Thẻ: ngành quản trị nguồn nhân lực

  • Tìm hiểu về chuyên ngành quản trị nhân lực

    Tìm hiểu về chuyên ngành quản trị nhân lực

    Ngành quản trị nhân lực được ví như “chìa khóa” cho sự thành công, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Là giải pháp quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả, tạo động lực cho nguồn lực lao động và tham mưu chiến lược về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở mảng nhân sự.

    Nhất là khi yếu tố con người ngày càng được đề cao trong nền kinh tế tri thức ngày nay, thì ngành quản trị nhân lực càng quan trọng hơn nữa.

    Nganh Quan Tri Nhan Luc Quanlynhansu

    Công việc chuyên môn của ngành

    • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn lao động của doanh nghiệp
    • Thực hiện hoạch định, thu hút nguồn nhân lực và tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
    • Xây dựng chính sách động viên, đãi ngộ, thực hiện duy trì nguồn lao động
    • Đánh giá và kiểm soát các hoạt động phân tích, thiết kế công việc, quản lý hiệu quả làm việc của doanh nghiệp

    Cơ hội nghề nghiệp

    Hiện nay, hầu hết các tổ chức/ doanh nghiệp đều có phòng nhân sự, là nơi xây dựng và áp dụng các nguyên tắc đã đề ra vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Người theo đuổi ngành quản trị nhân lực có thể ứng tuyến vào các vị trí sau:

    • Hành chính nhân sự
    • Chuyên viên quản lý đào tạo
    • Chuyên viên tuyển dụng
    • Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương
    • Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự
    • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
    • Chuyên viên nghiên cứu và dự báo thị trường lao động
    • Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng
    • Tư vấn viên về tổ chức nhân sự cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu…
    • Đặc biệt, trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường, việc, trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo.

    Nganh Quan Tri Nhan Luc Quanlynhansu1

    Những tố chất cần có để theo đuổi ngành quản trị nhân lực

    Ngành quản trị nguồn nhân lực chú trọng yêu cầu bạn cần hội tụ đủ nhiều tố chất, kỹ năng nghề nghiệp thực tế hữu ích cho công việc như:

    • Có tầm nhìn chiến lược, có tầm nhìn bao quát mọi mặt, không ngừng học hỏi, khám phá những cái mới, hiện đại, đưa ra những chính sách hợp lý nhất
    • Đánh giá và định hướng đúng năng lực, khả năng, tạo điều kiện đào tạo, phát huy điểm mạnh của nhân viên.
    • Tận tâm với công việc, cống hiến hết mình, biết lắng nghe, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của người lao động để gắn kết các bộ phận làm việc trong cùng tổ chức, giải quyết xung đột giữa các nhân viên, tạo động lực nâng cao năng suất làm việc.

    >>> Tìm hiểu thêm: Quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0

  • 5 Yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự

    5 Yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự

    Ngành nhân sự (Human Resource) hiện đang là ngành nghề được quan tâm nhất ở giới trẻ hiện nay. Song, theo khảo sát hơn 80% đều được lựa chọn tình cờ bởi không có sự đam mê và không biết rằng mình hợp với loại ngành nghề gì, một tỉ lệ nhỏ trong đó thú nhận “có người trong ngành hậu thuẫn” phía sau.

    Vậy với tình hình hiện tại, các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn gì? Các yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự cần phải có là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Những năm gần đây, ngành nhân sự được ửng hồ rất nhiều từ các bạn trẻ, theo thống kê từ Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, gần 15% sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm ngành nhân sự (có thể khác chuyên ngành theo học), nhưng hơn phân nữa số sinh viên lại không biết rằng ngành mình đang theo đuổi sẽ làm những công việc gì.

    Danh sách công việc mà một nhân viên nhân sự cần thực hiện:

    Đối với sinh viên theo ngành Quản trị nhân sự (Personnel Management):

    • Lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên, sàng lọc và đánh giá
    • Tạo hợp đồng lao động và lập các quyết định nhân sự
    • Chấm công và quyết toán lương

    >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự CoreHRM

    Marketshare

    Đối với sinh viên theo học ngành Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management):

    • Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên
    • Lập kế hoạch tiến hành chiêu mộ và phát triển nhân tài
    • Xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên
    • Tư vấn chiến lược nhân sự…

    ==> Đây chính là những công việc tối thiểu mà một người làm ngành nhân sự cần phải đáp ứng.

    Nganh Quan Tri Nhan Su

    5 yêu cầu cơ bản của ngành nhân sự :

    • Có tài thu phục nhân tâm

    Dựa vào tên ngành “nhân sự” chúng ta cũng đã biết rằng, đây là ngành chuyên sâu về con người nên người trong ngành phải thật sự khéo léo và có kỹ năng mềm tốt để phục vụ cho mục đích tuyển dụng nhân lực chất lượng nhất cho doanh nghiệp.

    • Linh hoạt trong xử lý tình huống

    Làm việc trực tiếp với con người chính là tính chất của ngành nhân sự. Cũng vì thế mà những tình huống khó xử luôn phát sinh và không tránh khỏi trong công việc. Điều này đòi hỏi người làm nhân sự phải linh hoạt, khéo léo trong quá trình xử lý tình huống, để dàn xếp ổn thỏa những mâu thuẫn, làm hài lòng đôi bên, duy trì môi trường thân thiện, vui vẻ.

    • Kiến thức chuyên sâu đa lĩnh vực

    Chỉ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chỉ phù hợp với các ngành nghề khác. Đối với ngành nhân sự, việc hiểu biết về tất cả những kiến thức xoay quanh công việc và đời sống sẽ giúp bạn tăng thêm điểm tích cực đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các kiến thức về chuyên ngành kinh doanh, luật pháp, tài chính, marketing… là vô cùng cần thiết.

    • Đam mê tâm lý học và phát triển con người

    Đam mê tâm lý học và phát triển con người là yêu cầu quan trọng, cần thiết đối với những sinh viên định hướng theo học quản trị nguồn nhân lực. Các nhà tuyển dụng thành công là có thể phát triển nguồn lực tiềm tàng bên trong mỗi người, để trở thành nhà quản trị bạn cần phải có kỹ năng này để thiết kế và hiện thực những chương trình, dự án hay chính sách thích hợp để phát triển và bồi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp.

    • Có kỹ năng lãnh đạo

    Yếu tố” kỹ năng lãnh đạo” thực sự cần thiết đối với những người định hướng theo học ngành Quản trị nhân sự. Bởi lẽ những người theo chuyên ngành này đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong công ty, tập đoàn như Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự,… – những công việc đòi hỏi óc tổ chức và giám sát để thực hiện những dự án, hoạt động mang tính chất vĩ mô. Bởi vậy, “kỹ năng lãnh đạo” được coi là một trong năm yêu cầu cơ bản của ngành Nhân Sự.

    Song, tất nhiên không ai là giỏi xuất sắc hoặc là biết mọi thứ hoàn toàn như bài viết đã nêu, nhưng hãy giữ cho bản thân một tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi để luôn là nhân viên sáng giá trong mắt các nhà tuyển dụng cũng như cuộc sống. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp các bạn định hướng được một phần con đường mình đang và sẽ đi.

    (Nguồn. Internet)