Thẻ: đóng bhyt

  • 5 chính sách lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh

    5 chính sách lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh

    Từ tháng 7-2020, mức lương cơ sở sẽ thêm 110.000 đồng, từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng /tháng.

    Nội dung này được nêu tại Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 93,37% đại biểu tham gia tán thành. Mức tăng trên sẽ tác động tới nhiều chính sách lương hưu, BHXH, BHYT theo hướng có lợi cho người lao động.

    1. Tăng mức hưởng lương hưu thấp nhất

    Theo Khoản 5 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. (trừ một số trường hợp quy định riêng).

    Như vậy, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất nêu như trên sẽ là 1,6 triệu đồng/tháng, tính từ ngày 1-7-2019.

    Chính sách lương hưu, BHXH năm 2020

    2. Tăng mức thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh BHYT

    Theo Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ở mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh nếu thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

    Sau ngày 1-7-2020, mức hỗ trợ chi phí 100 % như nêu trên khi mức chi phí khám thấp hơn 240.000 đồng (1.600.000 đồng x 15 % = 240.000 đồng).

    3. Tăng “trần” 20 tháng đóng BHXH bắt buộc

    Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu mức lương đóng BHXH cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

    Như vậy, sau ngày 1-7-2020, mức trần tối đa đóng BHXH bắt buộc sẽ là: 32.000.000 đồng (20 x 1.600.000 đồng = 32.000.000 đồng)

    4. Tăng mức đóng BHYT tối đa

    Theo Khoản 2, Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

    Như vậy, mức đóng BHYT trên của người lao động từ ngày 1/7/2020, sẽ là: 1,5 x 16.000.000 đồng = 24.000 đồng/tháng.

    5. Tăng mức đóng BHYT của các thành viên theo hộ gia đình

    Theo Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

    Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    Như vậy, từ ngày 1-7-2020, mức đóng của người thứ 1 tăng lên 72.000 đồng/tháng (4,5 x 1.600.000 đồng = 72.000 đồng). Đồng thời, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    Điều kiện để thẻ BHYT của NLĐ có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020

    BHXH TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 2618/BHXH-QLT về việc cấp thẻ BHYT cho người lao động, học sinh và sinh viên.

    Theo đó, để thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ 1-1-2020 các đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:

    – Các đơn vị sử dụng lao động đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN phát sinh của năm 2019 trước ngày 31-12-2019 để thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Nếu các đơn vị để nợ quỹ BHXH, BHYT, BHTN thì ngoài việc thẻ BHYT không có giá trị còn bị thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, truy tố theo quy định của pháp luật.

    – Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo:

    + Nộp tiền và hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019 – 2020 trước ngày 31-12-2019.

    + Nộp tiền trước ngày 31-12-2019 và nộp hồ sơ trong tháng 1-2020 trong trường hợp lập Danh sách tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) không kịp do số lượng HSSV tham gia lớn.

    – Đối với các đối tượng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý:

    + Hoàn tất việc đối chiếu và thanh toán tiền mua thẻ BHYT năm 2019 trước ngày 31-12-2019;

    + Lập Danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D03-TS) có giá trị sử dụng từ ngày 1-1-2020 trong tháng 12/2019 để cấp, phát thẻ BHYT đến tay người tham gia trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

    Dieu Kien De The BHYT Co Gia Tri

    LƯU Ý:Trường hợp đơn vị lập và nộp tiền không đúng với thời gian quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT của người tham gia thì đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có phát sinh chi phí khám, chữa bệnh.

    (Nguồn. Báo người lao động)

  • 17 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động

    17 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động

    Theo dự kiến, từ 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Đây không chỉ là niềm vui của riêng cán bộ, công chức, viên chức mà còn là sự mong chờ của hàng nghìn lao động tại các doanh nghiệp hiện nay.

    Theo quy định của pháp luật, lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ bảo hiểm. Chính vì vậy, tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động từ 01/7/2020 khi lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng sẽ không hề nhỏ. Cụ thể:

    Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

    Stt

    Nội dung

    Mức tăng

    Căn cứ pháp lý

    1

    Tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối đa

    Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.

    Nếu mức lương này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

    >> Tăng từ 2,384 triệu đồng/tháng lên 2,56 triệu đồng/tháng.

    Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    2

    Tăng mức đóng BHYT tối đa

    Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, trong đó, mỗi tháng, người lao động đóng 1,5%.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 480.000 đồng/tháng.

    Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH

    3

    Tăng mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình

    Người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

    >> Mức đóng của người thứ 1 tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 72.000 đồng/tháng, do đó, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

    Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    4

    Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

    Người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

    >> Tăng số tiền cùng chi trả từ 8,94 triệu đồng lên 9,6 triệu đồng mới được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

    Điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    17 Tac Dong Cua Viec Tang Luong Co So

    Tác động của việc tăng lương cơ sở

    Tăng mức hưởng các loại trợ cấp, phụ cấp

    Stt

    Nội dung

    Mức tăng

    Căn cứ pháp lý

    1

    Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

    Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày.

    Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    2

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

    Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

    >> Tăng từ 2,98 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng.

    Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    3

    Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày.

    Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    4

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 – 31%

    Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 7,45 triệu đồng lên 08 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 800.000 đồng.

    Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    5

    Tăng mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên

    Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 480.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 32.000 đồng.

    Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    6

    Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần

    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    7

    Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 53,64 triệu đồng lên 57,6 triệu đồng.

    Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    8

    Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

    Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình.

    >> Tăng từ 372.500 đồng/ngày lên 400.000 đồng/ngày.

    Mức hưởng 1 ngày bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    >> Tăng từ 596.000 đồng/ngày lên 640.000 đồng/ngày.

    Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    9

    Tăng mức lương hưu thấp nhất

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    10

    Tăng mức trợ cấp mai táng

    Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

    >> Tăng từ 14,9 triệu đồng lên 16 triệu đồng.

    Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    11

    Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

    Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 800.000 đồng/tháng.

    Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

    >> Tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên 1,12 triệu đồng/tháng.

    Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

    12

    Tăng mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế

    – Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu):

    + Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh.

    >> Tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

    + Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

    – Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng.

    – Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 3,725 triệu đồng lên 04 triệu đồng.

    – Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

    + Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.

    >> Tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.

    + Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

    >> Tăng từ 745.000 đồng lên 800.000 đồng.

    Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    13

    Tăng cơ hội được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

    Người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí cho 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

    >> Chi phí dưới 240.000 đồng (hiện tại là 223.500 đồng) thì được thanh toán 100% chi phí.

    Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ – CP

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ ngày 1-7

    Những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ ngày 1-7

    Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng; tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành.

    Nhung Thay Doi Ve So Tien Dong BHXH BHYT

    Vì vậy, kể từ ngày 1-7-2019 thì số tiền đóng BHYT và BHXH bắt buộc của một số đối tượng sau cũng có sự thay đổi đáng kể sau đây:

    1. Số tiền đóng BHYT:

    – Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 4.5% * 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng).

    – Số tiền đóng BHYT theo hộ gia đình:

    + Người thứ nhất: 4.5% * 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (tăng 4.500 đồng/tháng).

    + Người thứ hai: 70% * 67.050 = 46.935 đồng/tháng (tăng 3.150 đồng/tháng).

    + Người thứ ba: 60% * 67.050 = 40.230 đồng/tháng (tăng 2.700 đồng/tháng).

    + Người thứ tư: 50% * 67.050 = 33.525 đồng/tháng (tăng 2.250 đồng/tháng).

    + Từ người thứ năm trở đi: 40% * 67.050 = 26.820 đồng/tháng (tăng 1.800 đồng/tháng).

    2. Số tiền đóng BHXH:

    – Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất:

    8% *1.490.000 = 119.200 đồng/tháng (tăng 8.000 đồng/tháng).

    – Số tiền tối đa đóng BHXH đối với NLĐ, người hưởng tiền lương do Nhà nước quy định.

    Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHXH là:

    1.490.000 * 20 = 29.800.000 đồng

    Như vậy, số tiền tối đa đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động theo quy định nêu trên là:

    1.490.000 x 20 x 8% = 2.384.000 đồng/tháng (tăng 60.000 đồng).

    Hiện hành, mức đóng BHYT và BHXH nêu trên được quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Điều 89 Luật BHXH 2014.

    (Nguồn. Người lao động)