Thẻ: địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp

  • Phải có xác nhận của doanh nghiệp cũ mới được trợ cấp thất nghiệp?

    Phải có xác nhận của doanh nghiệp cũ mới được trợ cấp thất nghiệp?

    Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là cách duy nhất để người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Và sắp tới, người lao động còn phải bổ sung xác nhận của doanh nghiệp cũ vào bộ hồ sơ này?

    Bổ sung xác nhận của doanh nghiệp vào hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Trước đây, theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

    – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

    – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc, quyết định thôi việc, sa thải, kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Sổ bảo hiểm xã hội.

    Tuy nhiên, khi Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CPcó hiệu lực, người lao động sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ như:

    – Xác nhận của người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động, trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động, thời điểm và lý do mất việc làm.

    – Trường hợp không có bất cứ văn bản nào của người sử dụng lao động xác nhận việc chấm dứt hợp đồng thì phải có đề nghị chấm dứt hợp đồng có xác nhận của công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp, trong đó xác định thời điểm và lý do chấm dứt hợp đồng.

    Ho So De Nghi Huong Tro Cap That Nghiep

    Không có nhu cầu hưởng cũng phải nộp đơn đề nghị

    Việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn không có gì thay đổi so với trước đây. Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.

    Tuy nhiên, điểm nổi bật đáng chú ý khác ở Dự thảo này ngoài quy định nêu trên là việc bổ sung khoản 2a của Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

    Theo đó, trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị hưởng, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ.

    Quy định này nhằm dự phòng trường hợp người lao động có thay đổi về nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đã tìm được việc ngay sau khi nộp hồ sơ.

    Dự thảo Nghị định này đang trong thời gian chờ thông qua.

    (Nguồn. Luatvietnam)

  • Địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

    Địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

    noi dang ky nhan bao hiem that nghiep

    Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hồ Chí Minh

    1. Trung tâm dạy nghề Quận 2:
    145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2: phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức

    2. Trung tâm dạy nghề Tân Bình: 456 Trường Chinh, phường 13, Tân Bình.
    Số điện thọai liên lạc: 028.38101947

    3. Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân
    637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân : phục vụ người lao động các quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
    Điện thoại: 028.22243691

    4. Liên đoàn Lao động Quận 7
    314, Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7: phục vụ người lao động quận 7, huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
    Điện thoại: 028.38728737

    5. Văn phòng Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh
    153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh: phục vụ người lao động các quận 1,3,4,5,8,10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò vấp.
    Điện thoại: 028.38406154 Số lẻ 101, 122
    Phòng Hành chánh: 028.35147186
    Phòng Xử lý QĐ: 028.35147187

    6. Trường trung cấp nghề Củ Chi
    Đường Nguyễn Đại Năng – KP 1, thị trấn Củ Chi: phục vụ người lao động huyện Củ Chi.
    Điện thoại: 028.22243693

    7. Trường trung cấp nghề Thủ Đức
    17 Đường số 8, P.Linh Chiểu, Quận Thủ Đức : phục vụ người lao động các quận 2, 9, Thủ Đức.
    Điện thoại: 028.37228171

    8. Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn
    146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc Môn : phục vụ người lao động huyện Hóc Môn, quận 12.
    Điện thoại: 028.22243692

    Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội

    * Các địa chỉ tiếp nhận hồ sơ khác:
    1. Nhà E6B ngõ 33, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    ĐT : 024.3869.1401. máy lẻ 14.
    2. Số 144 phố Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
    ĐT : 024.3.382.9082
    3. Phòng Lao động TBXH Thị xã Sơn Tây.
    (Số 5 phố Phó Đức Chính, phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội)
    ĐT : 024.33.832.004.
    4. Phòng Lao động TBXH huyện Hoài Đức
    (Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội)
    ĐT : 024.33.662.537
    5. Phòng Lao động TBXH huyện Thanh Trì
    (Số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội)
    ĐT : 024.3.861.1038
    6. Địa điểm giao dịch tại quận Long Biên
    (Số 562 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội)
    ĐT : 024.3.674.0595.
    7. Trung tâm dạy nghề huyện Sóc Sơn
    (Đường An Ninh, thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
    ĐT : 024.2.2468.928

    Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng

    Đối với người lao động làm việc, sinh sống, mong muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Đà Nẵng thì có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa chỉ sau:

    1. 21 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

    Điện thoại: 0236 3550 222

    2. 278 Âu Cơ, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Điện thoại: 0236 3740 260
    Nguồn Internet