao lâu? Doanh nghiệp đang có NLĐ mắc bệnh dài ngày nhưng thẻ BHYT lại bị khóa trong khi cơ quan BHXH cho biết khi nào duyệt hồ sơ ốm đau thì mới khám chữa bệnh lại được. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi NLĐ không sử dụng được thẻ BHYT để khám chữa bệnh?“.

    BHXH TP HCM trả lời:

    Điểm 2.3 khoản 2 điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định NLĐ nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (theo quy định của bộ trưởng Bộ Y tế) là đối tượng tham gia BHYTdo tổ chức BHXH đóng.

    Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH, khi đơn vị lập hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo phiếu giao nhận hồ sơ 201, cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT cho NLĐ (thuộc đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng) có thời hạn tối đa 6 tháng.

    Sau thời hạn 6 tháng mà NLĐ tiếp tục được cơ quan BHXH duyệt ốm đau do mắc bệnh dài ngày thì cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ tương ứng với thời gian được duyệt ốm đau. Trường hợp đơn vị không nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau (phiếu giao nhận hồ sơ 201) kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của NLĐ thì đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Ai Se Chiu Trach Nhiem Khi The BHYT Bi Khoa

    Thời gian qua, khi rà soát cấp thẻ BHYT cho đối tượng ốm đau dài ngày, cơ quan BHXH phát hiện nhiều NLĐ không được duyệt chế độ ốm đau do mắc bệnh dài ngày nhưng vẫn sử dụng thẻ BHYT của đối tượng ốm dài ngày.

    Do đó, cơ quan BHXH đã gửi công văn cho đơn vị yêu cầu rà soát. Trường hợp NLĐ từ tháng 1-2019 trở đi chưa được duyệt chế độ ốm đau dài ngày, cơ quan BHXH sẽ cắt thẻ BHYT từ ngày 1-5-2019. Vì vậy, nếu đơn vị có đối tượng ốm dài ngày bị khóa thẻ BHYT, đề nghị liên hệ BHXH nơi quản lý để xác định nguyên nhân khóa thẻ và có hướng dẫn cụ thể.

    (Nguồn. nld.com.vn)